Bố mẹ ly hôn sớm, từ nhỏ em ở cùng với bà nội và người bố bị mắc bệnh tâm thần. Thế nhưng, cách đây chưa lâu, chỉ trong vòng 11 ngày lần lượt bà nội bị mất do tai nạn giao thông, tiếp đó người bố cũng đột ngột qua đời. Em trở thành người bơ vơ trên cõi đời... Em là Mai Thị Yến Nhi, sinh năm 2007 ở thôn Phương Hải, xã Hải Bình, huyện Hải Lăng.
Bị khuyết tật chân bẩm sinh, chị Nguyễn Thị Lê (sinh năm 1968) ở Đội 6, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, lâu nay không có việc làm ổn định. Gia đình của chị sống nhờ vào việc bán gánh rau, con cá qua từng buổi chợ cộng thêm số tiền chồng chị đi làm thuê mang về. Thế nhưng, mấy năm nay, bệnh tật của chồng chị Lê ngày một trở nặng khiến cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng thêm cơ cực...
6 năm qua, chị Nguyễn Thị Đằng (sinh năm 1968) ở khu phố Vĩnh Phước, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, phải ngày đêm chống chọi với căn bệnh viêm khớp dạng thấp toàn thân. Kinh tế gia đình vốn khó khăn nay lại càng thêm khốn khó khi phải chữa trị, chăm lo cho chị. Nghĩ số phận mình đã quá hẩm hiu, giờ đây chị Đằng chỉ ước mong sao con mình có được tương lai tươi sáng hơn...
Vợ mất vì bệnh ung thư, mấy tháng nay, ông Dương Văn Minh (sinh năm 1968), trú tại Khu phố 5, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà phải một tay lo liệu cho hai người con nhỏ, trong đó một cháu bị rối loạn phổ tự kỷ. Mỗi lần nghe con khóc đòi mẹ, nước mắt như chảy vào lòng ông.
Nhiều người dân trong một xóm nhỏ của thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, nhiều năm nay phải vật lộn trong khốn khổ với căn bệnh suy thận nặng. Là những người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở một địa phương vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như Húc Nghì, căn bệnh hiểm nghèo này đã đẩy họ vào ngõ cụt...
Mồ côi bố khi chưa tròn 4 tuổi, em Mai Nguyễn Minh Tuấn, học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Đông Giang, TP. Đông Hà sớm chịu thiệt thòi hơn so với bạn bè đồng trang lứa bởi hoàn cảnh gia đình vốn thuộc diện cận nghèo nay lại càng khó khăn hơn. Dù vậy, Tuấn vẫn luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện, nhiều năm liền đạt học sinh khá giỏi.
Ở tuổi 61, bà Bùi Thị Mai, trú tại thôn Động Sỏi, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, đã đi qua rất nhiều nỗi buồn lo. Thế nhưng, trong lòng bà, chưa có nỗi lo nào lớn bằng việc thấy mình ngày càng già yếu mà đứa cháu còn chưa kịp lớn khôn. Bà sợ, lỡ một mai mình nhắm mắt xuôi tay, cháu trai không biết dựa vào ai mà sống.
Hoàn cảnh của ông Hồ Pa Xế (sinh năm 1970), người đồng bào dân tộc Vân Kiều, ở thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông rất đáng thương bởi đang phải chống chọi với căn bệnh suy thận mạn 5 năm nay. Ông phải chạy thận định kỳ 2 lần/tuần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Càng bi đát hơn khi ông còn là bố của 5 đứa trẻ, trong đó có 1 cháu bị bại liệt ngay từ khi mới sinh ra, 2 cháu đã lần lượt nghỉ học giữa chừng bởi gia đình quá khó khăn.
Mẹ trở bệnh nặng, phải đi cấp cứu ở bệnh viện từ ngày mồng 2 Tết và vừa qua đời sau gần 1 tháng điều trị, em Nguyễn Hải Duyên, học sinh lớp 5A Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Thủy, huyện Cam Lộ sớm trở thành đứa trẻ mồ côi, phải sống nương tựa vào ông bà ngoại đã già yếu cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân và các thầy cô giáo.
Trải qua ca chạy thận dài gần 3 tiếng đồng hồ, chị Hồ Thị Lệ (sinh năm 2001), trú tại Thôn 5, xã Ba Lòng, huyện Đakrông, mệt nhoài. Thấy huyết áp bệnh nhân không ổn định, các bác sĩ giữ chị lại để theo dõi, kiểm tra. Nằm ở phòng bệnh, chị Lệ thấp thỏm như có lửa đốt. Chồng chị vừa vắng nhà. Nếu chị không về kịp, cô con gái 4 tuổi chắc sẽ rất nhớ ba mẹ.
