35 năm nơi đầu sóng, ngọn gió, mỗi nhà giàn DK1 như một cột mốc chủ quyền, đôi mắt thần trên biển, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân.
35 năm nơi đầu sóng ngọn gió, các nhà giàn DK1 như những cột mốc chủ quyền, 'đôi mắt thần' trên biển, ngày đêm phối hợp cùng các lực lượng quan sát, theo dõi, nắm chắc mọi tình hình...
35 năm qua, kể từ khi xây dựng những nhà giàn DK1 đầu tiên, đến nay, với bà con ngư dân, cán bộ, chiến sĩ nhà giàn như những người thân trong gia đình lớn, trở thành điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn trên biển, ngư dân đều tìm đến các nhà giàn DK1 để được giúp đỡ, sẻ chia...
35 năm qua, kể từ khi xây dựng những nhà giàn DK1 đầu tiên, đến nay, với bà con ngư dân, cán bộ, chiến sỹ tiểu đoàn nhà giàn DK1 như những người thân trong gia đình lớn, trở thành điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ngư dân đều tìm đến các nhà giàn DK1 để được giúp đỡ.
'Ai từng có cơ hội đặt chân đến Trường Sa chắc chắn luôn có những cảm xúc đặc biệt. Với Hiền, dù đã gần 2 tháng trở về đất liền nhưng cảm giác vẫn như trên đảo. Trong nỗi nhớ dành cho Trường Sa, Hiền đã viết ca khúc Một chiều Trường Sa gửi tặng khán giả, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa', ca sĩ Lê Thu Hiền chia sẻ.
Tết đã về giữa biển cả bao la, nơi những người lính nhà giàn DK1 ngày đêm chắc tay súng bảo vệ thềm lục địa của đất nước.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã triển khai các biện pháp xác lập, kế thừa liên tục trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong quá trình đó, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu với kẻ địch xâm lăng và ứng phó với thiên tai khắc nghiệt, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bảo vệ chủ quyền biển đảo là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả, trách nhiệm và đầy tự hào đối với cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ trực tiếp trên biển đảo.
'Bồi hồi xốn xang, tàu lướt sóng đưa tôi thăm Trường Sa' - lời bài hát Sức sống Trường Sa có lẽ là cảm xúc chung của các đại biểu khi được đi thăm quần đảo Trường Sa theo đoàn công tác số 10 từ ngày 7-13/5/2023. Là một trong những đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Hội LHPN Việt Nam do Ủy viên dự khuyết BCHTƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh làm trưởng đoàn, tôi đã vinh dự và tự hào khi được đi thăm, mang tình cảm của phụ nữ Quảng Trị đến với quân, dân, phụ nữ huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.
Trải qua 68 năm (7/5/1955 - 7/5/2023) xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng Hải quân bằng mồ hôi, công sức và cả xương máu của mình nối tiếp nhau xây đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang 'Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến, quyết thắng'.
68 năm qua (7/5/1955 - 7/5/2023), lực lượng Hải quân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, bảo vệ, giữ vững trật tự an ninh, bảo đảm an toàn cho nhân dân đi lại làm ăn trên biển.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, những người trẻ áo lính Hải quân vẫn luôn mài sắc ý chí, quyết tâm chắc tay súng bảo vệ từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.
Lần theo dòng lịch sử, từ năm 1653, khi vua Chăm dâng thư và cắt đất từ Phan Rang trở ra đến Phú Yên để xin hàng Chúa Nguyễn (Phúc Tần). Vùng đất này được Chúa Nguyễn đặt tên là dinh Thái Khang, gồm 2 phủ là phủ Thái Khang và phủ Diên Ninh. Trải qua lịch sử, năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh. Đến năm 1793, Nguyễn Ánh cho xây dựng ở Diên Khánh một quần thể kiến trúc quân sự theo kiến trúc Vaubande của Pháp. Đó là thành Diên Khánh.
Tôi là một biên tập viên, phóng viên của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV), 25 năm làm nghề, đồng hành với quá trình phát triển đi lên của BPTV, tôi và những đồng nghiệp thân thương của mình có vô số những kỷ niệm, những chuyện nghề đáng nhớ. Có những câu chuyện mà đến bây giờ tôi vẫn không quên.
Từ ngày 26/4 đến ngày 4/5, tham gia Đoàn công tác số 05/2022 của Quân chủng Hải Quân, đoàn đại biểu tỉnh Đắk Nông đã đi thăm, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại 8 đảo, điểm đảo: Sinh Tồn, Cô Lin, Núi Le A, Tốc Tan B, Trường Sa Đông, Đá Tây A, Đá Lát, Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/18 (Phúc Tần) thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Những ngày tháng Ba, muôn triệu trái tim Việt Nam lại hướng về Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Năm 2009, Vùng 2 Hải quân thành lập, Tiểu đoàn DK1 tách ra khỏi Lữ đoàn 171 thành một đơn vị riêng trực thuộc Vùng 2. Từ trước năm 2009, Tiểu đoàn DK1 được gọi là Khung quản lý DK1 thuộc Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Hải quân. Việc xây dựng các nhà giàn DK1 được bắt đầu từ năm 1989. Lực lượng chính xây dựng, chốt giữ trên các 'pháo đài' ấy là cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 171.
