Vĩnh Phúc: Làng nghề truyền thống đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Là khái niệm cơ bản của luật pháp thời phong kiến, 'Hồi tỵ' hiểu theo chữ Hán có nghĩa là tránh/né đi. Một người được bổ làm quan ở một địa phương, nhưng nếu nơi này có anh em, bà con hoặc quan hệ thân thích thì phải báo cáo cấp trên để chuyển đổi đi nơi khác. Nếu không, khi có cáo giác sẽ bị khép thành tội.
Trần Thái Tông đã nêu lên tấm gương nhập thế vì lợi ích của nước của dân và để lại quan điểm Thiền học vừa thâm trầm vừa khoáng đạt cho cháu đích tôn của mình là vua Trần Nhân Tông sau này.
Đây là vị vua từng gả vợ mình cho người cận thần có công cứu giá trong trận giao chiến chống kẻ thù xâm lược.
Không mấy người dân biết đến bảo vật quốc gia duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc có tên gọi Tháp gốm men Chùa Trò, cho đến khi nghệ nhân Kiều Đức Thưởng phục dựng, tái tạo thành sản phẩm văn hóa độc đáo.
Yêu mến giá trị văn hóa truyền thống của tháp gốm men chùa Trò và tháp Bình Sơn, nghệ nhân Kiều Đức Thưởng đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu, sản xuất và phục dựng lại 2 di sản này thành sản phẩm lưu niệm du lịch độc đáo. Ngoài giá trị kinh tế, các sản phẩm góp phần quảng bá nét đẹp, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đến người dân và du khách khi đến Vĩnh Phúc.
Trên địa bàn Hà Nội mỗi ngày vẫn có hàng trăm lượt người di chuyển trên các chuyến phà lưu thông qua sông Hồng, vì vậy việc bảo đảm an toàn cho người dân trước, trong và sau mỗi chuyến đi là vô cùng cần thiết.
Việc đảm bảo an toàn cho các em học sinh trước khi lên các phương tiện đò ngang di chuyển đến trường hay sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết. Vì thế, lực lượng CSGT Hà Nội thường xuyên triển khai công tác kiểm tra đột xuất tại các bến khách ngang sông, nhắc nhở các em học sinh những kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy đồng thời xử lý nghiêm vi phạm.
Cũng vì kiểu mua bán lạ đời như vậy mà Thiều Quang Ánh (1997, trú H. Thanh Chương, Nghệ An)- chủ cửa hàng ĐTDĐ Ánh Mobi tại số 257-Trần Thủ Độ (P. Điện Nam Bắc, TX Điện Bàn, Quảng Nam) đã bị Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) lập hồ sơ để xử lý về hành vi: 'Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có'.
Ông không chỉ là người có vai trò quyết định với cơ nghiệp nhà Trần mà còn để lại những giai thoại về tính chính trực, liêm minh mà ít người có.
Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang. Đây là bước tiến mới, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của di tích.
Trong bối cảnh hội nhập, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bền vững.
Bằng đam mê và tâm huyết, nghệ nhân Kiều Đức Thưởng mong muốn gìn giữ, quảng bá hình ảnh bảo vật quốc gia đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Bảo tồn di tích, di sản văn hóa theo hình thức phục hồi, phát huy, nhân ra nhiều bản mới từ Bản gốc, bằng những loại nguyên vật liệu tự nhiên khác nhau, nhằm mục đích phục dựng đầy đủ đường nét hoa văn của cổ vật, mà vẫn giữ nguyên giá trị nghệ thuật của những cổ vật, là một hoạt động khoa học nhằm bảo vệ nghề truyền thống cũng như những dấu tích vật chất, những giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của di sản.
Gần ngàn năm trước, triều Lý có Tô Hiến Thành nổi tiếng thanh liêm, cương trực. Khi vua Lý Anh Tông băng hà, hoàng tử trưởng là Lý Long Xưởng hư hỏng, vua có di chiếu lập hoàng tử Lý Long Cán lúc này mới 3 tuổi lên ngôi (tức vua Lý Cao Tông), đã giao cho ông làm phụ chính.
Vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần được vợ - vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, nhưng về sau bị đại thần ép phải ly dị để lấy chị dâu đang mang bầu.
Đã có thời, nhà chùa là nơi Thượng hoàng nhà Trần sử dụng làm trường thi để tổ chức kì thi Thái học (như thi Hội), để chọn tiến sĩ.
Trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cuối thời kỳ nhà Lý, vị thái sư này đã ép vua phải nhường ngôi cho con gái và phải lên chùa đi tu.
Cuối thời nhà Trần, một vị ăn chơi trác tàng mở sòng bạc ngay trong cung để thỏa mãn thú vui hưởng lạc của bản thân, bỏ bê việc triều chính.
Đầu năm 1226, bà Trần Thị Dung chính thức cải giá lấy người mình yêu là Thái sư Trần Thủ Độ, bà được tôn xưng là Linh từ Quốc mẫu.
Thôn Ngừ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi đặt lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264), nhân vật lịch sử có công sáng lập ra triều Trần.
Trong ân oán giữa nhà Lý và nhà Trần thì câu chuyện về lời nguyền của Lý Huệ Tông trước khi tự sát tạo ra nhiều 'ám ảnh'.
Ông là đại công thần của nhà Trần. Một tay ông cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ.
Ông là vị quan nổi tiếng nghiêm khắc, từng ban thưởng cho người tố cáo mình và không cất nhắc người thân.
Theo sách 'Đại Việt sử ký toàn thư', 6 tuổi, ông lấy vợ và lập hoàng hậu.
Ông là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn và là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị.
Ông là đại công thần của nhà Trần. Một tay ông cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ.
Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là người đoạt vương vị cho nhà Trần. Đây là người 'đạo diễn' cho một sự thay đổi triều đại; cũng là người mang trọng trách gánh vác Hoàng triều Trần thời kỳ đầu, mở ra một vương triều huy hoàng trong cả việc giữ nước, chống giặc ngoại xâm, lẫn việc xây dựng đất nước. Ông còn là bậc thầy về quân sự, với lòng trung quân, ái quốc tột độ, với sự cai trị đất nước nghiêm minh.
Trần Thái Tông - vị vua mở đầu cho Hoàng triều nhà Trần lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi nhưng tạo nên một sự nghiệp huy hoàng trong cả lĩnh vực quân sự, lẫn chính trị và kinh tế. Nhiều yếu tố để tạo nên thời kỳ rực rỡ này.