Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử

Sáng 16/1, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức khai mạc trưng bày với chủ đề ' Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử '. Triển lãm diễn ra từ ngày 16/1 đến ngày 16/3.

Những địa danh ghi dấu son lịch sử

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, Giải phóng Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều địa điểm đặc biệt đi cùng những giờ phút lịch sử ấy.

Những hiện vật 'kể chuyện' về Ngày Quốc khánh 2/9

Ngày 2/9/1945 là Ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp nô dịch, gần 5 năm chịu ách thống trị của phát xít Nhật, chấm dứt 1.000 năm tồn tại của chế độ phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiện nay, chúng ta vẫn còn lưu giữ, bảo quản nhiều hiện vật kể về ngày lễ trọng đại, thiêng liêng này.

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Hà Nội mùa thu năm ấy

Khi biết tôi có ý định viết về những 'địa chỉ đỏ' ở Hà Nội, có người bảo: 'Hà Nội vốn đã là một địa chỉ đỏ rồi'. Điều đó rất đúng, nhưng thực tâm tôi vẫn muốn viết về những 'địa chỉ đỏ' cụ thể và đầy đủ hơn.

Địa danh lịch sử của Hà Nội gắn với Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Mùa thu lịch sử 79 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng tiến lên giành chính quyền. Nhiều địa danh gắn liền với sự kiện Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội giờ đây là những điểm đến nổi tiếng mà bất kể ai tới thăm Thủ đô khó có thể bỏ lỡ.

Thưởng lãm 'Một thoáng di sản' trên thành phố vì hòa bình

'Một thoáng di sản' giới thiệu tư liệu, hình ảnh 25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và địa điểm lưu niệm sự kiện của Hà Nội.

Trưng bày 'Một thoáng di sản' tại Nhà tù Hỏa Lò

Kỷ niệm 25 năm Ngày Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu 'Thành phố Vì hòa bình' (16/7/1999 - 16/7/2024), từ ngày 1/7 đến ngày 15/9, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề 'Một thoáng di sản' tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày 'Một thoáng di sản' tại Nhà tù Hỏa Lò

Trưng bày 'Một thoáng di sản' tại Nhà tù Hỏa Lò giúp người xem khám phá lịch sử các di tích quen thuộc như: Nhà hát Lớn Hà Nội, quảng trường Cách mạng tháng Tám, pháo đài Láng...

Trưng bày 25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng tại Thủ đô

Từ ngày 1/7 – 5/9, tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề 'Một thoáng di sản', giới thiệu 25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và địa điểm lưu niệm tại Hà Nội.

Nhìn lại 'Một thoáng di sản' của Hà Nội

Đến tham quan triển lãm chuyên đề 'Một thoáng di sản', công chúng sẽ được chiêm ngưỡng 25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và địa điểm lưu niệm của Thủ đô Hà Nội. Mỗi điểm đến gợi nhắc về một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Khám phá 25 công trình di sản Hà Nội trong triển lãm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, Bắc Bộ Phủ, các di tích gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ 'có mặt' tại không gian trưng bày chuyên đề 'Một thoáng di sản.'

Khám phá 25 di tích đặc biệt tại Hà Nội qua triển lãm 'Một thoáng di sản'

25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và địa điểm lưu niệm sự kiện của Hà Nội sẽ được giới thiệu đến đông đảo người dân và du khách đến Thủ đô qua nhiều tư liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm chuyên đề 'Một thoáng di sản'.

Người Pháp đến Lăng Gia Long cuối thế kỷ 19

Theo ghi chép của nhà Việt Nam học Leopold Cadiere, thời gian tốt nhất để viếng lăng Gia Long là vào các buổi chiều.

Hà Nội trong ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám lịch sử

Những ngày này, khắp phố phường của Thủ đô Hà Nội được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băngrôn, panô, áp phích… chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Thời khắc lịch sử 'một ngày bằng 20 năm'

Mùa Thu tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ 'ngàn năm có một', Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội đã huy động sức mạnh quần chúng tiến chiếm các vị trí trọng yếu của Chính phủ Trần Trọng Kim, mở đầu thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đó là thời khắc lịch sử chuyển mình nhanh chóng 'một ngày bằng 20 năm', là kết quả của lớp lớp người Việt Nam sau 80 năm anh dũng tranh đấu chống thực dân, phong kiến…

Khám phá dinh thự đặc biệt gắn với Cách mạng Tháng 8 ở Hà Nội

Nằm ở số 12 phố Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) không chỉ đặc sắc về kiến trúc mà còn là nơi đã chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

Điều đặc biệt của cổng trại Bảo An binh vừa trùng tu ở Hà Nội

Phía sau nét kiến trúc cổ kính của cổng trại Bảo An binh là một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa về sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân...

