Sau hơn 3 tháng thi công, nhà công vụ cho giáo viên Trường THCS và THPT Đakrông gồm 3 phòng ở khép kín, đầy đủ tiện nghi đã hoàn thành.
Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông đã có nhiều khởi sắc. Đây là kết quả từ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cả hệ thống chính trị cơ sở, sự chung tay, góp sức của Nhân dân nơi đây.
Với phương châm: 'Không để ai bị bỏ lại phía sau', cùng với hệt hống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong cả nước, nhiều năm qua, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội,P hòng Giao dịch NHCSXH huyện Đakrông không ngừng nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở huyện miền núi, biên giới.
Từ những quả chuối lùn đến từng sản phẩm dệt thổ cẩm, phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng cao của tỉnh Quảng Trị đang dần bước ra khỏi cái bóng lam lũ trước kia, tự tin làm chủ cuộc sống nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo và sự tiếp sức từ các chính sách đúng đắn, kịp thời.
Các địa phương ở Quảng Trị thay đổi tên xã gắn với số 1,2,3... thành những tên mới mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
Đúng với tên gọi 'Địa chỉ tin cậy cộng đồng' (ĐCTCCĐ), nhiều mô hình can thiệp cộng đồng trong khuôn khổ Dự án 8 'Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã tạo ra được sự tin tưởng, là chỗ dựa tâm lý bảo vệ phụ nữ và trẻ em vùng DTTS&MN trước những vấn đề xã hội còn tồn tại ở địa phương. Thông qua những địa chỉ này, người dân dần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cá nhân trong việc tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, góp phần tạo nên những miền quê yên bình, đáng sống.
Với mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và giữ vững mức sinh đồng đều giữa các vùng, địa phương, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương ở Quảng Trị đã nỗ lực và phối hợp chặt chẽ để thực hiện có hiệu quả 'Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030' trên địa bàn tỉnh.
Trong cái mộc mạc, giản dị của núi rừng Đakrông, có một người phụ nữ lặng thầm góp phần làm đổi thay nhận thức, xóa bỏ định kiến giới vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ đồng bào Pa Kô nơi đây. Chị là Hồ Thị Hằng, Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Rụt, huyện Đakrông.
Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao (VHTT-TDTT) huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy phong trào thể dục - thể thao trên địa bàn. Trong những năm qua, trung tâm đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thể chất cho người dân địa phương.
Để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, được sự hỗ trợ của Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai hỗ trợ phụ nữ DTTS ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sau 3 năm triển khai, Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' đã phát huy vai trò chủ trì của hội LHPN tỉnh, huyện; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan để triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội để nữ giới và nam giới dân tộc thiểu số thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực, giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS&MN, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi vùng cao Quảng Trị.
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Trị Nguyễn Long Hải vừa ký ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn coi trọng công tác chăm lo, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, xem đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Với nỗ lực lớn, Ban Chỉ đạo tỉnh đang tiến hành những phần việc để đến ngày 30/8/2025 hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Xác định cải cách hành chính (CCHC) theo cơ chế một cửa là khâu then chốt trong lộ trình CCHC, thời gian qua, xã Tà Rụt, huyện Đakrông đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận phục vụ hành chính công, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Nhiều trường học có học sinh dân tộc đã tiếp nối, làm 'sống' lại văn hóa đồng bào để giữ gìn bản sắc, tránh mai một.
Chăm sóc người có công với cách mạng là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị, trong đó chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng luôn được Đảng bộ, chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm và chỉ đạo triển khai thực hiện. Thực hiện Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số21), UBND tỉnh gửi tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ xây nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn tỉnh tại kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh khóa VIII sắp tới.
Sau những tháng ngày tìm hiểu, được gia đình đôi bên đồng ý, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô nên vợ, nên chồng. Họ được ông bà, bố mẹ, người thân thực hiện phong tục, nghi lễ cưới hỏi rất độc đáo. Trong đó, văn mun (của hồi môn) được người Pa Kô chuẩn bị đầy đủ với mong muốn tương lai con cháu có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
Sau khi thu hoạch xong mùa màng, chuẩn bị đón xuân mới, tùy từng dòng họ mà người Pa Kô ở miền Tây tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ nối dây ân linh thần núi. Đây là một lễ tục độc đáo đã có từ hàng trăm năm trước của người Pa Kô, như một nghĩa cử tri ân thần núi che chở cho dân làng bình an.
Xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ vậy, mặt bằng dân trí, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Lão nghệ nhân Kray Sức lớn lên và đắm mình trong văn hóa Pa Kô. Như rừng xanh vang tiếng, ông nuôi nấng một mong ước cho văn hóa của dân tộc mình còn mãi, cho người già lưu luyến, cho người trẻ tự hào và tiếp nối.
Hưởng ứng đợt cao điểm 450 ngày thực hiện phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát (tháng 10-2024), Quảng Trị đã và đang nỗ lực để chung sức cùng cả nước đạt mục tiêu trong năm 2025. Trong tinh thần lan tỏa ấy, lực lượng Công an Quảng Trị đã 'lăn xả' vào nhiệm vụ chứa chan nghĩa tình này. Đó là góp sức xây tặng 200 căn nhà an toàn, vững chắc cho hộ nghèo, khó khăn của 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) từ kinh phí Bộ Công an hỗ trợ. Lòng dân phấn khởi, nhà mới khang trang, làng bản cũng vì thế đẹp thêm bội phần.
Ngày 5-1, Đồn Biên phòng (ĐBP) A Vao, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho hay, sức khỏe của sản phụ Hồ Thị Léc (1984, trú thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông) và con gái chào đời nặng 3,5kg ổn định sau ca sinh đặc biệt.
Đang dùng xe của đơn vị chở sản phụ lên bệnh viện để sinh con, lái xe là Đại úy Lê Văn Thắng và chồng của sản phụ đã quyết định thực hiện ca sinh cho chị Léc ngay trên chiếc xe, khi sản phụ đã có dấu hiệu sinh nở.
Ngày 4/1, Thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng A Vao, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, đã kịp thời hỗ trợ cho một sản phụ chuyển dạ, sinh con ngay trong xe của đơn vị khi đang trên đường di chuyển từ thôn Pa Ling, xã A Vao, ĐaKrông ra trung y tế cơ sở 2 Tà Rụt, huyện ĐaKrông, Quảng Trị.
Một sản phụ ở tỉnh Quảng Trị vừa được các chiến sỹ biên phòng nơi đây hỗ trợ đến viện, tuy nhiên khi đang di chuyển thì chuyển dạ và sinh ngay trên xe.
Cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng A Vao, Bộ độ Biên phòng tỉnh Quảng Trị vừa kịp thời hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ, sinh ngay trong xe của đơn vị khi đang trên đường di chuyển đến trung tâm y tế.
Hôm nay 4/1, Thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị vừa cho biết, đã kịp thời hỗ trợ cho một sản phụ chuyển dạ, sinh ngay trong xe của đơn vị khi đang trên đường di chuyển từ thôn Pa Ling, xã A Vao, Đakrông ra Trung y tế cơ sở 2 Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị.
Công an huyện Đakrông, Công an tỉnh Quảng Trị vừa bắt giữ một thanh niên tàng trữ trái phép hàng trăm viên ma túy tổng hợp.
Ngày 29/12, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, Công an huyện Đakrông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang đối tượng về hành vi 'Tàng trữ trái phép chất ma túy'.
Năm 2024, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị đạt nhiều kết quả quan trọng, mang tính định hướng, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Từ ngày 14 đến ngày 16/12, tại Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị chủ trì phối hợp các Ban, Bộ, ngành Trung ương và UBND 16 tỉnh, thành phố tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.
Trong quá trình phát triển KT-XH nhanh, rộng, hệ thống pháp luật đang hoàn thiện, bổ sung để đáp ứng xu thể phát triển nhưng vẫn chưa bao quát hết để điều chỉnh các mối quan hệ của đời sống xã hội phát sinh hằng ngày của từng cộng đồng dân cư. Trong khi đó, thực tiễn xã hội luôn đặt ra nhiều vấn đề trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người. Các cộng đồng dân cư đã xây dựng hương ước, quy ước để quy định các vấn đề trong đời sống xã hội. Nhằm thúc đẩy các địa phương xây dựng hương ước, quy ước đạt chất lượng cao, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí xây dựng và thực hiện trong lĩnh vực này của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục và bảo tồn. Những mô hình trồng cây chuối lùn được phát triển và nhân rộng không chỉ góp phần lưu giữ nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị có rất nhiều món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Trong đó, Târ lốq (cá suối nướng ống tre) là một trong những món ngon được người dân lựa chọn đưa vào thực đơn vào những dịp lễ, Tết...