Ngôi nhà do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương hỗ trợ xây dựng từ nhiều năm về trước là nơi ở của mẹ con bà Nguyễn Thị Lạc, hiện đã gần 70 tuổi, sống tại thôn Hòa Nam, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh. Không có sức khỏe, không có khả năng lao động, mẹ con bà chỉ có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của địa phương và cộng đồng.
Tấm lưng bà Trần Thị Thương (sinh năm 1957), trú tại Khu phố 10, Phường 5, TP. Đông Hà ngày càng còng sâu, như một dấu hỏi giữa cuộc đời. Nhiều năm nay, dù mưa hay nắng, khỏe hay mệt, cứ mờ sáng, bà Thương lại rời căn nhà nhỏ, đi nhặt ve chai, đồng nát để lo cho hai người con 'có lớn nhưng không có khôn'.
Vợ mất, một mình anh Lê Phước Thình (sinh năm 1976), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 1, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, vừa là lao động chính trong nhà, vừa phải chăm sóc bố mẹ già lẫn 2 người con nhỏ đang tuổi đến trường. Cuộc sống của gia đình anh vì thế khó khăn chồng chất khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1978), trú tại Đội 5, thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, quyết định sẽ hiến gan để ghép cho con. Thế nhưng, khi biết chi phí phẫu thuật lên đến 800 triệu đồng, người mẹ nghèo chết lặng.
Vóc dáng gầy yếu, lại thường xuyên bị ốm đau, chị Nguyễn Thị Quý (sinh năm 1964), hiện đang sống tại thôn Phúc Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, gần như không còn khả năng lao động. Cuộc sống của 2 mẹ con chị nhiều năm qua chỉ nương tựa vào tình thương, sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm xung quanh.
Ở tuổi 96, cụ Nguyễn Văn Khởi ở thôn Phúc Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, vẫn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn.
'Hoàn cảnh của ông Đông thật sự rất éo le', đó là lời nhận xét của nhiều người dân thôn Linh Hải, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, khi nhắc đến ông Võ Văn Đông.
Từ một gia đình yên ấm, bi kịch bất ngờ ập đến khiến 4 chị em Nguyễn Thị Kim Ngân (lớp 8), Nguyễn Thanh Ngọc (lớp 7), Nguyễn Diễm Như (lớp 5) và Nguyễn Chí Nhân (lớp 2), ở Khu phố 5, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà trở thành những đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
'Có nằm mơ, tôi cũng không nghĩ cơn lốc năm ấy lại có thể cuốn đi tất thảy mọi thứ tốt đẹp nhất cuộc đời mình', anh Nguyễn Khắc Lưu (sinh năm 1978), hiện sống tại thôn Linh Hải, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, nói như thế khi chia sẻ với chúng tôi câu chuyện của mình.
Tháng 2/2022, khi thấy đau buốt ở lưng, bà Hồ Thị Căn Teh (55 tuổi), ở thôn A Xau, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, đi khám bệnh và phát hiện mình bị thoái hóa cột sống. Đến tháng 10, bàn chân bà bị tê nhiều, việc đi lại dần khó khăn nhưng bà vẫn gắng gượng đi làm nương rẫy vì là lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh tình của bà Căn Teh trở nặng và hiện cấp cứu tại Bệnh viện Chuyên khoa lao và Bệnh phổi tỉnh với chẩn đoán lao cột sống thắt lưng, suy nhược cơ thể cần phải phẫu thuật gấp.
Cháu Nguyễn Hoàng Trung Kiên (sinh năm 2019) là con thứ 2 của vợ chồng anh chị Nguyễn Hoàng Trung và Phan Thị Mỹ Châu, ở thôn Tân Trung, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, mang trong mình căn bệnh u túi noãn hoàn đã gần 2 năm. Hoàn cảnh gia đình cháu hiện rất khó khăn bởi sau thời gian dài chạy chữa, gia đình đã bán hết đất đai, cầm cố nhà cửa, vay mượn khắp nơi nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm, trong khi kinh phí điều trị thì ngày càng lớn.
Chồng vừa mất đột ngột vì bệnh tật, chị Nguyễn Thị Như Quỳnh (sinh năm 1986), ở thôn Tân An, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, lại thường trực nỗi lo sợ mình không có sức khỏe để nuôi dạy 2 đứa con thơ khôn lớn bởi bản thân chị thường xuyên đau ốm, lại không có việc làm ổn định.
