Một trong 4 chương trình đột phá chiến lược mà Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025 là tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh. Đó cũng là nhiệm vụ rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đổi mới sáng tạo, đưa tỉnh Bình Dương hội nhập nhanh và phát triển bền vững.
Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các ngành chế tạo máy móc, điện tử, chế biến sâu... sẽ được doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vốn mạnh thời gian tới.
Khoảng 2-3 năm gần đây, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đồng Nai có sự cạnh tranh gay gắt với các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An... Do đó, để tiếp tục là một trong nhóm các địa phương dẫn đầu, đón được dòng vốn FDI chất lượng thì tỉnh phải tập trung tăng cường các lợi thế cạnh tranh.
Đại dịch Covid-19 ở một số nước đã bắt đầu lắng xuống, giao thương giữa các nước đang dần được khơi thông. Hiện các doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai đang tập trung khai thác Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Đồng Nai được đánh giá có nhiều mặt hàng lợi thế khi xuất vào các nước thành viên của CPTPP.
Trong giai đoạn tới, Đồng Nai sẽ thực hiện nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật từ nhỏ đến lớn và ước tính cần đến nguồn vốn để đầu tư lên đến hơn 70 ngàn tỷ đồng. Trong đó, một số dự án cần số vốn 'khủng' - khoảng 3-7 ngàn tỷ đồng/dự án. UBND tỉnh cho biết sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các dự án.
Khi đại dịch trên thế giới dần lắng xuống, các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhanh chóng lên kế hoạch và triển khai việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra nước ngoài để phân tán chuỗi sản xuất, cung ứng, không tập trung quá nhiều vào một vài quốc gia. Nhiều tỉnh thành phía Nam đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để thu hút đầu tư.
Đến nhiều thành phố, thị xã của tỉnh Bình Dương, chúng ta dễ dàng gặp những khu công nghiệp hiện đại với tòa nhà văn phòng, khu nhà xưởng khang trang, những tuyến đường giao thông rộng thoáng, liên thông.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong mùa dịch bệnh COVID-19 nhưng tỉnh Đồng Nai đã có những thay đổi mạnh mẽ để đón làn sóng đầu tư mới.
Sức hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Đồng Nai là nhờ có hạ tầng giao thông thuận lợi đi các tỉnh, các khu công nghiệp được đầu tư bài bản, nhiều dịch vụ đi kèm và đặc biệt là có sẵn 'đất sạch'.
Khi đại dịch Covid-19 trên thế giới lắng xuống, Nhật Bản dự tính sẽ thay đổi xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Mới đây, Báo Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại TP.HCM để hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư của Nhật Bản tới đây.
Tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Cục Hải quan Đồng Nai với các doanh nghiệp Nhật Bản diễn ra vào chiều 22/9/2020, đã có nhiều ý kiến quan tâm, đề xuất về các chính sách mới liên quan đến hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.
Hiện tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp (KCN) tại Đồng Nai là 82%. Diện tích còn lại để cho thuê phần lớn vướng mắc ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vì thế, tỉnh đang gấp rút thành lập thêm 3 KCN trong quy hoạch để tiếp tục phát triển công nghiệp.
Sau hơn 10 năm Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực và đầu năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, giao thương giữa Nhật Bản và Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng tăng nhanh. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của tỉnh.
Căn cứ vào Nghị quyết 50/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương, Đồng Nai tiếp tục đưa chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là yêu cầu hàng đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỉnh ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao.
Việt Nam đang dẫn đầu thế giới vì có nhiều FTA (hiệp định thương mại tự do) nhất. Trong tổng số 16 FTA thì có 12 FTA đã có hiệu lực. Dự tính năm 2020, các FTA sẽ tiếp tục mang lại cho nước ta những lợi thế trong xuất khẩu, thu hút đầu tư nhưng cũng không thiếu các thách thức.
Với các lợi thế sẵn có cùng chiến lược thu hút đầu tư phù hợp, các địa phương vùng Đông Nam bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai tiếp tục đứng trong top đầu của cả nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của năm 2019. Các tỉnh thành này đã và sẽ tiếp tục đi theo định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, nâng chất lượng dòng vốn FDI.
Ngày 17-12, tại khách sạn Rex, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM (JCCH) tổ chức Hội nghị Bàn tròn lần thứ 18 năm 2019.
Môi trường đời sống, pháp luật - lao động, thuế và hải quan là 4 nhóm vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài nói chung và các DN Nhật Bản nói riêng quan tâm và có các kiến nghị đến các sở ban ngành để giải đáp cho các DN trong thời gian sớm nhất.
Hiện Đồng Nai vẫn là nơi hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngoài lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp FDI đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp, bất động sản. Trong vòng 4 năm qua, vốn FDI vào tỉnh đều tăng gấp gần 2 lần so với kế hoạch.
Ngày 19-11, ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Nai để mở rộng quan hệ giao thương giữa 2 bên.
Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về công nghiệp nên nhu cầu về điện cho sản xuất mỗi năm đều tăng cao. Do đó, UBND tỉnh mời gọi doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời trong các khu công nghiệp (KCN). Đây là nguồn năng lượng sạch được Chính phủ khuyến khích phát triển.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực hơn 8 tháng. Hiện tại, dù nhiều dòng thuế đã giảm, nhưng xuất khẩu của Đồng Nai vào thị trường này lại tăng trưởng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Năm 2019, kế hoạch của tỉnh là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đạt 1 tỷ USD, nhưng đến cuối tháng 8, đã thu hút được trên 1,21 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 21%. Với lợi thế về hạ tầng giao thông, thổ nhưỡng, khí hậu, Đồng Nai tiếp tục được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn lựa đầu tư mới và mở rộng dự án.
Theo kế hoạch năm 2019, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đồng Nai phấn đấu đạt khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ sau 2 quý đầu năm, lượng vốn FDI đăng ký đã vượt kế hoạch năm gần 9%. Dự tính, vốn FDI đầu tư vào Đồng Nai trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng cao.
Ngày 19-6, đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản do ông Okada Hideyuki, Tân chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Đồng Nai.