Mùa này Điện Biên thật đẹp, hoa ban đã khoe sắc trắng ngay bên ruộng bậc thang, hay giữa lưng chừng núi. Chuyến đi 'về nguồn' sáng tác lần này của Đoàn văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh, phần đông còn rất trẻ, nhiều người chưa được lên Tây Bắc. Sau khi đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài chiến thắng, đồi A1, hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ... đoàn còn đến hồ Pá Khoang, nằm giữa một vùng thiên nhiên thật huyền ảo, nơi có khá nhiều hoa phong lan và ngay đó là những nếp nhà sàn xinh xắn.
15 Nhà giàn DK1 vững vàng trên thềm lục địa Tổ quốc giữa ngàn khơi trong suốt hơn 31 năm qua, không chỉ khẳng định nơi ấy là cột mốc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam, mà còn khẳng định sức kiên cường trụ vững, làm chủ cuộc sống, quyết tâm bám biển, giữ vững chủ quyền thềm lục địa Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân.
Các nhà giàn DK1 được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, còn bảo đảm an toàn hàng hải, là 'chỗ dựa' cho ngư dân mỗi khi ra khơi, bám biển.
Đoàn công tác của Bộ tư lệnh Hải quân vùng 2 đi thăm và chúc Tết năm 2020 với cán bộ và chiến sĩ nhà giàn DK1 đã đi qua 9 nhà giàn, với vô số phương án mà chúng tôi vẫn gọi vui là 'diễn tập' để lên giàn nhưng đều chưa thể thực hiện được. Chỉ bởi vì trước mọi phương án, thì an toàn cho con người vẫn được ưu tiên hơn cả. Sóng vẫn dữ dội như vậy, ngày áp Tết đã cận kề, quà đã chuyển đủ cho các nhà và hai tàu trực: Trường Sa 06 và 924. Sao chúng tôi vẫn ngóng chờ, vẫn đợi mong… vào nhà giàn thứ 10.
Đó là một hành trình dài ngày ăn và ngủ theo những con sóng. Đó là những lúc tay cầm bát cơm, tay bám thành tàu. Đó là khoảnh khắc nhìn ánh hoàng hôn trong cái nghiêng tới 40 độ, nhìn mặt trời 'chao liệng' phía chân trời. Đó là những đêm nghe tiếng va đập loảng xoảng của bát đũa vì tàu rung lắc, nửa mê nửa tỉnh, bám chặt thành giường để khi sóng đánh mạn tàu không lăn khỏi giường.
Mỗi năm, 15 nhà giàn DK1 ở các bãi cạn Tư Chính, Ba Kè, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường… cùng nhau tổng kết để bình chọn một chỉ huy trưởng xuất sắc nhất. Họ chính là người đầu tiên chịu mọi sóng gió, vất vả để nêu gương, dẫn dắt tập thể cán bộ, chiến sĩ trong những ngôi nhà giàn cùng đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi đã gặp được ba người ở các thế hệ khác nhau từng nhận được sự tôn vinh ấy.
Nhà giàn DK1 được xem là cột mốc chủ quyền giữa biển khơi, là tầm nhìn chiến lược quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nhà giàn DK1 tồn tại, hiên ngang giữa biển Đông như một bằng chứng lịch sử về ý chí kiên cường bám trụ, quyết tâm giữ biển và sự thầm lặng cống hiến, hy sinh quên mình của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hải quân.
Ngày 8.9, Cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận xã Võ Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) cùng đơn vị tiểu đoàn DK1 vùng 2 Hải Quân, đã cử hành trang trọng tang lễ một Thiếu tá Hải quân qua đời ở nhà giàn DK1.
Hà Nội những ngày này đang có một triển lãm rất đặc biệt, một triển lãm không chỉ có ảnh, mà còn có cả thơ, sách và hơn thế nữa, là tình cảm dạt dào của những người ở đất liền gửi yêu thương trở ra Trường Sa, nơi họ từng đặt chân đến và mãi mãi không bao giờ quên.
Phía sau những người lính giữ nhà giàn DK1luôn có những người vợ chấp nhận thiệt thòi để người lính biển chắc tay súng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
10 ngày trên biển, được đặt chân lên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, gặp gỡ những người lính Trường Sa, Nhà giàn DK1 tuy không phải thời gian quá dài nhưng trong lòng chúng tôi - 20 thành viên của đoàn công tác tỉnh Long An mãi mãi là những kỷ niệm đẹp nhất của đời người để mỗi khi nhắc lại vẫn trào dâng một niềm cảm xúc thiêng liêng. Từ đây, trong trái tim của chúng tôi sẽ có hương vị mặn mòi của biển cả, của Trường Sa!
Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng về biển.
Với ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, các cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro không bao giờ quên những ngày xây dựng các công trình nhà giàn DK1 đầu tiên trên bãi ngầm Tư Chính thuộc khu vực thềm lục địa Việt Nam.
'Chúng ta nhất quyết không khuất phục trước cường quyền nào cả, đó là niềm tin để đấu tranh và đạt được thắng lợi' - Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh.
Nhật Bản theo dõi tình trạng và chống lại gia tăng căng thẳng ở Biển Đông