Phát huy tinh thần 'Tuổi cao, gương sáng', những năm qua, hội viên Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Đakrông không chỉ gương mẫu trong thực hiện các phong trào, hoạt động của địa phương mà còn tích cực phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hội viên đã trở thành điển hình trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là tấm gương sáng trong lao động, sản xuất để con cháu noi theo.
Những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (DCOCS) và đạt được những kết quả tích cực, góp phần mở rộng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị về phát triển KT-XH, thực hiện đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững. Tuy nhiên, do điều kiện là một huyện còn nhiều khó khăn, dân trí thấp nên vấn đề thực hiện quy chế dân chủ có lúc, có nơi đạt kết quả không như mong muốn. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác thực hiện DCOCS, HĐND huyện Đakrông đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 14/11/2024 về các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Đakrông.
HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết về việc cho ý kiến về đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đến năm 2045, xây dựng Tà Rụt thành khu đô thị mới đa ngành, đa lĩnh vực.
Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến khá tích cực. Người lao động đã biết tranh thủ các cơ hội để có việc làm, trong đó xu hướng lựa chọn các công ty trong nước để làm việc ngày càng được nhiều thanh niên người DTTS hướng đến.
Để đạt được mục tiêu thay đổi 'nếp nghĩ, cách làm' lạc hậu từ bao đời đã ăn sâu trong ý thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung và phụ nữ vùng cao nói riêng thì việc cần làm thiết thực nhất là xây dựng các mô hình mà trong đó người phụ nữ được nâng cao vai trò như khả năng phát triển kinh tế và hỗ trợ tối đa cho phụ nữ thay đổi nhận thức, biết cách tự vươn lên để làm chủ cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG).
Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.
Ngày 20-11, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện chủ trương của Trung ương, Chính phủ và Đề án của Bộ Công an về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ dân bị thiệt hại do thiên tai và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, Công an tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát triển khai xây dựng 150 căn nhà tại huyện Đakrông bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng đối tượng.
Ngày 19-11, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết, vừa bắt giữ vụ vận chuyển ma túy từ địa bàn miền núi ra ngoại tỉnh.
Dù cơ quan chức năng đã tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với các hộ dân làm dịch vụ tiếp nước mui xe tự phát dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (tỉnh Quảng Trị), nhưng hiện vẫn còn tồn tại 10 điểm vi phạm. Những điểm tiếp nước mui xe tự phát này tồn tại đang gây mất an toàn giao thông (ATGT) trên tuyến.
Thời gian qua, những trí thức tiêu biểu người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng, là 'cầu nối' giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn. Phóng viên Báo Quảng Trị đã gặp gỡ, trao đổi với những trí thức tiêu biểu để hiểu rõ hơn những đóng góp thầm lặng của họ.
Nhằm 'tiếp sức' cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển sản xuất, thời gian qua, huyện Đakrông đã huy động các nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sáng nay 12/11, tại tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với các Tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình 'Tiến về phía trước' giai đoạn 2023-2024; bàn kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2024-2025 theo hình thức trực tuyến.
Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.
Cuộc sống của nhiều hội viên phụ nữ vùng cao Đakrông đã đổi thay tích cực kể từ khi tham gia mô hình tiết kiệm vốn vay thôn, bản (TKVVTB). Chị em biết cách tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, nhờ đó kinh tế gia đình ngày càng khởi sắc; vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng được nâng cao.
Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về 'Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn ở nhà hoặc ít cơm với muối ớt đến điểm trường lẻ A Pul, A Liêng, Tà Rụt trong làn sương mây trắng đục như sữa thấm vào núi đá, phả hơi lạnh tê cóng ngấm vào da thịt. Hay những lần cùng đồng nghiệp 'tim đập, chân run' băng qua chiếc cầu tre tạm bợ vượt dòng sông Đakrông đục ngầu cuồn cuộn chảy trong mùa mưa lũ để vào bản A Liêng bám trường, bám lớp.
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có một số xã biên giới giáp nước bạn Lào. Với địa hình đồi núi chia cắt hiểm trở cùng tuyến Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và Quốc lộ 15D nối khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay đi qua địa bàn, nhiều đối tượng đã lợi dụng đặc điểm này để hoạt động vi phạm pháp luật. Trước thực tế này, Công an huyện Đakrông đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp đấu tranh hữu hiệu với các loại tội phạm, đặc biệt tội phạm về ma túy.
Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Qua đó, tạo nguồn lực, động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế đối với miền núi nói chung và đồng bào DTTS nói riêng.