Chồng mất đột ngột vì tai nạn giao thông, chị Nguyễn Thị Hiên (sinh năm 1980), ở thôn Lâm Cao, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh phải một mình nuôi dạy 2 đứa con thơ khôn lớn. Tuy nhiên, điều chị luôn lo lắng là căn bệnh tim bẩm sinh phức tạp khiến chị không đủ sức khỏe để nuôi con, trong khi kinh phí điều trị lâu dài lại rất tốn kém.
Kể từ thời điểm con gái Hoàng Phương Anh (22 tuổi), bị bại liệt hoàn toàn đôi chân do mắc phải căn bệnh viêm cột sống dính khớp, vợ chồng anh Hoàng Đông và chị Trần Thị Thu Thủy, ở thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong hoàn toàn suy sụp. Đớn đau hơn, khi Phương Anh vừa có chút hy vọng để thay khớp thì chị Thủy được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy giai đoạn 3 và đã di căn sang gan khiến cuộc sống của gia đình càng trở nên bế tắc hơn bao giờ hết.
Cuộc đời của bà Trần Thị Sen (sinh năm 1945) ở Khu phố 1, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, luôn sống trong cảnh nghèo khó. Nay đến tuổi gần đất xa trời, bệnh tật bủa vây, bà vẫn phải gồng gánh nuôi 2 cháu nội còn nhỏ dại.
Kể từ ngày chồng mất, phát hiện người con đầu mắc bệnh tim bẩm sinh, chị Lê Thị Hòa (sinh năm 1972) hiện đang sống tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh như suy sụp. Dù thế nhưng người phụ nữ đáng thương này vẫn cố gắng bươn chải, làm đủ công việc để nuôi 3 người con ăn học nên người.
Dựa vào nghề biển, cuộc sống vợ chồng chị Lê Thị Hoa, trú tại Khu phố 1, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cũng sóng gió như công việc của mình. Khi tưởng chừng sắp có bình yên, chị Hoa lại phát hiện mắc căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Từ đây, không chỉ riêng chị mà cả gia đình phải đối diện với cảnh… sống mòn vì bệnh tật.
Gần 1 năm nay, ngôi nhà vốn chật hẹp, xuống cấp của gia đình em Ngô Thị Châu (sinh năm 2006), trú tại Khu phố 3, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà trở nên trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Cảm giác ấy xuất hiện trong Châu và bà ngoại kể từ ngày mẹ em qua đời.
Vật lộn với cơn động kinh từ nhỏ cùng rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng chị Hồ Thị Thu Hiền (sinh năm 1982), trú tại Khu phố 3, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, chưa bao giờ đánh mất hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, niềm hy vọng ấy vụt tắt khi chồng chị qua đời, để lại người vợ đau ốm và ba đứa con đang ở tuổi cắp sách đến trường.
Bố mất, mẹ bỏ đi làm ăn xa rồi mất tích, để lại Trần Thị Thủy Tiên (sinh năm 2012) khi ấy mới chỉ hơn 1 tuổi cho ông bà ngoại sống tại thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh chăm sóc. Đến nay, mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh đáng thương của em, nhiều người vẫn không cầm được nước mắt.
Vừa tròn 7 tuổi đã phải rời xa vòng tay của ba, lên 8 tuổi thì người mẹ cũng bỏ em về với thế giới bên kia, từ đó Lê Thị Hiền (sinh năm 2009) ở thôn Nam Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Tại bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, nhiều người không khỏi xót thương khi nhắc đến hoàn cảnh của gia đình bà Phạm Thị Côi (sinh năm 1953). Bà luôn phải chật vật lo nghĩ từng bữa ăn, lại thường xuyên bị bệnh tật dày vò.
Ở tuổi 15, nỗi vất vả, lo toan của cuộc sống khiến cô bé Hoàng Thị Trà My, học sinh lớp 9A, Trường THCS&THPT Đakrông dường như già dặn hơn so với bạn bè. Mồ côi ba, sống trong vòng tay người mẹ không có việc làm ổn định, lại hay đau ốm nên nỗi lo phải nghỉ học giữa chừng luôn thường trực trong Trà My.
