Trong cuộc gặp Tổng thống Ai Cập hôm qua (10/07), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng cùng với Ai Cập thúc đẩy việc sớm chấm dứt chiến sự ở Dải Gaza và hướng tới một giải pháp lâu dài cho vấn đề Palestine.
Ngày 10/7, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, nhằm thảo luận về hợp tác giữa hai bên.
Sau nhiều năm đối đầu căng thẳng tại khu vực biên giới, Ấn Độ và Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu muốn cải thiện quan hệ song phương. Tuy vậy, giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều rào cản và thách thức chưa thể tháo gỡ.
Ngày 6/7, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 17, Tổng thống Nga Putin tuyên bố các nước thành viên của BRICS đã vượt qua G7 về tổng GDP, đồng thời đang tăng cường sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch của khối.
Bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và eo biển Hormuz những tháng gần đây đã làm nổi bật một nghịch lý trong chính sách ngoại giao năng lượng của Mỹ.
Trong bối cảnh đối mặt với áp lực trừng phạt từ phương Tây, Nga và Trung Quốc đang đẩy mạnh vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Đây được coi là hướng đi quan trọng để giảm thiểu rủi ro và mở rộng không gian hợp tác toàn diện.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như một yếu tố then chốt trong nỗ lực đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine.
Ngoại trưởng Abbas Araqchi gửi thư tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres, kêu gọi công nhận Mỹ và Israel là hai quốc gia khởi phát xung đột nhằm vào Iran.
Trong khi Nga bắt đầu chuyển giao 3 khẩu đội S-400 đầu tiên vào tháng 12/2021, thì 2 khẩu đội cuối cùng, mỗi khẩu đội gồm 118 tên lửa, vẫn chưa tới tay New Delhi.
Cuộc thảo luận nhằm chuyển giao lô S-400 thứ hai, sau khi New Delhi nhận 3 hệ thống tên lửa đất đối không di động do Nga sản xuất vào năm 2018.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này và Nga đã thảo luận về việc cung cấp hệ thống tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-30 MKI cũng như thiết bị quân sự.
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Thanh Đảo (Trung Quốc), ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã có cuộc gặp song phương quan trọng với người đồng cấp Nga Andrey Belousov, tập trung thảo luận các vấn đề then chốt về hợp tác quốc phòng.
Ấn Độ nhấn mạnh với Trung Quốc việc quản lý biên giới và đạt được một giải pháp lâu dài cho vấn đề phân định biên giới bằng cách khôi phục các cơ chế đã có về vấn đề này; coi đây là cơ sở để khôi phục hoàn toàn quan hệ song phương.
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?
Mặc dù Ấn Độ tuyên bố từ chối ký vào tuyên bố chung do bất đồng về các nội dung chống khủng bố, song Trung Quốc hôm qua (26/6) vẫn khẳng định Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tổ chức tại Thanh Đảo cùng ngày đã 'thành công tốt đẹp'.
Ngày 26/6, Ấn Độ đã từ chối ký Tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được tổ chức ở Thanh Đảo, Trung Quốc do bất đồng về các nội dung chống khủng bố.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước SCO nhất trí cần tiếp tục củng cố và mở rộng lòng tin quân sự, tăng cường hợp tác thực tiễn.
Các lãnh đạo quốc phòng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) họp tại Thanh Đảo, bàn về ổn định toàn cầu, thách thức mới và vai trò của SCO trong thế giới biến đổi.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Dong Jun, kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo quốc phòng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 'thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn để cùng nhau bảo vệ môi trường cho sự phát triển hòa bình'.
Theo kênh CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Aziz Nasirzadeh đã tới Trung Quốc – đối tác ngoại giao và kinh tế then chốt – trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi cuộc đụng độ quân sự kéo dài 12 ngày với Israel.
Trung Quốc tiếp đón bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bao gồm Nga và Iran, tại một cuộc họp ở thành phố ven biển Thanh Đảo. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông vừa lắng xuống và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhất trí tăng mạnh chi tiêu quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân có cuộc họp chung với người đồng cấp Iran và Nga tại thành phố ven biển Thanh Đảo hôm 26-6.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Aziz Nasirzadeh cho biết, Iran gần đây đã bị tấn công và bày tỏ lòng biết ơn Trung Quốc vì đã hiểu và ủng hộ lập trường chính đáng của Iran.
Trung Quốc không đứng về bên nào trong xung đột ở Trung Đông, mà đang tính toán kỹ lưỡng để bảo vệ đầu tư và quyền lực mềm toàn cầu.
Ngoại trưởng Lavrov tiết lộ Nga đã âm thầm đề xuất giải pháp khủng hoảng Trung Đông từ lâu, nhưng phản hồi từ các bên chỉ dừng lại 'trên giấy'.
Được xem như một bước chuyển chiến lược nhằm định hình quan hệ đối ngoại khu vực Á - Âu trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang biến động mạnh, Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á lần thứ hai vừa diễn ra tại Astana (Kazakhstan), đã đạt được một loạt nhận thức quan trọng.
Cuộc điện đàm ngày 19/6 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kéo dài khoảng một giờ đồng hồ, trong đó tình hình căng thẳng ở Trung Đông là chủ đề chính. Ngoài ra, hai lãnh đạo cũng thảo luận về hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada.
SPIEF 2025 tiếp tục quy tụ khoảng 20.000 đại biểu từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, bất chấp căng thẳng địa chính trị chưa hạ nhiệt. 'Diễn đàn Davos Nga' năm nay không chỉ chứng kiến sự hiện diện của các đồng minh truyền thống, mà tiếp tục có mặt các đại diện doanh nghiệp phương Tây, cho thấy sức hút của kinh tế Nga vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ.
