Các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực tài chính đưa ra thảo luận sẽ được trình tại kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh sắp tới.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2024/NĐ-CP ngày 31/7/2024 quy định về Quỹ phát triển đất, trong đó đã sửa đổi, điều chỉnh các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ này nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động của Quỹ.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…
Tổng dư nợ tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh An Giang đến cuối năm 2023 hơn 80 tỉ đồng, trong đó nợ xấu là hơn 43,6 tỉ đồng; chưa thu hồi được vốn ủy thác hơn 39 tỉ đồng.
Nghị định số 103/2024/NĐ-CP do Bộ Tài chính xây dựng quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (NĐ 103) đã cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến tính, thu, nộp, quản lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, góp phần khuyến khích việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất; khuyến khích đầu tư, huy động hiệu quả nguồn thu từ đất đai vào ngân sách nhà nước.
Với những bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là rất cần thiết. Từ yêu cầu cấp bách này cũng như để hoàn thành dự án một luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hoạt động của Quỹ Phát triển đất thời gian qua đã bộc lộ nhiều khó khăn. Để khắc phục, cũng như để thực hiện Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài chính đã xây dựng Nghị định số 104/2024/NĐ-CP ngày 31/7/2024 quy định về Quỹ Phát triển đất. Nghị định đã quy định cụ thể cơ chế hoạt động của Quỹ Phát triển đất giúp tập trung nguồn lực tài chính để kịp thời ứng vốn, thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạo quỹ đất, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả của dự án.
Để các quy định của Chính phủ về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hoạt động của Quỹ phát triển đất theo Luật Đất đai (2024) sớm đi vào cuộc sống, cần phải hiểu đúng, thực hiện thống nhất các quy định này, qua đó góp phần giải phóng nguồn lực tài chính từ đất đai và giải quyết các tồn tại, vướng mắc đã được tổng kết trong quá trình thực hiện Luật Đất đai (2013).
Các pháp lý mới liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quỹ phát triển đất được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề xuất rà soát, sửa đổi thêm các Luật chuyên ngành và văn vản hướng dẫn luật liên quan.
Chiều 24-7, đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Quỹ Phát triển đất, Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mặc dù cơ quan thuế đã quyết liệt đôn đốc và cưỡng chế thu nợ theo quy định, nhưng việc thu hồi nợ ngân sách còn hạn chế, nợ đọng thuế vẫn ở mức cao.
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 1157/UBND-TH, yêu cầu Tổ thu nợ Quỹ đầu tư địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hồi nợ vay theo đúng cam kết trong hợp đồng vay vốn.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 40 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở trung ương và địa phương. Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã triển khai kiểm toán chuyên đề toàn ngành về việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022. Qua một thời gian ngắn làm việc, KTNN nhận thấy nhiều quỹ do địa phương quản lý hoạt động chưa hiệu quả.
Sáng 16/5, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát trực tiếp việc quản lý, sử dụng các loại quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2023 tại Sở Tài chính, Quỹ Phát triển đất tỉnh.
Ngày 14/5, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí La Văn Hồng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn giám sát thực tế một số dự án sử dụng các loại quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 - 2023 tại các huyện Trùng Khánh và Hà Quảng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất. Việc xây dựng Nghị định này nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về Quỹ phát triển đất theo quy định của pháp luật đất đai năm 2024, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ Phát triển đất với nhiều đề xuất mới đáng chú ý.
Việc thành lập và đưa vào hoạt động của Quỹ Phát triển đất đã giúp chính quyền các địa phương tập trung nguồn lực tài chính để kịp thời ứng vốn, thúc đẩy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạo quỹ đất, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả của dự án.
Nhìn lại 1/4 chặng đường thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 trên địa bàn cho thấy, khó khăn và thuận lợi đan xen. Tuy nhiên, khó khăn nhiều hơn.
Một số các dự án tạo quỹ đất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục định giá đất nên công tác tổ chức đấu giá các dự án trên địa bàn còn chậm...
Ngày 3/4, tại xã Tiên Thành, Ban Quản lý Dự án các công trình giao thông tỉnh phối hợp với Hội đồng bồi thường Giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Quảng Hòa tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký kết bàn giao mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Chiều 2/4, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Đáng chú ý, ông Ngô Văn Liên - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Ninh làm Phó Ban Tuyên giáo.
Tổng nguồn vốn được giao quản lý là 1.255 tỷ đồng, trong năm 2023 chỉ có 418 tỷ đồng được dùng để ứng vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, cho vay hoặc đầu tư một số công trình, dự án. Đó là một phần thực trạng hoạt động của Quỹ Phát triển đất.
Cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ?; Người lao động ngóng thưởng Tết... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.
Chiều 26-12, đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển đất, Quỹ Đầu tư phát triển chủ trì cuộc họp để đánh giá kết quả hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) sẽ không thể về đích đúng hẹn. 'Khoảng lặng' này đương nhiên chứa đựng nỗi buồn, song cũng có những cảm xúc ở chiều ngược lại.
Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã đồng tình, thống nhất chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp này.
Chiều 31/10, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm.
Qua kiểm toán quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách giai đoạn 2020-2022 tại Yên Bái, Kiểm toán nhà nước kiến nghị tỉnh thu hồi hàng chục tỷ đồng.
Yên Bái có 16 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập, tuy nhiên qua kiểm toán cho thấy, nhiều quỹ chưa thực hiện đúng.
Giám đốc Sở Tài chính Gia Lai cho biết Quỹ Phát triển Đất tỉnh ứng hơn 1.000 tỷ đồng để đơn vị, địa phương bồi thường, giải phóng mặt bằng khi làm các dự án hàng năm; trong đó có 144 tỷ đồng nợ đọng.
Trong buổi sáng của phiên chất vấn giữa 2 kỳ họp HĐND tỉnh Gia Lai, các đại biểu đã tiến hành chất vấn và trả lời nhiều vấn đề 'nóng' được cử tri, người dân quan tâm liên quan đến việc thu hồi đất bị lấn chiếm; kêu gọi, thu hút đầu tư; tiến độ giải ngân đầu tư công; xác định giá đất… Các đại biểu đã đặt câu hỏi, kiến nghị bám sát với thực tiễn, phản ánh được những khó khăn, tồn tại cần phải có các giải pháp tháo gỡ kịp thời trong thời gian đến.
UBND tỉnh Bắc Kạn kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.
Báo cáo mới nhất từ Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho thấy, qua kiểm toán chuyên đề, một số địa phương đã bộc lộ bất cập, hạn chế trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học hay thậm chí là vấn đề quản lý, sử dụng quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách…
UBND tỉnh Thái Nguyên đang lập hồ sơ trình HĐND tỉnh, chấp thuận việc bãi bỏ chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cây Bòng để chuyển hình thức đầu tư.