BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện cam kết bảo tồn, quản lý nguồn nước

BAT Việt Nam đang áp dụng Hệ thống làm việc tích hợp (Integrated Work System - IWS) phân tích tổn thất hàng năm và các sáng kiến khác, giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng nước, đồng thời tăng tỷ lệ tái sử dụng nước tái chế.

Trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc, “Nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người” là SDG số 6, đang trên đúng lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra tại Việt Nam. Dù vậy, thời gian gần đây, câu chuyện “miền Tây khát nước” vì tình trạng thiếu nước sạch do hạn, mặn một lần nữa gióng lên “hồi chuông báo động” về vấn đề nguồn nước sạch. Hình ảnh người dân tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long xách từng can nước sạch về sử dụng, sông suối cạn nước, rừng khô cỏ cháy... càng khắc họa rõ nét vai trò của nguồn nước đối với đời sống, môi trường và xã hội.

SDG 6 về nước sạch đang trên đúng lộ trình đạt mục tiêu đề ra tại Việt Nam. Ảnh: Sustainable Development Report

SDG 6 về nước sạch đang trên đúng lộ trình đạt mục tiêu đề ra tại Việt Nam. Ảnh: Sustainable Development Report

Là một phần quan trọng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đóng góp trong công tác quản lý nguồn nước. Nhiều doanh nghiệp khẳng định, đây cũng là hoạt động giúp đảm bảo sự liền mạch và bền vững trong hoạt động vận hành, sản xuất; xem quản lý nguồn nước là trọng tâm của chương trình phát triển kinh doanh, khi hoạt động canh tác là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị của những đơn vị này.

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu “kép” vừa duy trì sản xuất vừa bảo tồn nguồn nước, các doanh nghiệp ưu tiên tập trung nghiên cứu và triển khai các sáng kiến về cắt giảm lượng nước sử dụng và tăng cường tái chế, tái sử dụng nguồn nước trong các hoạt động của chuỗi vận hành tại doanh nghiệp.

 BAT Việt Nam chú trọng vào việc quản lý nguồn nước thông qua áp dụng IWS và phân tích thất thoát trong chuỗi vận hành. Ảnh: BAT Việt Nam

BAT Việt Nam chú trọng vào việc quản lý nguồn nước thông qua áp dụng IWS và phân tích thất thoát trong chuỗi vận hành. Ảnh: BAT Việt Nam

Một trong những doanh nghiệp chú trọng vào việc quản lý nguồn nước nổi bật là BAT Việt Nam. Trong hoạt động vận hành, doanh nghiệp đã và đang áp dụng Hệ thống làm việc tích hợp (Integrated Work System - IWS) và phân tích tổn thất hàng năm, giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội để tối ưu hóa việc sử dụng nước, đồng thời tăng tỷ lệ tái sử dụng nước tái chế.

Theo báo cáo của doanh nghiệp, trong năm 2023 vừa qua, BAT Việt Nam đạt được những kết quả tích cực: cắt giảm 31% lượng nước sử dụng từ thủy cục và tăng 33% lượng nước tái sử dụng so với năm 2017; trung bình hàng năm giảm hơn 5.000m2 nước sử dụng từ thủy cục; tăng tương ứng lượng nước tái sử dụng thông qua các hoạt động liên tục và thường xuyên về tối ưu hóa nguồn nước.

Đồng thời, nhà máy liên doanh BAT - Vinataba tại Đồng Nai của doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận Quản lý Nguồn nước Hiệu quả do Liên minh Quản lý Nguồn nước (Alliance for Water Stewardship - AWS) công nhận.

 Nhà máy BAT - Vinataba tại Đồng Nai đạt chứng nhận AWS. Ảnh: BAT Việt Nam

Nhà máy BAT - Vinataba tại Đồng Nai đạt chứng nhận AWS. Ảnh: BAT Việt Nam

Trong năm 2024, BAT Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu cắt giảm 32% lượng nước sử dụng từ nguồn và tăng 34% lượng nước được tái chế so với năm 2017. Những cam kết và nỗ lực này hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu về quản lý nguồn nước của BAT Việt Nam vào năm 2025, đó là: cắt giảm 35% tổng lượng nước sử dụng từ nguồn (so với năm 2017), tái sử dụng 35% lượng nước, và 100% các nhà máy sản xuất của BAT Việt Nam đạt được chứng nhận AWS.

Trên toàn chuỗi giá trị, BAT Việt Nam tiếp tục hợp tác người nông dân vùng trồng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để bảo tồn tài nguyên nước. Trong năm 2023, cũng là năm thứ ba triển khai hệ thống này, diện tích áp dụng tưới nhỏ giọt ở Tây Nguyên của các nông dân trong chuỗi cung ứng của BAT Việt Nam đạt 1.167ha, giúp tiết kiệm 1,26 triệu mét khối nước.

BAT hợp tác với người nông dân trong việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để bảo tồn tài nguyên nước. Ảnh: BAT Việt Nam

BAT hợp tác với người nông dân trong việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để bảo tồn tài nguyên nước. Ảnh: BAT Việt Nam

Trong năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng cấp hệ thống tưới nhỏ giọt để đạt 1.748ha áp dụng, dự kiến giúp tiết kiệm 1,8 triệu mét khối nước ở mỗi vụ mùa so với các phương pháp tưới theo luống truyền thống.

Ngoài ra, vào Ngày Thế giới nước sạch năm nay, BAT Việt Nam hợp tác cùng 2 nhóm tình nguyện môi trường là Sài Gòn Xanh và Biên Hòa Xanh để hỗ trợ công tác dọn rác, làm sạch kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai.

Doanh nghiệp thông qua đối tác trao tặng những thiết bị bảo hộ cá nhân, dụng cụ vệ sinh trong việc hỗ trợ hoạt động “giải cứu” 30 kênh rạch, sông ngòi trong năm 2024 tại TP.HCM và Đồng Nai - nơi BAT Việt Nam đang hoạt động.

BAT Việt Nam đồng hành nhóm tình nguyện môi trường làm sạch kênh rạch, góp phần bảo tồn tài nguyên nước. Ảnh: BAT Việt Nam

BAT Việt Nam đồng hành nhóm tình nguyện môi trường làm sạch kênh rạch, góp phần bảo tồn tài nguyên nước. Ảnh: BAT Việt Nam

Đậu Linh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/bat-viet-nam-no-luc-thuc-hien-cam-ket-bao-ton-quan-ly-nguon-nuoc-2276844.html