Trung Á đang nổi lên như một không gian địa chính trị cạnh tranh ngày càng rõ nét giữa các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và Mỹ. Diễn đàn Trung Á - Trung Quốc tổ chức tại Kazakhstan ngày 17-18/6 không chỉ là một sự kiện ngoại giao định kỳ, mà phản ánh sâu sắc những biến chuyển mang tính chiến lược trong cấu trúc quyền lực khu vực. Vậy đâu là cơ hội, đâu là thách thức, và Trung Á đang dịch chuyển về phía ai?
Một số nhà khoa học Nga tại Đại học Kỹ thuật quốc gia Omsk đang tiên phong nghiên cứu một công nghệ mới khi chiết xuất chất béo từ vi sinh vật. Nghiên cứu này được đánh giá có thể thay đổi cách nhân loại tiếp cận nguồn lipid trong tương lai, giảm sự lệ thuộc vào mỡ động vật hay dầu thực vật truyền thống.
Trong các ngày 16-18/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Astana, Kazakhstan, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á lần thứ hai với 5 nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.
Trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang sau các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran, Ấn Độ đã không tham gia tuyên bố chung của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (gọi tắt là SCO) lên án hành động quân sự này, mà khẳng định lập trường độc lập và trung lập của mình.
Trong trường hợp khẩn cấp và cần sự hỗ trợ, công dân tại Israel liên hệ qua đường dây nóng của Đại sứ quán thông qua các số điện thoại +972-55-502-5616; +972-52-727-4248; +972-50-878-3373.
Lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế tiếp tục cảnh báo hậu quả nghiêm trọng từ cuộc xung đột leo thang nhanh chóng giữa Israel và Iran, đồng thời kêu gọi các bên liên quan đối thoại để giải quyết bất đồng.
Sau nhiều năm tuyên bố mạnh mẽ về năng lực phòng không, chính quyền Iran đã để lộ điểm yếu rõ rệt khi không thể bảo vệ không phận quốc gia trước đòn tấn công của Israel.
Từ các cuộc tấn công bằng UAV đến chiến tranh bất đối xứng, Iran có nhiều cách để trả đũa Israel. Liệu Tehran sẽ chọn phương án nào để lấy lại thể diện?
Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông' - mặc dù triển vọng dài hạn của sự xoay trục này vẫn còn chưa chắc chắn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khởi động chuyến công du nước ngoài lần thứ ba trong năm nay vào tuần tới.
Các nhà nghiên cứu AI nghi ngờ một phần dữ liệu trong phiên bản mới của DeepSeek có thể đến từ Gemini - Google.
Điện Kremlin lưu ý rằng phía Nga sẽ không công khai nội dung các dự thảo văn kiện mà các bên dự kiến trao đổi đồng thời giải thích các cuộc đàm phán cần được tiến hành theo phương thức họp kín.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 28/5, Phiên họp toàn thể của Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh với sự tham gia của hơn 129 đoàn đại biểu từ 105 quốc gia thành viên ASEAN, BRICS, SCO, SNG, Liên đoàn các quốc gia Arab, CSTO và các tổ chức quốc tế khác đã diễn ra tại thủ đô Moskva, LB Nga.
Tổng thống Putin cho biết cơ sở để tạo ra một hệ thống an ninh phổ quát ở khu vực Á-Âu có thể là các hình thức tương tác như SCO, EAEU hay Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 nhấn mạnh cần phải đưa khu vực Á - Âu thành một không gian hòa bình và ổn định.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan, hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân, từ lâu đã lâm vào trạng thái bế tắc. Dù duy trì được một lệnh ngừng bắn mong manh, hai bên vẫn kẹt trong vòng xoáy căng thẳng, thiếu lòng tin và đối đầu trên nhiều mặt trận.
Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của các đại diện cấp cao về vấn đề an ninh khai mạc tại thủ đô Mátxcơva (Liên bang Nga) ngày 27/5, với sự góp mặt của hơn 125 phái đoàn từ hơn 100 quốc gia.
Trong một thế giới đang ngày càng phân mảnh và đối đầu, ASEAN vẫn duy trì vị thế đặc thù của một 'chủ thể tầm trung ôn hòa', có tiềm năng gắn kết và hòa giải trong một thế giới đang phân mảnh.
Trong một động thái đáng chú ý, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif mới đây đã kêu gọi nước láng giềng đối thoại để giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước.
Hội đồng An ninh Nga ngày 26/5 xác nhận, chính quyền mới Afghanistan tham gia lần đầu diễn đàn an ninh tại Nga, mở ra cơ hội hợp tác an ninh khu vực và quốc tế.
Hơn 125 phái đoàn từ hơn 100 quốc gia trên khắp Nam và Đông Bán cầu, cùng với đại diện từ 14 tổ chức quốc tế, sẽ tham dự diễn đàn thường niên của Nga về an ninh toàn cầu, Hội đồng An ninh Nga cho biết.
Liên bang Nga đã gửi lời mời đến Mỹ và một số quốc gia không thân thiện tham dự diễn đàn quốc tế lần thứ 13 về các vấn đề an ninh, sẽ được tổ chức tại Moskva vào cuối tháng 5.
Hội đồng An ninh Nga cho biết có hơn 125 phái đoàn quốc tế sắp tới Nga tham dự hội nghị an ninh thường niên, tập trung vào việc tăng cường hợp tác quốc tế.