Dù được đánh giá cao về tiềm lực tài chính và sự chuyên nghiệp trong đầu tư, nhưng sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn rất hạn chế. Chính vì vậy cần đến sự tham gia mạnh mẽ hơn của nhà đầu tư cá nhân.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho rằng báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về kinh tế - xã hội đã truyền cảm hứng, củng cố lòng tin và lan tỏa tinh thần tích cực đến từng cán bộ, người dân, cộng đồng doanh nghiệp…
Giá trị phát hành trái phiếu phi ngân hàng 9 tháng đầu năm chỉ đạt 80.000 tỷ đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 9 tháng vẫn chứng kiến sự thống trị của trái phiếu ngân hàng.
Trong dự thảo lần 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2019, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến về nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân và giữ nguyên như quy định hiện hành tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP.
Ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh khẳng định, các tổ chức tín dụng hoạt động đại lý, tư vấn trái phiếu doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
Qua quan sát trong 8 tháng năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực thể hiện cho giai đoạn phục hồi ban đầu. Thị trường này đã cho thấy dấu hiệu lạc quan không chỉ về giá trị phát hành trên sơ cấp và thanh khoản trên thứ cấp, mà còn bước đầu có chiều sâu về chất lượng.
Những tín hiệu tích cực từ việc cải cách chính sách và sự tăng cường quản lý đã mở ra cơ hội cho sự phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai, kỳ vọng sẽ giúp củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Xung quanh việc sửa các điểm liên quan tới thị trường phát hành ra công chúng và quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), ông Trần Lê Minh - Tổng Giám đốc Công ty Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) trao đổi với báo chí về một số đề xuất.
Ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho rằng, xuất phát từ đặc thù của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ, mức độ công bố thông tin liên quan tới trái phiếu và tổ chức phát hành ít hơn đáng kể; mặt khác, do tính đa dạng trong việc thỏa thuận các điều khoản, điều kiện đã làm cho TPDN trở thành một sản phẩm phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu nên chỉ phù hợp với nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng và những biến động trong năm 2022 - 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang dần ổn định trở lại nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Sau hơn 1 năm vận hành, hệ thống giao dịch trái phiếu DN (TPDN) riêng lẻ được vận hành an toàn, thông suốt, quy mô thị trường có sự phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự cải thiện tình hình phát hành TPDN riêng lẻ trên thị trường sơ cấp.
Mới đây, Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2019, hiện bộc lộ nhiều bất cập. Trong bài viết này, tác giả chỉ nêu 3 điểm trọng yếu khi sửa đổi Luật Chứng khoán..
Xếp hạng tín nhiệm được xem là một trong những giải pháp quan trọng để minh bạch thông tin giữa tổ chức phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, làm nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của thị trường. Tuy vậy, sự hợp tác của các đơn vị được xếp hạng trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu chính xác và đầy đủ là một thách thức lớn đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Theo giới chuyên gia, các chính sách liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại đi theo hướng ưu tiên bảo vệ nhà đầu tư.
Xem xét nâng điều kiện phát hành là một trong các giải pháp được đề cập nhằm giảm thiểu doanh nghiệp mới thành lập chưa có hoạt động hoặc thành lập nhưng không có hoạt động phát hành với quy mô gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nên giảm dần tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, nếu không sẽ gây hậu quả lớn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) phối hợp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức Hội nghị Tổng kết 1 năm vận hành Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN riêng lẻ (19/7/2023-19/7/2024).
Từ 19 mã trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ của 3 tổ chức phát hành đăng ký giao dịch với tổng giá trị đăng ký giao dịch hơn 9.000 tỷ đồng, sau 1 năm vận hành, Hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ đã tiếp nhận hồ sơ và đưa vào giao dịch trên 1.100 mã trái phiếu của hơn 300 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 832 nghìn tỷ đồng …
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, đến hết năm 2024 và cả năm 2025, Việt Nam cần tiếp tục củng cố, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Trong trung và dài hạn, nước ta cần tổ chức thực hiện tốt Chiến lược tài chính đến năm 2030 cùng với việc ưu tiên hoàn thiện thể chế.
Chia sẻ tại hội thảo 'Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững', sáng ngày 16/8, GS, TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, nhận định, áp lực thanh toán trái phiếu đáo hạn của doanh nghiệp bất động sản khó được giải tỏa khi thị trường chưa phục hồi hoàn toàn.
Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
Ở một số nền kinh tế Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore và Malaysia, quy mô thị trường trái phiếu cũng lên tới 26 - 54% GDP. Trong khi đó, tại Việt Nam, tính tới cuối tháng 3/2024 đạt chưa tới 10% GDP.
Đến ngày 30/6, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận 997 mã của 259 tổ chức phát hành, giá trị đăng ký giao dịch đạt 706.236 tỷ đồng.
Những kết quả đạt được trong 1 năm qua trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã hiện thực hóa chính sách của Chính phủ và cơ quan quản lý trong việc quyết tâm đưa hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào quản lý tập trung...
