Trong cảnh báo được đưa ra vào đầu tuần này, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, hồ, sông và tầng chứa nước đang bị suy thoái ở một nửa số quốc gia trên khắp thế giới. Tình trạng này đe dọa sức khỏe, sinh kế của hàng tỷ người và dự kiến, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong thập kỷ này.
Trước tình hình khan hiếm nước, Ấn Độ đã có nhiều chính sách quản lý nguồn tài nguyên này hiệu quả để phát triển bền vững, trong đó có việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo bảng xếp hạng Impact Rankings 2024 do tổ chức Times Higher Education (THE) công bố mới đây, các trường đại học New Zealand được công nhận đứng đầu thế giới về hướng tiếp cận giáo dục bền vững và bình đẳng.
Các trường đại học New Zealand đứng đầu thế giới về trách nhiệm quản lý bền vững theo bảng xếp hạng Times Higher Education Impact Rankings (đại học có tầm ảnh hưởng) năm 2024.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, tại Diễn đàn Nước Thế giới đang diễn ra ở Bali, lần đầu tiên, các vấn đề về nước được đưa ra bàn thảo ở cấp độ nguyên thủ quốc gia. Đặc biệt là lĩnh vực tài chính cho các vấn đề về nước được đặt ra ở nhiều cuộc họp chuyên đề từ cấp ngành đến cấp bộ, cấp địa phương đến cấp quốc gia.
BAT Việt Nam đang áp dụng Hệ thống làm việc tích hợp (Integrated Work System - IWS) phân tích tổn thất hàng năm và các sáng kiến khác, giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng nước, đồng thời tăng tỷ lệ tái sử dụng nước tái chế.
Luật Tài nguyên Nước năm 2012 đã được thực hiện hơn 10 năm qua, mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của toàn xã hội trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Theo báo cáo mới được Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) công bố, với tốc độ tiến bộ hiện tại, khu vực sẽ chỉ đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2062, tức là sẽ chậm 32 năm so với kế hoạch. Báo cáo về tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững năm 2024 chỉ ra những thách thức dai dẳng về đói nghèo, bất bình đẳng giới và giữa các địa phương là những nút thắt chính.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Cầm - Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang, để triển khai thành công các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của nhiệm kỳ cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam về phát triển bền vững từ nay tới năm 2030, cần chú trọng tiến hành đồng bộ các giải pháp. Trong đó, quan tâm tới phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ; huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững và đẩy mạnh cải cách hệ thống an sinh xã hội.
Thời gian tiến tới các SDG không còn nhiều và trước những bộn bề ngổn ngang thách thức, Việt Nam sẽ về đích với những bước đi vững chắc, tinh thần 'hành động' và ý chí không lùi bước.
Chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vừa qua tái khẳng định thông điệp Việt Nam tích cực thực hiện SDGs và thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ.
Rà soát quốc gia tự nguyện (VNRs) được xem là một cơ chế để theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát riển bền vững (SDGs) trên phạm vi toàn cầu. Sau đúng 5 năm thực hiện báo cáo lần thứ nhất, Việt Nam vừa trình bày VNR lần thứ hai tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF) tại Hoa Kỳ vào ngày 14/7 vừa qua.
Phát biểu tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam cam kết tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung để không một cá nhân, một quốc gia nào bị tụt hậu trong tiến trình này.
Phát biểu trong Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (HLPF) vừa diễn ra tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội của Việt Nam nỗ lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với phương châm cốt lõi 'không ai bị bỏ lại phía sau' và đã đạt được những thành tựu nhất định.
Ngày 17/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, chiều 14/7 (giờ New York, Hoa Kỳ), tại Trụ sở chính của Liên hợp quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF) - đã trình bày Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023 của Việt Nam.
Cùng với việc tham dự Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có các cuộc làm việc với các cơ quan Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ nhằm thúc đấy hợp tác đổi mới sáng tạo và công nghệ; xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao…
Từ ngày 13-17/7, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có chuyến đi thăm và làm việc tại Mỹ. Tại đây, Bộ trưởng đã tham dự Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF), làm việc với một số cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp của nước này.
Phiên trình bày 6 giải pháp để Việt Nam thực hiện thành công SDGs tại Liên hợp quốc đã nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Thông cáo báo chí đi kèm với Đánh giá An ninh nước toàn cầu nêu rõ thế giới còn xa mới đạt Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 6 về việc đảm bảo mọi người đều được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh.
Với thông điệp 'Thúc đẩy sự thay đổi', Ngày nước thế giới năm nay (22/3/2023) được đưa ra nhằm khuyến khích mọi người thay đổi cách sử dụng, khai thác và quản lý nguồn nước một cách hiệu quả trong cuộc sống của mình, đặc biệt hơn là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh môi trường.
Với chủ đề là 'Accelerating Change' - 'Thúc đẩy sự thay đổi', Ngày Nước thế giới 22/3 nhằm kêu gọi bảo vệ tài nguyên nước để tạo ra sự khác biệt bằng cách thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày.
Dù 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, thế giới vẫn đang phải vật lộn với việc tiếp cận nước sạch.
Sẽ diễn ra tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, Mỹ từ ngày 22/3 – 24/3, Hội nghị về Nước năm 2023 của LHQ đang được đón đợi như là 'cơ hội ngàn năm có một' để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
Tờ The Diplomats đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu cao cấp Soumya Bowmick với tựa đề 'Một quỹ đạo khó khăn của kinh tế Bangladesh' nói về những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế Nam Á này.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động ngành nước sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia.
Ban tổ chức cuộc thi Khám phá Khoa học số ASEAN 2022 vừa công bố kết quả chung cuộc với giải nhất thuộc về hai sinh viên đến từ Đại học RMIT Việt Nam.
Mới chỉ có xấp xỉ 35% hộ dân ở nông thôn được tiếp cận nước máy. Doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào nước sạch vì giá thành thấp, ít được điều chỉnh trong khi rủi ro cao...
Ngày 9/2, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP. Hà Nội phát thông tin cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án Trốn thuế xảy ra tại Trung tâm phát triển sáng tạo xanh Green ID.