Ngày 16/6/2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1686/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Thanh Hóa có 166 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 147 xã và 19 phường) sau sắp xếp.
Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.
Sơn Điện (Quan Sơn) là xã có nhiều cảnh đẹp, thơ mộng, người dân nơi đây còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống từ nhà ở, trang phục đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Đó là những yếu tố quan trọng để địa phương phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Bộ VH,TT&DL đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư 'Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái'.
Dự án nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng...
Từ vùng đất nghèo khó, vợ chồng chị Lương Thị Lực ở bản Xuân Sơn đã vượt qua thử thách, xây dựng mô hình nuôi cá tầm thành công nhờ nguồn nước tự nhiên sạch, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân Sơn Điện...
Không quản ngại nắng mưa, với tinh thần 'Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên', tuổi trẻ huyện Quan Sơn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa chung tay cùng chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 22).
Khu Xa Mang là điểm lẻ thuộc Trường Mầm non Sơn Điện 1, xã Sơn Điện (Quan Sơn). Nơi đây cách điểm trường chính 12 km, cách trung tâm xã khoảng 15km, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn.
Khi người dân còn đang loay hoay chuyện giá bán không tương xứng công sức trồng, thu hoạch, thì nhiều diện tích nứa, vầu bị chết (khuy), ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập. Câu chuyện về ổn định giá nguyên liệu của hai loại cây trồng chủ lực này ở huyện vùng biên Quan Sơn vẫn chưa có hồi kết.
Nằm sâu trong vùng núi của huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), bản Tân Sơn từng là một trong những địa phương nghèo khó nhất.
Thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Quan Sơn xuất hiện tình trạng luồng, nứa, vầu bị chết khô (hay còn gọi là bị khuy). Đặc biệt có những khu vực rừng bị khuy trên diện tích rộng, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn huyện và tiềm ẩn rất lớn nguy cơ gây cháy rừng khi thời tiết đang vào cao điểm mùa nắng nóng.
Nhiều năm qua, bản Tân Sơn (xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vẫn còn đói nghèo. Tuy nhiên, chỉ ít năm trở lại đây, cùng với những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân… Tân Sơn nay đã khác.
HĐND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Nghị quyết số 644/NQ- HĐND ngày 09/4/2025 về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, có 12 tuyến đường, 9 phố được đặt tên như sau;
Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, huyện Quan Sơn đã tích cực triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025 (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 22).
Nhằm từng bước hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở, đưa văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, những năm qua, huyện Quan Sơn luôn quan tâm xây dựng trung tâm văn hóa và học tập cộng đồng (VH&HTCĐ) thôn, bản, khu phố. Các thiết chế văn hóa phần nào đã đáp ứng nhu cầu của Nhân dân về sinh hoạt cộng đồng, hưởng thụ văn hóa, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương.
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện miền núi Quan Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, họ đã 'truyền lửa' vào các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Vào tháng 11 hằng năm, cùng với chương trình 'Tình nguyện mùa đông', 'Xuân tình nguyện' đã được các cấp bộ đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) trong tỉnh triển khai sôi nổi tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh. Với những hoạt động cụ thể, thiết thực, 'Xuân tình nguyện' 2025 sau khi khởi động đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia, nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Trên địa bàn huyện Quan Sơn có hơn 80km đường biên giới ở 6 xã, gồm: Tam Thanh, Tam Lư, Mường Mìn, Sơn Điện, Na Mèo và Sơn Thủy giáp với các huyện Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Nhằm tăng cường tình hữu nghị đoàn kết giữa Nhân dân khu vực biên giới, cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang, nhất là các đồn biên phòng trên địa bàn đã tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, thường xuyên phối hợp bảo vệ đường biên, cột mốc, cùng nhau bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới.
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) không chỉ góp phần giải quyết việc làm, thu hút ngoại tệ, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực mà còn bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Vì vậy, ngoài việc giữ vững những thị trường truyền thống, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao đang được các đơn vị chức năng và người lao động hướng đến.
Đã qua cái thời 'cơm chưa đủ ăn, áo không đủ mặc', bản Tân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) giờ đây đang khoác trên mình diện mạo mới..
Dọc hai bên đường đến với vùng đất Quan Sơn, hoa đào, hoa mận đã nở bừng ngây ngất, che khuất từng mỏm đá nhọn sắc thâm trầm. Xong việc đồi nương, lúa ngô ngủ yên trong nhà, tết la đà chạm tới. Bà lão ngồi bậc thềm ngôi nhà cũ, đáy mắt vời vợi, rưng rưng. Trẻ nhỏ ríu rít đùa chơi bên suối, tiếng cười vang vọng giữa không gian...
Nhân dịp Việt Nam đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, Đoàn Công an huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Trung tá Xay Xa Vát, Phó trưởng Công an huyện làm trưởng đoàn đã đến chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Nhiều ngày qua nước thượng nguồn sông Luồng từ Lào chảy vào Thanh Hóa có hiện tượng đổi màu đỏ gạch. Hiện cơ quan chức năng đang lấy mẫu phân tích.
Khi những cành đào đua nhau khoe sắc, cũng là lúc mọi người gác lại công việc đi chợ sắm tết. Những phiên chợ tết ngày cuối năm trở nên rực rỡ sắc màu, không chỉ là nơi giao thương, mà còn là bức tranh lưu giữ nét văn hóa truyền thống tự bao đời của người dân Việt.
Những ngày cuối năm 2024, chúng tôi đến thăm Trạm kiểm lâm Na Mèo, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn. Trạm có 4 cán bộ, kiểm lâm viên được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 29 nghìn ha rừng thuộc các xã Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Điện. Các anh kiểm lâm viên Trạm kiểm lâm Na Mèo chia sẻ: Địa bàn các xã do trạm quản lý có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng, trong khi đó lực lượng kiểm lâm còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế được giao.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đối với các nhóm này không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, mà còn gia tăng đáng kể giá trị cho vùng nguyên liệu dồi dào của xứ Thanh.
Những năm qua, bên cạnh sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, các chương trình, dự án lớn đã và đang góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) theo hướng bền vững ở huyện Quan Sơn. Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đang từng bước thay đổi tích cực, đời sống Nhân dân đã và đang từng bước nâng lên... chính nhờ vai trò rất quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý.
15 năm gắn bó với nghề, cô giáo Phạm Thị Kim Oanh luôn nỗ lực không ngừng để mang tri thức tới cho học sinh ở huyện biên giới vùng cao Thanh Hóa
Sáng 17/11, tại bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Lễ bế mạc Hội thi Thể thao truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa năm 2024.
Sáng 16/11, tại bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh và huyện Quan Sơn đã phối hợp tổ chức Hội thi Thể thao truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa năm 2024.
Thời gian qua, huyện Quan Sơn đã nỗ lực vượt khó thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững, nâng cao ý thức, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người nghèo trên địa bàn.
Xứ Thanh - nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em. Trải qua bao biến đổi, trên mảnh đất này đã kết tụ và chắt lọc nên một kho tàng văn hóa giàu giá trị từ những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc. Để rồi, ngày nay, thế hệ trẻ được thừa hưởng, tự hào và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất.
Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.
Bên cạnh cây luồng, thì nứa, vầu là những cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân huyện Quan Sơn. Tuy nhiên, từ sau khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến nay thị trường bị thu hẹp, chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thu mua nguyên liệu nứa, vầu của các cơ sở chế biến lâm sản giảm mạnh, phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trên địa bàn.
Với mong muốn giúp hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được 'an cư', thời gian qua, huyện Quan Sơn đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có thể xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện.
Đối với đồng bào vùng cao, thói quen sử dụng súng tự chế để săn, bắt thú rừng, chim chóc vẫn còn ăn sâu trong đời sống của đồng bào, và được xem như một phần sinh kế. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, góp phần ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn từ vũ khí, vật liệu nổ, các lực lượng công an, biên phòng đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đem lại hiệu quả tích cực và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ cùng nhiều điều thú vị ẩn chứa trong 623ha rừng tự nhiên của khu bảo tồn (KBT) các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, là tiềm năng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Chiều 22/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện số 21, báo động cấp 1 trên sông Mã.
Ngày 11/9, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tình hình sản xuất trên địa bàn các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Quan Sơn.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Quan Sơn, trên địa bàn huyện có 3 điểm sạt lở, sụt lún lớn, gồm đường giao thông từ Quốc lộ 217 đi bản Ngàm (Sơn Điện); đường giao thông từ bản Máy đi bản Bàng (Trung Thượng); đường giao thông từ bản Son đi bản Ché Lầu (Na Mèo).
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tới gia đình ngư dân bị tử nạn do bão số 3 đổ bộ gây chìm tàu tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Sau quá trình tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể ngư dân Nguyễn Văn Bốn, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương và bàn giao cho gia đình đưa về quê an táng theo phong tục địa phương.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đêm ngày 6, rạng sáng 7/9, trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa xảy ra mưa, gió lốc mạnh khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu.
Trong những năm qua, cùng với các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cũng đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án xây dựng liên doanh, liên kết với người dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông sản.
Trở lại bản Nhài, xã Sơn Điện (Quan Sơn) trong những ngày cuối tháng 8, đi trên con đường nội bản được bê tông kiên cố, sạch sẽ, hai bên là những ngôi nhà được xây dựng khang trang, kiên cố, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt... chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự 'thay da, đổi thịt' trên vùng đất khó sau hơn 3 năm được công nhận bản NTM kiểu mẫu.
Thay đổi để phù hợp với cuộc sống mới nhưng không phá vỡ cảnh quan. Từ câu chuyện sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) hay dựng lại nhà sàn của các hộ dân ở khu tái định cư ở huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước, cho thấy rõ sự cần thiết phải giữ lại nếp nhà sàn trong vòng quay cuộc sống hiện đại.
Ngay sau khi Đại hội Đảng bộ huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra thành công, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá, đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Các hoạt động này không chỉ mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng mà còn thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, và sự đóng góp của thế hệ trẻ Việt Nam tại nước ngoài.
Đội sinh viên tình nguyện từ Đại học Kinh tế quốc dân Plekhanov (Cộng hòa Liên bang Nga) vừa bàn giao công trình thanh niên, tặng quà cho học sinh miền núi Thanh Hóa.
Đoàn sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Plekhanov (Nga) đã trao tặng cặp sách, sách, vở, đồ dùng học tập và bàn giao 2 nhà vệ sinh cho điểm trường tiểu học ở xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa có trên 130.000 thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 13% số đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) toàn tỉnh. Nhằm khơi dậy và lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.