Ngày 19/7/2024, thị trường giao dịch tập trung trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức tròn 1 năm vận hành hệ thống (19/7/2023 - 19/7/2024). Sau 1 năm đi vào hoạt động, quy mô và thanh khoản thị trường trái phiếu riêng lẻ tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần hỗ trợ hoạt động phát hành sơ cấp.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ổn định; giá trị trái phiếu rủi ro cao giảm rõ rệt; tính minh bạch thông tin cải thiện; nhiều doanh nghiệp chủ động xếp hạng tín nhiệm; giá trị giao dịch thứ cấp tăng… Đây là những dấu hiệu rõ ràng minh chứng cho giai đoạn khó khăn nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã qua. Xung quanh diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện nay, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Lê Minh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating).
Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm đã chứng kiến nhiều biến động của các kênh đầu tư khiến nhiều người băn khoăn nên đổ tiền vào đâu để sinh lời tốt nhất?
Trong tháng 5/2024, lượng trái phiếu do ngân hàng phát hành chiếm tới 87% tổng giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tư vàng đang có rủi ro vì có dấu hiệu tâm lý sợ bỏ lỡ, trong khi chứng khoán và bất động sản mới là hai kênh đầu tư đáng chú ý trong nửa cuối năm.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDN) sẽ hồi phục và thực tế cũng đã có nhiều tín hiệu tích cực. Theo các chuyên gia, chất lượng thị trường này đã và sẽ tăng lên khi thị trường đi vào quy chuẩn, theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65).
Xếp hạng tín nhiệm là thông tin khách quan do một công ty độc lập cung cấp, thông tin quan trọng cho khách hàng trước khi ra quyết định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, có nhiều bên liên quan khác cần thông tin liên quan đến xếp hạng tín nhiệm.
Sau hơn 2 năm trầm lắng, thậm chí có thời điểm gần như 'đóng băng' khi một số doanh nghiệp lớn bị cơ quan chức năng điều tra, khởi tố liên quan đến các sai phạm về kinh tế (trong đó có huy động trái phiếu), từ tháng 4-2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng cả số lần phát hành và lượng vốn so với cuối tháng 3.
Các chuyên gia dự báo, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ 'đau đầu' lo đáo hạn trái phiếu.
Với những điểm sáng xuất hiện trong quý I/2024, các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động hơn từ quý II.
Là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, song đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang hồi phục chậm. TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia trao đổi xung quanh vấn đề kích thích đầu tư tư nhân tăng trưởng trở lại.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ quý I/2024 cho thấy sự trầm lắng về giá trị phát hành. Tuy nhiên, triển vọng cho kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 dự kiến sẽ sôi động hơn nhờ sự cải thiện của môi trường vĩ mô làm tăng các hoạt động đầu tư và huy động vốn dài hạn, môi trường lãi suất thấp được duy trì, kỷ luật được nâng cao nhờ thị trường đã dần làm quen với những quy định mới.
Không chỉ thông báo trả chậm gốc và lãi trái phiếu, hàng loạt doanh nghiệp phát hành còn thay đổi điều khoản, điều kiện trái phiếu theo hướng bất lợi cho người sở hữu.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố mua lại trái phiếu trước hạn trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh trong tháng 3/2024. Dự đoán năm nay, các doanh nghiệp bất động sản sẽ rất vất vả trong việc xoay xở tiền khi đáo hạn trái phiếu.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tại Việt Nam dư nợ trái phiếu chính phủ chỉ tăng 2,0% so với quý trước do lượng phát hành giảm, trong khi lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng 6,8% sau đợt sụt giảm trong quý trước.
Nhiều quỹ mở cổ phiếu đang duy trì mức lợi nhuận cao hơn so với tăng trưởng của chỉ số tham chiếu VN-Index.
Dựa trên những tiêu chí về tăng trưởng lợi nhuận, định giá hợp lý, mức độ thu hút của dòng tiền và các câu chuyện vĩ mô hỗ trợ, ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ là 3 nhóm ngành triển vọng trên thị trường chứng khoán năm 2024.
Doanh nghiệp đang đứng trước áp lực đáo hạn trái phiếu, còn trái chủ rất mong mỏi những đợt thanh toán lãi trái phiếu đúng hạn chứ không phải là những cuộc thương lượng, xin hoãn hoặc giãn thời gian trả nợ trái phiếu như hiện nay.
Khởi đầu không mấy sôi động, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hai tháng đầu năm rơi vào trạng thái ảm đạm, giá trị phát hành mới đạt hơn 7.000 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể những tháng trước đó. Dù vậy, đa phần doanh nghiệp đều lạc quan khi nhiều tín hiệu cho thấy thị trường phát triển hơn về chất...
Trong khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ảm đạm, thì áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục gia tăng trong năm 2024.
Ngày 18-3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tại 62 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.
Bức tranh trái phiếu doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2024 vẫn chưa khởi sắc dù nhiều chính sách tháo gỡ đã được triển khai với kỳ vọng là kênh huy động vốn 'chia lửa' cho tín dụng ngân hàng