Dự án hồ chứa nước Ka Pét là mong mỏi lớn nhất của người dân huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, nhưng triển khai chậm, cần đánh giá kỹ nguyên nhân, trong đó tập trung làm rõ các nguyên nhân chủ quan, để rút kinh nghiệm cho quá trình triển khai trong các giai đoạn tiếp theo.
Đưa ra quan điểm về chủ trương đầu tư Dự án đường liên kết vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, Chính phủ và các địa phương trong diện thực hiện Dự án cần tiếp tục rà soát lại quy mô, tổng mức đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến và công tác giải phóng mặt bằng…
Cơ quan của Quốc hội lưu ý, đối với nguồn vốn nay không thuộc thẩm quyền xem xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền.
Trả lời phỏng vấn TBTCVN, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (cơ quan thẩm tra Luật Giá sửa đổi), cho rằng dự thảo luật này vẫn cần phải có quy định về quỹ bình ổn giá để làm công cụ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Viện trợ quân sự được Mỹ dành cho Ukraine không phải lúc nào cũng tới tay chính quyền Kyiv, nguyên nhân do đâu?
Trong phiên thảo luận ngày 28-10 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đề nghị làm rõ vấn đề nguồn cung xăng dầu 'thiếu thật' hay 'thiếu giả' và cần nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đánh giá để có giải pháp căn cơ, lâu dài.
Về vấn đề xăng dầu thiếu thật hay giả, đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đánh giá để có giải pháp lâu dài.
Trong phiên thảo luận sáng 28/10, đại biểu đề nghị làm rõ vấn đề nguồn cung xăng dầu 'thiếu thật' hay 'thiếu giả' và cần nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đánh giá để có giải pháp căn cơ, lâu dài.
Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá, 9 tháng và dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt được những thành tựu rất quan trọng kinh tế - xã hội.
Nhấn mạnh giải ngân vốn đầu tư công vẫn là điểm nghẽn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng đề nghị Chính phủ thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn nữa để triển khai quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án, công trình trọng điểm quốc gia.
Sáng 27/10, theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách. Tham gia thảo luận, một số đại biểu bày tỏ sự phấn khởi trước kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng qua của năm 2022, đồng thời nêu ra một số kiến nghị để Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương xem xét nhằm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ cả năm, đề ra phương hướng năm 2023.
Sáng 22/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022,…; Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM. Thảo luận tại Tổ 7, đa số ý kiến đại biểu ghi nhận và đánh giá cao những kết quả tích cực trong thực hiện kế hoạch KT-XH, đồng thời khẳng định đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra cho Phiên họp thứ 16. Với việc tổ chức thành công Phiên họp thứ 16 và các phiên họp trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản hoàn tất các công việc chuẩn bị để Quốc hội chủ động bước vào Kỳ họp thứ Tư sẽ khai mạc vào ngày 20.10 tới đây.
Đánh giá cao hiệu quả của công tác giám sát, đại biểu Leo Thị Lịch – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh, đối với chuyên đề giám sát 'Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021', giám sát càng tốt thì càng sớm khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong sắp xếp các đơn vị hành chính.
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT với xăng dầu. Theo đó, nếu được đồng ý giảm 3/4 sắc thuế, giá xăng trong nước dự kiến giảm mạnh.
Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu sau khi tham mưu điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường xuống mức sàn từ đầu tháng 8 đến cuối năm.
Bộ Tài chính dự kiến đề xuất, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm quyền giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, việc tiếp tục giảm thuế để giảm giá xăng dầu có thể dẫn tới tình trạng buôn lậu khi giá trong nước đang thấp hơn nhiều nước khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng bên cạnh giảm thuế thì cần thực hiện đồng bộ các chính sách bởi nếu giảm thuế để giảm giá xăng dầu nhưng vẫn để xảy ra buôn lậu thì không hiệu quả.
Đạo luật 'Cho mượn - cho thuê quốc phòng dân chủ Ukraine' vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn đã xóa bỏ các hạn chế về chuyển giao vũ khí cho Kiev, cho phép Mỹ thực hiện một chương trình như trong Thế chiến 2 với Anh và Liên Xô giúp đánh bại Hitler.
Sau khi được Thượng viện chấp thuận vào đầu tháng 4 này, 'Dự luật cho thuê/cho mượn vũ khí phòng thủ dân chủ dành cho Ukraine' tiếp tục được Hạ viện Mỹ thông qua.
Một chặng đường dài vô tận từ việc phải chờ các quy định trong luật cho phép, sau đó Quốc hội ủy quyền lập pháp cho Chính phủ và Chính phủ làm nghị định… không biết bao nhiêu năm nữa Việt Nam mới có một sandbox đúng nghĩa...
Tại phiên họp thứ 9 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 2 nghị quyết quan trọng là: Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022; Nghị quyết về thời gian làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.
Tại phiên thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua nghị quyết. Theo đó, thời gian làm thêm của người lao động mỗi tháng được nâng từ 40 giờ lên 60 giờ và phải được sự đồng ý của người lao động.
Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 là vấn đề lớn đặt ra để thảo luận về quy định tăng giờ làm thêm mỗi tháng.
Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ nên nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ. Đây cũng là ý kiến được Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ lựa chọn.
Chính phủ đề xuất nâng trần thời gian làm thêm trong 1 tháng lên mức không quá 72 giờ, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chỉ tăng lên không quá 60 giờ.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, chỉ có Chính phủ hoặc Thủ tướng mới có thẩm quyền yêu cầu dân không ra khỏi nhà, các cấp chính quyền địa phương đều không có thẩm quyền này.
Chiều 11/1, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 với 93,99% đại biểu tán thành.
Quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026...
Chiều 11.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 với 469/474 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,99% tổng số đại biểu Quốc hội.
Chiều 11.1, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025.
Theo dự thảo nghị quyết về dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua chiều 11-1 với 469 ĐBQH tán thành (bằng 93,99% tổng số ĐBQH), dự án sẽ đầu tư xây dựng khoảng 729km đường bộ cao tốc, chia thành 12 dự án thành phần, vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công.
Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 với sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.990 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Chiều ngày 11/01, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Chiều 11/1, với 93,99% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.