Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị. Trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế dần các loại cây truyền thống giá trị kinh tế thấp bằng những giống cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, nhiều vùng sản xuất chuyên canh đã từng bước hình thành, một số diện tích đã cho thu hoạch, đem lại hiệu quả rõ rệt và nguồn thu ổn định cho người dân.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ chiều tối ngày 1/7 đến ngày 3/7, nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm diễn ra trên đất liền và trên biển.
Đợt mưa lớn kéo dài những ngày qua đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại tỉnh Điện Biên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và đời sống người dân.
Ngày 30.6, Tỉnh ủy Điện Biên đã tổ chức công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Lễ công bố được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu 45 xã, phường.
Sáng 30/6, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến với 45 điểm cầu kết nối 45 xã, công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Điện Biên.
Ngày 29-6, đoàn công tác tỉnh Điện Biên do Đại tá Trịnh Đức Thiêm, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Sáng Nhè và Pú Nhung.
Ngày 28/6/2025, tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tham dự Lễ khởi khởi công xây dựng nhà nội trú trường Tiểu học Pú Nhung và chứng kiến lễ khánh thành căn nhà mới cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn kinh phí do KTNN và các nhà tài trợ để góp phần thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Thực hiện chính quyền 2 cấp, với 45 xã mới được thành lập, đi vào hoạt động, tỉnh Điện Biên dự kiến sẽ điều động khoảng 3.567 cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, xã hiện tại đảm nhận các vị trí công tác tại các xã mới.
Những cung đường cheo leo, chông chênh là 'đặc sản' riêng có ở miền núi. Đường khó lại cộng thêm mưa rừng không chỉ trở thành nỗi ám ảnh của người dân bản địa mà cả cánh phóng viên…
Để bảo đảm nhân sự cho 45 xã mới đi vào hoạt động, tại thời điểm này tỉnh Điện Biên dự kiến sẽ điều động 3.567 cán bộ, công chức, viên chức từ cấp huyện, cấp xã về đảm đương nhiệm vụ tại xã mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Nước là tài nguyên thiết yếu, gắn bó mật thiết với sự sống và sự phát triển bền vững của con người. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, tài nguyên nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn: Khô hạn kéo dài, mưa lũ bất thường, suy giảm nguồn nước mặt và nước ngầm… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sức khỏe người dân.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, huyện Tuần Giáo xác định cây cà phê là cây trồng chủ lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Trong điều kiện nguồn kinh phí hạn chế, huyện Tuần Giáo đã linh hoạt huy động nội lực, tận dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ và sự đồng thuận của người dân, mở rộng diện tích cà phê.
Từ các nguồn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách của tỉnh, Trung ương… nhiều mô hình, dự án phát triển cây ăn quả đã được triển khai hướng tới mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Mắc ca được ví là 'cây tỷ đô', cây trồng này đang được huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn. Đáng nói, hiện có gần 50% dân số làm nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo trồng cây mắc ca, từ đó giúp kinh tế nông thôn ngày một phát triển, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, nông dân Tuần Giáo từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đầu tháng 6, những cơn mưa mùa hạ bắt đầu kéo về phủ trắng các ngọn núi, sườn đồi dưới chân đèo Pha Đin huyền thoại. Ở nơi ấy, ngày theo ngày đi qua, bà con các dân tộc thiểu số vẫn kể nhau nghe câu chuyện cán bộ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, đã tận tình hướng dẫn cách ủ hạt, ươm mầm và cách đào hố, chăm cây cà-phê.
Nhận thức việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp là nhiệm vụ trọng tâm nên cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Tuần Giáo đồng tình ủng hộ.
Sáng 28/4, Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XV tổ chức kỳ họp thứ 20, xem xét thông qua Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Điện Biên.
Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xác định phát triển cây ăn quả chất lượng cao là một trong những hướng phát triển kinh tế chính của ngành nông nghiệp. Ðến nay, tổng diện tích cây ăn quả (không bao gồm cây mắc ca) của huyện Tuần Giáo đạt trên 600ha, nhiều diện tích cho thu hoạch, tạo thu nhập ổn định cho người dân, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ðặc biệt, có hơn 3ha cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng.
Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên đã thông qua Nghị quyết Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Điện Biên, bằng việc sắp xếp 129 xã, phường, thị trấn (hiện nay) để thành lập mới 45 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 42 xã, 3 phường).
Ca mổ cấp cứu, điều trị hậu phẫu viêm phúc mạc sau mổ ruột thừa cùng hàng loạt chẩn đoán phức tạp khác khiến chi phí điều trị của ông Vừ A Thề tăng cao, vượt quá khả năng của một gia đình dân tộc nghèo như ông. Ông rất cần sự chung tay của cộng đồng.
Thực hiện công tác sắp xếp các đơn vị hành chính địa phương, tỉnh Điện Biên dự kiến có 45 xã, phường sau khi sáp nhập.
Tại rẻo cao huyện Sìn Hồ - nơi đồng bào Mông có cuộc sống gắn với núi rừng, điều kiện kinh tế thiếu thốn, hủ tục, phong tục lạc hậu còn tồn tại đã xuất hiện câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Đó là chị Vàng Thị Hoa - Phó Chủ tịch HĐND xã Pu Sam Cáp, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã - điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nghị lực vượt khó vươn lên; tiên phong trong mọi hoạt động, phong trào ở địa phương.
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2024', chiều 15/4 tổ giám sát số 2 do đồng chí Mùa Thanh Sơn, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm tổ trưởng đã đi giám sát thực tế một số công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tuần Giáo.
Từ nhiều năm nay, hàng nghìn người dân, học sinh ở xã vùng cao Phình Sáng (huyện Tuần Giáo) sống trong cảnh chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là thời gian sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 4 hàng năm.
Chiến tranh với những đau thương, mất mát đã lùi xa gần nửa thế kỉ. Văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại từng bước vươn mình ra khu vực và thế giới dường như vắng bóng những tác phẩm viết về chiến tranh. Dù vậy, không thể phủ nhận, cuộc chiến hôm qua, với những vết thương có thể đã lành trên cơ thể đất nước, nhưng soi chiếu lại những tác phẩm viết về chiến tranh của văn học thiếu nhi trong quá khứ vẫn là một việc làm cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 16/1, đồng chí Phạm Khắc Quân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị: Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Trung tâm Y tế huyện và 7 gia đình chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo.
Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với huyện Tuần Giáo tiến hành khảo sát Chương trình vùng Tuần Giáo 2 tại 6 xã: Mường Mùn, Mùn Chung, Quài Cang, Quài Nưa, Chiềng Đông và Chiềng Sinh với mục đích thu thập thông tin, tiến tới mở rộng địa bàn Chương trình.
Những câu thơ đi cùng năm tháng trong bài thơ 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên' của nhà thơ Tố Hữu 'Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát…', về một thời hoa lửa hào hùng đã khiến nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch tại Điện Biên nhất định phải tìm đến địa danh lịch sử này. Pha Đin - một trong Tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, thuộc địa phận huyện cửa ngõ Tuần Giáo, giờ đây đã thay đổi rất nhiều, trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch tỉnh Điện Biên gắn với lịch sử hào hùng trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Khu du lịch sinh thái 'Pha Đin Pass' xây dựng từ năm 2016, đến nay đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn không gian tràn ngập sắc màu núi rừng Tây Bắc.
Ngược dòng thời gian trở lại 75 năm về trước, ngày 10/10/1949, Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu (nay là Đảng bộ tỉnh Điện Biên và Lai Châu) được thành lập. Sau đó gần 2 tháng, Chi bộ Đảng tỉnh Lai Châu ra đời (ngày 02/12/1949). Những sự kiện này đã khẳng định sự trưởng thành của phong trào cách mạng của tỉnh. Từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương đã có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, đánh dấu bước ngoặt trong đời sống chính trị của đồng bào các dân tộc 2 tỉnh: Lai Châu và Điện Biên.
Chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra theo phương châm '4 tại chỗ', những ngày này, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Điện Biên đã huy động các lực lượng chung sức hỗ trợ nhân dân.
