Hà Nội đang đẩy mạnh thực hiện các đồ án quy hoạch, đô thị như quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, quy hoạch chuỗi đô thị vệ tinh, quy hoạch một số huyện trở thành quận, lên thành phố... Đi liền với công tác này là thực hiện kế hoạch thiết kế xây dựng, tuy nhiên tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị... thường xuyên xảy ra. Vì vậy, công tác thiết kế xây dựng đô thị phải trở thành một công cụ quản lý và sự tham gia của cộng đồng.
Với lợi thế về vị trí địa lý, cùng vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để tạo đột phá phát triển kinh tế biển, đô thị biển theo hướng liên vùng và vươn ra thế giới...
Là địa phương giáp biển, thành phố Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch phát huy tiềm năng kinh tế biển thông qua không gian kinh tế biển của huyện Cần Giờ. Thành phố kỳ vọng đây sẽ là bước ngoặt thay đổi mô hình phát triển của thành phố, tăng trưởng nhờ động lực mới là kinh tế biển, đô thị biển.
Ngày 30/3, TPHCM tổ chức Hội thảo 'TP HCM – Tầm nhìn kinh tế biển kết nối với chuỗi đô thị quốc tế'.
Xây dựng và phát triển kinh tế biển đang được TP.HCM đặt nhiệm vụ trọng tâm nhằm bắt nhịp với xu thế thời đại và khai thác được các tiềm năng của biển.
Ngày 30-3, Ban Kinh tế Trung ương, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo 'TP Hồ Chí Minh - Tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế'. Những lợi thế và hạn chế để TP Hồ Chí Minh tạo đột phá trong phát triển kinh tế biển đã được các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế chỉ ra.
Xây dựng một hệ sinh thái đô thị biển bền vững, cạnh tranh được với các đô thị biển quan trọng của khu vực, trở thành trung tâm hàng hải kết nối với thế giới là nhiệm vụ quan trọng của TP HCM trong thời gian tới
ThS.KTS Phạm Trung Hiếu có duyên với nhiều giải thưởng từ cấp quốc gia đến quốc tế tại nhiều cuộc thi kiến trúc lớn.
Xu hướng xây dựng dự án xanh, công trình xanh đã trở thành chính sách trong quá trình đô thị hóa tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Các chuyên gia cho rằng cần sớm có một quy định bắt buộc về những tiêu chuẩn, quy chuẩn để đưa vào thực tế.
Quy chuẩn kỹ thuật nhà chung cư cao tầng được ra đời để bảo đảm các tiêu chí về cấu trúc an toàn cho người sử dụng, nhưng theo đánh giá, những quy định này vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả DN và người dân.
Trong cơn bão phát triển thị trường bất động sản tại Hà Nội, vấn đề kết nối hạ tầng vẫn luôn là bài toán khó còn tồn tại nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết. Hàng trăm dự án khu đô thị được xây dựng và đi vào hoạt động trong vài năm gần đây đã cho thấy một vấn đề nan giải ở sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
Theo đồ án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm. Đến nay, dù hệ thống giao thông hướng tâm và vành đai đã hình thành nhưng hầu hết phân khu đô thị vẫn trong tình trạng bất động, trong khi nội đô Hà Nội đang lâm vào quá tải và ô nhiễm không khí nặng nề.
Luật Thủ đô quy định khu vực nội đô được xác định hạn chế phát triển nhà ở, công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm đi vào thực hiện, dường như vấn đề thực thi Luật vẫn còn nhiều hạn chế.
PGS.TS, KTS Nguyễn Hồng Thục, Viện Nghiên cứu định cư và con người đã đưa ra giải pháp tổng thể từ quy hoạch đến điều tiết chống ngập cho Sài Gòn trong tương lai.
Đó là ý kiến của PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục – Viện Nghiên cứu Định cư và Năng lượng bền vững khi trao đổi về vấn đề sử dụng năng lượng trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.
Năng lượng tái tạo chưa thể thay thế năng lượng truyền thống, nên Việt Nam vẫn cần phát triển điện than, điện khí; cần siết chặt hơn nữa trách nhiệm từ phía sử dụng điện để giảm bớt áp lực đầu tư nguồn điện mới... Đây là những vấn đề nổi bật được các chuyên gia trao đổi, chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm 'Câu chuyện năng lượng' diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thục- Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư, rất nhiều vụ cháy nổ chung cư thời gian qua có nguyên nhân xuất phát từ tầng hầm để xe máy. Ở các nước, khu để xe có thể tách biệt với tòa nhà hoặc ở tầng thấp của tòa nhà.
Sự phát triển của nền kinh tế nói chung hay những đô thị hiện đại nói riêng, dù muốn hay không cũng sẽ ít nhiều tác động và làm biến đổi những giá trị cũ – thứ vốn tồn tại và in dấu lâu đời trong chính cơ thể đô thị. Làm thế nào để đảm bảo lợi ích hài hòa, cân xứng giữa bảo tồn và phát triển là nhiệm vụ đặt ra cho mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi không ít lần dư luận 'dậy sóng' trước những chồng chéo trong quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế với các vấn đề bảo tồn di sản, di tích.