Ở tuổi 76, sức khỏe của bà Nguyễn Thị Xuân, trú tại thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong ngày càng xuống dốc. Những căn bệnh tuổi già làm bà Xuân phải khổ sở. Mỗi lần đau ốm, người phụ nữ ở tuổi gần đất, xa trời thường lo lắng nghĩ đến cái chết. Bà sợ, nếu mình nhắm mắt xuôi tay thì đứa cháu gái sẽ lần thứ ba lâm vào cảnh… côi cút.
Mẹ mất khi Lương Minh Khang, học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học số 1 Thanh An, xã Thanh An, huyện Cam Lộ vừa tròn 3 tuổi. Lên 6 tuổi thì căn bệnh ung thư gan cướp đi người cha thân yêu của em. Đó là nỗi đau tột cùng mà cậu học trò nhỏ này phải gánh chịu. Tương lai của em rất bấp bênh, cần sự sẻ chia, giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Đó là gia đình anh Thái Tăng Yến (sinh năm 1990), vợ là chị Nguyễn Thị Hồng Hà (sinh năm 1991) trú tại thôn Cam Lộ, xã Thanh An, huyện Cam Lộ. Anh Yến là thợ cơ khí, bị ngã từ mái nhà xuống phải phẫu thuật đốt sống lưng, còn vợ bị tai nạn lao động đứt gân 2 ngón tay phải. Hoàn cảnh đó khiến anh chị phải gửi 2 con nhỏ nhờ ông bà nội tuổi cao sức yếu trong nom, gia cảnh gặp rất nhiều khó khăn.
Trong căn nhà trọ chật chội được một người bà con cho thuê, vợ chồng anh Dương Minh Tưởng (sinh năm 1989), hiện sống tại thôn Nại Hiệp, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong khóc hết nước mắt mỗi khi nhìn cô con gái 14 tháng tuổi của mình phải chịu đau đớn bởi căn bệnh u nguyên bào gan quái ác. Anh cho biết khi cháu mới 1,5 tháng tuổi, gia đình phát hiện cháu bị trướng bụng, thường xuyên đi ngoài ra máu. Đến khi đưa con đi khám, vợ chồng anh hoảng hốt khi nhận được kết quả chẩn đoán rằng cháu bị mắc u ác tính ở gan. Dù đã chạy chữa từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho đến Bệnh viện Trung ương Huế nhưng các bác sĩ đều nói con gái anh chị buộc phải cắt bỏ một lá gan mới có thể duy trì sự sống.
Hơn 2 năm nay, anh Trần Trung Việt ở khóm Cao Việt, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa chống chọi với bệnh thận suy mạn tính giai đoạn cuối. Trong khi đó, anh phải nuôi mẹ già và 3 người con nhỏ đang tuổi ăn học nên cuộc sống của gia đình vô cùng khó khăn.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông con, mồ côi bố, mẹ bị bệnh thần kinh, từ nhỏ Hồ Văn Tùng và các anh chị của mình ở thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa sống trong cảnh thiếu thốn trăm bề. Dù thiệt thòi như thế nhưng Tùng lại là một học sinh hiếu học. Tuy nhiên, con đường đến trường của em rất chông chênh vì trường khá xa nhà, điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn.
Sau một cơn bạo bệnh, từ lao động chính trong nhà, anh Lê Văn Dũng (sinh năm 1974), ở thôn Hải An, xã Hải Thái, huyện Gio Linh bỗng trở thành gánh nặng của gia đình khi bị bại liệt, tổn thương não, phải nằm một chỗ hơn 1 năm nay với chi phí điều trị hằng tháng khá lớn nhưng bệnh tình thì không hề thuyên giảm.
Gần đây, không khí gia đình ông Hoàng Văn Long (sinh năm 1968), trú tại thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong trĩu nặng nỗi lo khi người con trai cả không may bị tai nạn. Ngay bác sĩ cũng không chắc con trai ông Long có thể hồi phục, đi lại được hay không.
Đó là gia đình ông Hồ Văn Viết (sinh năm 1945), ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Ông Viết hiện tuổi cao, sức yếu nhưng là lao động chính để nuôi người con bị tàn tật bẩm sinh, mẹ già 91 tuổi và vợ là bà Hồ Thị A Túi (sinh năm 1960) thường xuyên đau ốm. Vợ chồng ông Viết là người dân tộc thiểu số Pa Kô ở huyện miền núi Đakrông. Ông Viết có 7 người con, không may người con thứ 3 là chị Hồ Thị Nới (sinh năm 1989) bị tàn tật bẩm sinh, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có sự hỗ trợ của người thân.