Thời gian qua, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã tích cực vận động, kết nối, huy động nguồn lực để thực hiện các công trình 'Thắp sáng đường quê'. Từ đó, thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc đưa ánh sáng đến các đường quê nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế. Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu từ các giống cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được các địa phương, hộ sản xuất đẩy mạnh, giúp nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích canh tác.
Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...
Nhờ phát huy vai trò tiên phong của mỗi đảng viên nên phong trào phát triển kinh tế ở bản Đề Chia A, xã Pú Nhung ngày càng đi vào thực chất.
Thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ, công tác giảm nghèo của xã Pú Nhung tạo nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
Tập trung thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Tuần Giáo xác định mắc ca là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương phát triển cây mắc ca, vận động và hỗ trợ nhân dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca để vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc vừa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp Điện Biên bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoạt động du lịch đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
Là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, xuất phát điểm thấp với 19 dân tộc sinh sống nên việc xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức là khó giữ chuẩn nông thôn mới khi nhiều xã tụt hạng, không đạt tiêu chí NTM.
Chiều 25-1, UBND huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp với các lực lượng triển khai thực hiện công tác dân vận, xóa đói giảm nghèo gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Không phải ở Quản Bạ hay Đồng Văn (Hà Giang), ngay tại Hà Nội, tôi đã được thưởng thức bát phở gà truyền thống của người H'Mông, với sợi phở được tráng tại chỗ, làm từ gạo của dân bản vùng cao Hà Giang trồng. Quán phở tự tráng mà Sùng A Bình hiện quản lý này là một trong những công việc mà anh đang làm để trụ lại và giúp đỡ đồng bào dân tộc mình ở Thủ đô.
Khu du lịch sinh thái 'Pha Đin Pass' xây dựng từ năm 2016, đến nay đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn không gian tràn ngập sắc màu núi rừng Tây Bắc.
Sau nhiều năm tích cực trồng, mở rộng diện tích cây ăn quả, đến nay, huyện Tuần Giáo bước đầu hình thành các vùng trồng tập trung, chuyên canh. Nhiều diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Khi diện tích cây ăn quả đã phát triển ổn định, huyện Tuần Giáo không tiếp tục mở rộng diện tích mà tập trung chăm sóc, phát triển bền vững diện tích hiện có.
Bài 3: Để chính sách 'thấm' vào đời sốngĐBP - Đúc kết kinh nghiệm, bài học từ các giai đoạn trước, hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những chuyển biến, từ đội ngũ cán bộ triển khai chính sách, đến người thụ hưởng. Chính sách triển khai hiệu quả, chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số được nâng lên. Trong đó, những hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở giữ vai trò chủ đạo.
Ðiện Biên đang ngày càng phát triển, ghi dấu ấn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân dân đều hân hoan, thêm động lực, khí thế thi đua lao động, sản xuất, học tập, góp sức vào xây dựng diện mạo mới cho mảnh đất biên giới cực Tây. Ðể làm nên một Ðiện Biên như ngày hôm nay, có vai trò quan trọng của Ðảng bộ tỉnh trong lãnh đạo, điều hành. Ðiều đó được các thế hệ nhân dân Ðiện Biên ghi nhận, đánh giá tích cực.
Ngày 23/9, Báo GD&TĐ đã chuyển trao hàng trăm suất quà nhân dịp Tết Trung thu cho học sinh khó khăn tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì thế, thời gian qua huyện Tuần Giáo đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp người lao động tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ vùng đất cách mạng kiên trung nhưng nhiều gian khó, giờ đây quê hương anh hùng thiếu niên Vừ A Dính - mảnh đất Pú Nhung (huyện Tuần Giáo) đang đổi thay từng ngày. Ðổi thay từ tư duy chủ động, tự lực đến đời sống ngày càng ấm no, đủ đầy.
Mỗi ngôi nhà văn hóa thôn, bản được hoàn thành là niềm vui chung của cả cộng đồng. Từ đây, người dân có nơi hội họp, sinh hoạt đoàn thể; trẻ em có chỗ vui chơi; đội văn nghệ có không gian tập luyện... Những thiết chế văn hóa ở cơ sở dần hoàn thiện, đời sống tinh thần người dân ngày càng được nâng lên.