Quần thể các di tích lịch sử tại tỉnh Điện Biên là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn oai hùng của một thời kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc.
Ngày 17/7, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác Bộ Ngoại giao đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ và Nghĩa trang liệt sĩ A1, tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và Di tích Đồi A1.
Sau 70 năm, xã Mường Phăng - nơi từng đặt Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đang vươn mình đổi thay về mọi mặt, trở thành địa chỉ đỏ hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế đến tham quan.
Ba tượng đài bề thế này là ba công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính biểu tượng về chiến dịch Điện Biên Phủ. Phía sau mỗi tượng đài là một khía cạnh hào hùng của trận đánh chấn động địa cầu năm 1954.
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não của ta trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 nằm ẩn dưới chân núi ở xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên.
Khu di tích lịch sử Mường Phăng là một 'địa chỉ đỏ' của khách du lịch muốn tham quan, tìm hiểu những giá trị lịch sử làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' cách đây 7 thập kỷ.
Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', để lá cờ 'Quyết chiến - Quyết thắng' của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.
Trải qua 70 năm với nhiều thăng trầm của lịch sử, mảnh đất ATK Định Hóa và chiến trường Điện Biên năm xưa đã và đang vươn mình đổi thay mạnh mẽ.
Những bản du lịch cộng đồng hấp dẫn khi đến Điện Biên là: Bản Tả Kố Khừ; Bản Che Căn; Bản Mển.
Di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng luôn là 'địa chỉ đỏ' thu hút du khách tìm về khi đặt chân lên Điện Biên - vùng đất phên dậu của Tổ quốc.
Sau 70 năm, dấu tích Sở chỉ huy Mường Phăng và hầm Đờ Cát vẫn hiện diện trên mảnh đất lòng chảo để thế hệ sau thấy được tương quan lực lượng của quân ta và thực dân Pháp trong trận quyết chiến Điện Biên Phủ.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch.
Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Điện Biên, chiều 3/5, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và đoàn công tác đã đến dâng hương Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại xã Mường Phăng; thăm một số điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tham gia cùng đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, thăm Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây 70 năm về trước, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định để làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Xã Mường Phăng (dịch theo tiếng Thái cổ có nghĩa là nghe ngóng) được ví như một thung lũng Mường Thanh thu nhỏ nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên hơn 30km. Hơn 300 năm trước, trong đoàn người thiên di từ Thuận Châu (Sơn La), những người Thái đã cắm đất dựng nhà, và bản Mường Phăng có từ thuở ấy. Chính tại nơi này, đầu năm 1954, bằng cái nhìn chiến lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chọn đặt Sở chỉ huy trận quyết chiến với quân Pháp ở Điện Biên Phủ...
Khu vực Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, hoạt động trong 105 ngày từ 31-01-1954 đến 15-5-1954.
Trong chuỗi hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên, ngày 26-4, 200 đại biểu thiếu nhi toàn quốc đã tham gia hành trình tự hào truyền thống vững bước tương lai tại khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng (TP Điện Biên Phủ).
Nhắc đến Chiến thắng Điện Biên Phủ không thể không nhắc đến rừng Mường Phăng. Bởi từ 31/1/1954 đến 15/5/1954, rừng Mường Phăng được chọn đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại rừng Mường Phăng, dưới những lán trại đơn sơ làm bằng tre nứa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với Bộ Chỉ huy Chiến dịch đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' vào ngày 7/5/1954.
Tiếp tục chương trình hành trình về nguồn tại Điện Biên, ngày 23/4, đoàn công tác của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương do đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan Khu Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ.
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não của ta trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 nằm ẩn dưới chân núi ở xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên. Trong quá khứ, Mường Phăng được coi như trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đến nay, Khu di tích lịch sử Mường Phăng đã trở thành một 'địa chỉ đỏ'' của du khách mỗi khi về thăm Điện Biên.
Trong khuôn khổ Chương trình Hội chợ Công thương vùng Tây Bắc - Điện Biên 2024, sáng 19/4, đoàn đại biểu tham dự khai mạc Hội chợ, đến từ các tỉnh: Tây Ninh, Bình Thuận; Luông Nậm Thà, Luông Phra Băng (CHDCND Lào); Lãnh sự quán nước CHXHCN Việt Nam tại Luông Phra Băng đã đến dâng hương Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ).
70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng đã trở thành điểm tham quan, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Nằm ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa điểm thứ 3, cũng là địa điểm cuối cùng đặt cơ quan đầu não của quân đội ta cho đến ngày chiến dịch toàn thắng.
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não của ta trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy…
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoài các địa danh nổi tiếng như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, đồi A1... không thể không nhắc đến Mường Phăng. Đây là nơi đặt Sở Chỉ huy - cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày (từ 31/1-15/5/1954).
Trong 'rừng Đại tướng' trầm mặc, vẫn líu lo chim hót, róc rách suối reo trong du dương gió núi, như thương nhớ vị tướng tài ba của dân tộc, về một thời hoa lửa đã qua. Ở đó, di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đơn sơ nhưng hằn in câu chuyện về tài thao lược, những quyết định đúng đắn, tài ba của Bộ Chỉ huy chiến dịch mà đứng đầu là Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đã làm nên một chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Sáng nay (6/4), Đoàn công tác của Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, do đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan Khu Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ.
Chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chọn khu rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên làm nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch để chỉ huy, điều hành toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nơi này cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía Đông (theo đường chim bay) và khoảng 40km theo đường bộ, thuận lợi cho việc quan sát, chỉ huy tác chiến trên chiến trường lại đảm bảo được yếu tố bí mật...
Sau khi kết thúc thắng lợi đợt tiến công thứ nhất, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã tổ chức Hội nghị sơ kết tại đâu?
Bài 4: 'Vinh quang thay đất Mường Phăng'ĐBP - 'Vinh quang thay đất Mường Phăng/Có hầm Đại tướng, có rừng chỉ huy'. Chiến tranh đã lùi xa 70 năm, Mường Phăng trở thành địa chỉ chói lọi trong bản đồ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ hôm nay quyết tâm chung tay, góp sức gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử xây dựng quê hương cách mạng khởi sắc.Bài 3: Vùng đất lịch sử vượt khó vươn lênBài 2: Góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên PhủBài 1: Mường Phăng - Trái tim chiến dịch Điện Biên Phủ
Sáng nay (15/3) Đoàn đại biểu nữ tỉnh Vĩnh Long đã đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ.
Những ngày đầu năm chúng tôi đến Điên Biên - mảnh đất hội tụ tinh hoa của vùng Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, lịch sử hào hùng và văn hóa đặc sắc.
Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.
Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 25 km, khu di tích lịch sử Mường Phăng nằm trong rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, nơi làm việc 105 ngày của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy…
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' là một mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, vì độc lập, tự do trong thế kỷ 20. Chiến thắng vang dội đó đã để lại nhiều bài học sâu sắc, hiện vẫn còn nguyên giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
ĐBP - Chiều nay (22/7), Đoàn công tác Văn phòng Chính phủ do đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm trưởng đoàn đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan Khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ. Tham gia cùng đoàn công tác về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' cách nay đã 68 năm, nhưng những chứng tích lịch sử hào hùng vẫn còn mãi ghi dấu trên mảnh đất Điện Biên. Nơi chiến trường năm xưa, hoa ban vẫn nở bên họng pháo, những chứng tích lịch sử song hành cùng sự phát triển của thời đại, tạo nên bản sắc riêng của một vùng đất anh hùng.