Kỷ niệm 116 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh (9-2-1907 - 9-2-2023)

Tổng Bí thư Trường Chinh (sinh ngày 9-2-1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam và cũng là nhà hoạt động văn hóa, nhà báo, nhà thơ, là người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chân dung Tổng Bí thư Trường Chinh được giới thiệu trên 2 bộ tem bưu chính Việt Nam. Bộ 1 có 1 mẫu giá mặt 400 đồng, phát hành ngày 2-2-2000 do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ thứ 2 phát hành ngày 9-2-2007, đúng 100 năm ngày sinh của cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Bộ tem có 1 mẫu, giá mặt 800 đồng, do họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế, giới thiệu chân dung đồng chí Trường Chinh và hình ảnh 'Chiếm Phủ Khâm sai'.

Người ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội

Những ngày này, chúng ta lại được chiêm ngưỡng các bức ảnh quý giá ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trọng đại trong cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945: bức ảnh chuẩn bị mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội và bức ảnh quần chúng nhân dân Hà Nội đánh chiếm phủ Khâm Sai, biểu tượng quyền lực của chính quyền thực dân.

Vinh quang bên lễ đài Độc lập

Ngày 2-9-1945 đã trở thành một dấu mốc quan trọng đối với muôn triệu người dân Việt Nam, trở thành 'ngày hội của non sông', mang lại cho dân tộc một thời đại độc lập, tự chủ, tự cường, mở ra một thiên niên kỉ mới của hội nhập và phát triển. Dưới đài Độc lập năm ấy, có những người chiến sĩ đã canh gác, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng và Bác Hồ tiến hành thuận lợi các hoạt động của lễ Tuyên ngôn Độc lập. Và đồng chí Phạm Gia Đốc (97 tuổi), nguyên Hiệu trưởng Trường dạy nghề thành phố Hà Nội, nguyên đội viên Đội công nhân cứu quốc thành Hoàng Diệu là một trong những người có được vinh dự ấy.

Dấu ấn 75 năm

Đã 75 năm trôi qua, dấu ấn của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 vẫn hiện hữu ở nhiều địa danh tại Thủ đô Hà Nội… Những nơi ghi dấu thời khắc lịch sử của đất nước giờ đây vẫn còn đó, lưu lại nguyên vẹn ký ức về quá khứ hào hùng của dân tộc, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020), Báo Hànôịmới giới thiệu một số địa danh - di tích tiêu biểu trong thời khắc lịch sử năm xưa và hôm nay. Mít tinh phát động Tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19-8-1945.

Bí mật ít biết về công trình gắn với Cách mạng tháng Tám 1945

Phía sau nét rêu phong của cổng trại Bảo an binh trên phố Hàng Bài là một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộc Cách mạng Tháng 8 ở Hà Nội.

Bài 3: Thành ủy Hà Nội lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Quyết (sinh năm 1922 - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1945) đã có bài viết 'Thành ủy Hà Nội lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công'. Báo Hànôịmới trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chuyện về gia đình cụ Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Văn Hưởng

2 anh em: Nguyễn Văn Huyên (1905–1975) – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nguyễn Văn Hưởng (1910–2001) – Thứ trưởng Bộ Tư pháp trong chính phủ Hồ Chí Minh 1946, còn bà chị Nguyễn Thị Mão là phu nhân của cụ Bộ trưởng Nội vụ Phan Kế Toại...

Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi

Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi

Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Cách mạng Tháng Tám trong ký ức của Đại tướng Nguyễn Quyết

Nhớ về Mùa thu Cách mạng cách đây 74 năm tại Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1945 vẫn vẹn nguyên ký ức về những ngày tháng đầy cam go, ác liệt nhưng cũng rất vẻ vang. Cách mạng Tháng Tám không chỉ mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mà còn để lại những bài học lịch sử có giá trị.

Khám phá tòa dinh thự đặc biệt gắn với Cách mạng Tháng 8

Trong cuộc Cách mạng Tháng 8/1945 ở Hà Nội, thời khắc cáo chung của chế độ thực dân - phong kiến đã được bắt đầu từ chính Phủ Khâm sai.