Hồ Quý Ly không hẳn là một nhà giáo mặc dầu ông từng đảm nhận việc dạy các hoàng tử và người trong cung. Ông là nhà cầm quyền chính trị, và trước cũng như sau ngày lên ngôi, về mặt giáo dục, ông là người có nhiều ý kiến và biện pháp cải cách táo bạo và sắc sảo. Bài viết này nhằm góp phần trình bày về nhận thức và biện pháp của ông trong lĩnh vực giáo dục.
Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Thị Duệ giả nam đi thi và đỗ trạng nguyên. Tài năng, đức độ của nữ tiến sĩ đầu tiên được vua trọng dụng, dân kính trọng.
Ít tuần nay, báo chí ta rộ lên một tranh luận không mới, là quan niệm thế nào về việc làm trong sáng tiếng Việt. Tôi nghĩ, gần và giống với việc ấy nhất, tức là việc mọi thứ tiếng nói đi tìm cái 'vỏ' cho mình, có lẽ là việc người ta (ở mọi xứ) đi tìm quần áo + khăn khố - thời trang + phụ kiện cho cái thân thể ban sơ của mình. Chỉ thí dụ riêng ở ta: Từ áo cánh, áo bà ba, áo tứ thân, quần lá tọa, váy đũi, yếm sồi... dân ta dần thoải mái chấp nhận áo sơ-mi, quần tây, vét-tông; rồi áo dài Cát Tường, quần áo bò... Lúc đầu thì mặc như Âu-Mỹ, giờ lại theo thời trang Hàn Quốc, v.v. Cái gì 'có lý' thì tồn tại, như