Theo Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ và chất lượng. Dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông (giai đoạn I) đã được nối thông, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc trên cả nước lên 2.021 km. Ngành giao thông được giao kế hoạch vốn đầu tư công lớn nhất nhưng kết quả giải ngân luôn cao hơn trung bình cả nước.
Ngoài việc tăng cường máy móc, nguồn nhân lực, các nhà thầu thi công Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 làm ngày, đêm, xuyên lễ, xuyên Tết để hoàn thành công trình.
Sau nhiều ngày tháng miệt mài bám trụ công địa, huy động cao cả về thiết bị và nhân lực, hàng loạt dự án giao thông, nhất là các công trình trọng điểm đã bứt phá mạnh mẽ về tiến độ thi công và giải ngân.
Các tuyến đường bộ cao tốc trên cả nước sẽ được triển khai lắp đặt hệ thống giao thông thông minh và trung tâm điều hành giao thông nhằm đảm bảo tối ưu hóa khai thác.
Nhằm tăng cường kết nối hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh với đường cao tốc, tỉnh Bình Định đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh bổ sung đầu tư xây dựng thêm 2 nút giao liên thông kết nối đường cao tốc Bắc- Nam qua địa phận tỉnh.
Hơn 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Giao thông vận tải, toàn ngành giao thông đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, phấn đấu đưa các dự án đường cao tốc bắc-nam về đích đúng tiến độ. Chỉ trong 3 năm gần đây, cả nước đã hoàn thành và đưa vào khai thác 858 km đường cao tốc, bằng hơn 2/3 chiều dài đường cao tốc thực hiện trong gần 20 năm trước đây (khoảng 1.163 km).
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chủ đầu tư/ban quản lý dự án huy động bổ sung nhân lực, máy móc, áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phấn đấu rút ngắn thời gian thi công cao tốc Bắc-Nam.
Sau hơn 1 năm rưỡi triển khai thi công, Tập đoàn Đèo Cả (đơn vị tổng thầu thi công) bắt đầu tiến hành thảm những mét bê-tông nhựa đầu tiên tại gói thầu XL1 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.
Toàn dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang triển khai 43 mũi thi công, 1.600 đầu máy thiết bị và 3.900 nhân sự nỗ lực tăng tốc thi công tranh thủ từng ngày nắng trước khi mùa mưa cận kề...
Từ tháng 7, cát biển được khai thác tại Sóc Trăng đã được đưa vào thí điểm đắp nền đường tại công trường của Dự án thành cao tốc Hậu Giang-Cà Mau. Việc sử dụng biển được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường; thi công tương tự cát sông, chưa có biểu hiện tăng độ mặn đối với môi trường xung quanh.
Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ký quyết định phê duyệt thông tin Dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ Km15+620 thuộc Dự án thành phần Quảng Ngãi-Hoài Nhơn trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Ngoài nguyên nhân do thủ tục cấp mỏ vật liệu xây dựng chậm, công suất khai thác mỏ cát chưa đáp ứng, một số nhà thầu triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam thi công chưa đáp ứng yêu cầu.
Trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có nguồn vốn gần 360 tỷ đồng và dự kiến sẽ lựa chọn xong nhà đầu tư vào quý 3 năm nay.
Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có quy định cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đến nay, một số tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể triển khai thu phí và cơ quan quản lý đang tính toán mức thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân. Vậy việc thu phí sẽ được tiến hành như thế nào? Có lo ngại phí chồng phí khi phải trả cả phí bảo trì đường bộ, phí của các tuyến BOT và cao tốc do Nhà nước đầu tư?
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất mức thu phí trên các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư từ 900 đồng/km - 6.000 đồng/km.
Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có quy định cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đến nay, một số tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể triển khai thu phí và cơ quan quản lý đang tính toán mức thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân.
Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có quy định cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Theo đó, các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đã đưa vào vận hành, khai thác sẽ được tiến hành thu phí ngay từ đầu năm 2025.
Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có quy định cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đến nay, một số tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể triển khai thu phí và cơ quan quản lý đang tính toán mức thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích.
Các dự án đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư đã hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác sẽ được tiến hành thu phí ngay từ đầu năm 2025.
Trước thực trạng các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh có nguy cơ vỡ tiến độ, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ký Quyết định số 1514-QĐ/TU, thành lập Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn sau hơn một năm triển khai thi công vẫn đang 'đánh vật' với những vướng mắc về đền bù, chưa 'thông' mặt bằng và thiếu hụt nguồn vật liệu đất đắp nền đường, gây khó khăn đối với các nhà thầu trong việc tổ chức thi công đồng loạt trên tuyến.
Nếu bàn giao mặt bằng và tháo gỡ khó khăn nguồn vật liệu thi công, Dự án Cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.
Theo Bộ Tài chính, đến giữa tháng 5, khối các bộ, ngành Trung ương mới giải ngân đạt 8,58% kế hoạch, hiện mới có ba trong tổng số 10 bộ, ngành có con số giải ngân, bảy bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024. Theo ước tính, trong sáu tháng, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành chỉ đạt khoảng 15-17% kế hoạch. Tiến độ đang có xu hướng chùng xuống, rất cần có giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ vướng mắc, chặn đà giảm tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Tấn Đông, mục tiêu đặt ra là đến 12 giờ ngày 30/5 sẽ thông hầm Chí Thạnh, khôi phục giao thông đường sắt Bắc-Nam đoạn đi qua tỉnh Phú Yên.
Ngoài công tác giải phóng mặt bằng còn chưa đạt yêu cầu, các dự án giao thông cũng đang gặp trở ngại về nguồn vật liệu thi công, dẫn đến ảnh hưởng tiến độ thi công.
Để bảo đảm tiến độ thi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc -nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả (đơn vị tổng thầu thi công) đã triển khai 43 mũi thi công, huy động gần 3.200 nhân sự, hơn 1.100 máy móc thiết bị đến công trường thay ca nhau làm việc liên tục không ngừng nghỉ.
Nhà thầu Đèo Cả tiến hành thi công mẻ cấp phối đá dăm đầu tiên trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn sau thi hoàn tất hạng mục đắp đất nền đường đoạn qua gói thầu XL1.
Chậm giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu chưa đảm bảo nhu cầu cho nhà thầu thi công khiến Dự án thành phần đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có nguy cơ trễ hẹn.
Sau hơn một năm khởi công và triển khai thi công, các Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp nhiều thách thức về mặt bằng, thiếu nguồn vật liệu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo, với các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 tuyệt đối không được để tình trạng đường làm xong mà thiếu trạm dừng nghỉ. Các trạm dừng nghỉ sẽ là nơi quảng bá những 'của ngon vật lạ', đặc sản của vùng miền cho du khách ngược Bắc xuôi Nam...
Trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác tổ chức thi công tại 6 dự án thành phần của 'đại dự án' đường cao tốc bắc-nam (giai đoạn II) trong những ngày đầu tháng 3, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã chỉ đạo 'nóng' ngay ở hiện trường nhiều vấn đề, đưa ra thông điệp nhằm rút ngắn tiến độ, giám sát chặt chất lượng công trình giao thông để hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 5/3, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã kiểm tra hiện trường và nghe báo cáo về tình hình triển khai các dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025.
Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh dự án thành phần Quảng Ngãi-Hoài Nhơn là dự án quan trọng của Cao tốc Bắc-Nam phía Đông, do đó chủ đầu tư cần nỗ lực triển khai dự án đúng tiến độ.
Sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, trên các công trường trọng điểm của ngành giao thông từ Bắc vào Nam, chủ đầu tư, các nhà thầu đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện trở lại làm việc, khí thế lao động trên công trường diễn ra sôi nổi.
Nhiều công trường giao thông trên cả nước thi công xuyên Tết với tinh thần làm việc miệt mài, khẩn trương ngay từ đầu năm vì mục tiêu tiến độ, chất lượng công trình trọng điểm. Trong đó, tại một số địa phương thời tiết đang mùa khô, thuận lợi cho thi công, do vậy, các đơn vị cần tranh thủ điều kiện này để đẩy nhanh tiến độ.
Trên công trường xây dựng cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, hàng trăm kỹ sư, công nhân của Tập đoàn Đèo Cả đã gác lại niềm vui riêng, vẫn miệt mài lao động, thi công 'xuyên Tết'.
Các Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 cần sớm tháo gỡ nút thắt về giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành theo đúng kế hoạch vào năm 2025.
Do chưa thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, thuộc Dự án công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục xin gia hạn thời gian hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đến ngày 30/4/2024.
Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn II (2021-2025) đang được các nhà thầu gấp rút thi công, đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành công trình theo đúng kế hoạch đề ra vào tháng 9/2026.
Để hoàn thành giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam trong tháng 1, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng đã yêu cầu các địa phương cưỡng chế nếu không chấp thuận trước ngày 15/1.
Trong tổng số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam hiện đang thi công, chỉ 5/12 dự án thành phần đáp ứng kế hoạch, 7 dự án thành phần còn lại bị chậm so với kế hoạch.
7 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra do thiếu mặt bằng, thiếu nguồn cung ứng vật liệu, thời tiết bất lợi...
Do công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn cung ứng vật liệu, thời tiết bất lợi khiến hàng loạt Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án tại cao tốc Bắc-Nam chỉ đạo thầu cập nhật tiến độ triển khai chi tiết, rút ngắn thời gian thực hiện để hoàn thành theo đúng kế hoạch.
Các Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong nguồn cung ứng vật liệu cho nhà thầu thi công dẫn đến tiến độ chắc chắn bị ảnh hưởng.
Theo Bộ GTVT, tính đến thời điểm hiện tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang bị chậm tiến độ khoảng 8 tháng so với kế hoạch đề ra, do nhiều nguyên nhân như vướng mặt bằng, thiếu cát đắp nền...
Sau gần một năm khởi công dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã bàn giao diện tích mặt bằng đạt hơn 93%. Việc chưa bàn giao đủ mặt bằng có nguyên nhân do công tác tái định cư chậm trễ, hiện mới có 76 khu trong tổng số 147 khu tái đinh cư được hoàn thành.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thông tin sau gần 1 năm khởi công dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã bàn giao diện tích mặt bằng đạt hơn 670km, đạt hơn 93%.
Các Dự án Cao tốc Bắc-Nam vẫn 'hấp thụ' chủ yếu nguồn vốn đầu tư mà Bộ GTVT cần phải giải ngân theo kế hoạch. Hai dự án thành phần giải ngân cao nhất là Cần Thơ-Hậu Giang (91%), Vũng Áng-Bùng (86%).
Trong mùa mưa bão năm nay, các đơn vị thi công dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Bình Định vẫn tập trung thi công, bám sát tiến độ dự án. Để đảm bảo an toàn thi công trong mùa mưa, các nhà thầu khẩn trương khơi thông dòng chảy, không để ùn ứ gây ngập lụt.
Dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn được bắt đầu chiến dịch thi đua 100 ngày thông hầm và giải phóng toàn bộ mặt bằng dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Việc thông hầm số 2 vào cuối năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian di chuyển từ đường đèo 3,6km xuống còn 700m đường bằng.
Chiều 10/10, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi), Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động thi đua 100 ngày thông hầm 2 (thuộc gói thầu XL02) và hoàn thành toàn bộ công tác bàn giao mặt bằng dự án thành phần Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, thuộc dự án cao tốc bắc-nam phía đông, giai đoạn 2021-2025.