Nếu không may bị xuất huyết não, vỡ mạch máu não, có lẽ gia đình nhỏ của chị Hồ Thị Mỹ Vân (sinh năm 1984) hiện sống tại thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong đã không rơi vào hoàn cảnh đáng thương như bây giờ.
Hoàn cảnh của ông Lê Văn Thao (sinh năm 1969), hiện sống tại thôn Mỹ Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ rất khó khăn. Ở tuổi ngoài 50, lẽ ra ông có cuộc sống an nhàn, vui vầy bên con cháu nếu như căn bệnh nhiễm trùng máu không tồn tại khiến kinh tế của gia đình ông ngày càng khánh kiệt.
Vừa qua, hỏa hoạn đã khiến gia đình anh Hồ Văn Nái và chị Hồ Thị Xanh, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Trăn - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa lâm vào cảnh bi đát. Vừa mất người thân, vừa không còn nhà cửa, tiền bạc, hiện họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.
Em Hoàng Thị Như Quỳnh, sinh năm 2006, ở thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh vừa đoạt giải Nhất môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 cấp tỉnh và vinh dự được tuyển thẳng vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Đây là ngôi trường mà bao học sinh mơ ước nhưng Như Quỳnh lại không thể theo học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
Mắc chứng bệnh xương thủy tinh khi lên 2 tuổi, nên bước sang tuổi 19, em Lê Thị Hoài Nhớ ở thôn Phương An 1, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ chỉ cao 1,1m và nặng 29 kg. Mọi sinh hoạt hằng ngày của em đều cần đến sự hỗ trợ của người thân. Tuy nhiên, không khuất phục bệnh tật, Nhớ đã học đan móc len bằng tay. Bố của Nhớ (anh Lê Văn Hùng) cũng mắc chứng bệnh xương thủy tinh, không thể đi lại, nên mọi gánh nặng trong nhà đổ dồn lên mẹ em là chị Đinh Thị Hoa. Hằng ngày, chị Hoa vừa đi làm, vừa phải tất bật về lo cho 2 cha con.
Hồ Minh Phú (10 tuổi)-cậu bé người Vân Kiều ở thôn Cổ Thành, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa vốn thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng của ba mẹ từ nhỏ. Hiện Phú có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì người nuôi em là ông bà nội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bị khiếm thị từ nhỏ, sức khỏe yếu, thu nhập thấp và hiện nay phải sống một mình trong ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp trầm trọng, chị Nguyễn Thị Quyên (53 tuổi) ở thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh luôn nặng trĩu lo âu.
Từ khi con trai không may bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh trong tình trạng nguy kịch, bà Nguyễn Thị Chanh (59 tuổi), ở thôn Lâm Lang 2, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ phải bán hết gà, lợn trong nhà và vay mượn thêm họ hàng, người thân nhưng vẫn không đủ tiền để lo chi phí điều trị cho con trong những ngày sắp tới.
Bà Võ Thị Bòn (sinh năm 1958), hiện sống tại thôn Gia Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh bị mù hai mắt bẩm sinh. Không có chồng con, không nhìn thấy đường, không có việc làm, bà Bòn chỉ có thể nương tựa vào tình thương của những người xung quanh cùng khoản tiền trợ cấp xã hội để sống qua ngày. Năm 2003, xót thương cho hoàn cảnh của bà, Ban công tác mặt trận thôn cùng bà con làng xóm đã hỗ trợ xây dựng một căn nhà tình nghĩa để bà có nơi tránh mưa, tránh nắng.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12A5, Trường THPT Hướng Hóa luôn nỗ lực học tốt. Ngoài giờ đến trường, em vừa phụ mẹ làm việc nhà, vừa chăm sóc ba, dì ruột bị bệnh nặng và bà ngoại già yếu. Con đường đến giảng đường đại học của Diệu Hiền rất chông chênh khi mọi sinh hoạt trong nhà đều do một tay mẹ em (không có nghề nghiệp ổn định) gồng gánh.
Mới 30 tuổi, chị Nguyễn Thị Oanh, ở thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ đã trở thành góa phụ, một mình gồng gánh nuôi hai con nhỏ trong khi bản thân đau ốm thường xuyên.
40 năm qua, vợ chồng ông Lê Việt và bà Nguyễn Thị Hồng ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa vất vả nuôi 2 người con bị nhiễm chất độc da cam. Nghề nghiệp không ổn định, ở tuổi gần đất xa trời, lẽ ra ông bà phải được con cháu chăm lo, phụng dưỡng nhưng ngược lại, họ chưa một ngày thanh thản, cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau.