Tổng thống Ai Cập khẳng định nước này sẽ tiếp tục hợp tác với các phe phái ở Libya cũng như các bên quốc tế liên quan để tạo điều kiện cho con đường hướng tới sự ổn định của Libya.
Công ty Dầu mỏ Vùng Vịnh Ả Rập (Arabian Gulf Oil Company - AGOCO), công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, đã hoàn tất việc sửa chữa đường ống dẫn dầu thô bị rò rỉ vào cuối tháng 5.
Các Big Oil hay 'siêu tập đoàn' dầu khí gồm ExxonMobil, Chevron, TotalEnergies và Eni đang cạnh tranh trong vòng đấu thầu dầu đầu tiên của Libya sau 18 năm, ông Masoud Suleman, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg.
Châu Âu đang xúc tiến giải pháp ngoại giao về chương trình hạt nhân Iran, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập một cuộc gặp Washington- Tehran.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết 743 người đã thiệt mạng khi cố gắng vượt Địa Trung Hải đến châu Âu từ đầu năm đến nay.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/6, lực lượng đặc nhiệm hải quân và lực lượng tuần duyên thành phố Tobrouk, miền Đông Libya, đã giải cứu 93 người di cư bất hợp pháp ở khu vực ngoài khơi cách bờ biển vùng Al-Qardaba, phía Tây Tobrouk khoảng 48 km.
Theo các nhân chứng, các cuộc đụng độ đã nổ ra vào sáng 9/6 giữa các nhóm vũ trang đối địch ở một số khu vực của thủ đô Tripoli, gây ra sự hoảng loạn cho dân thường.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 7/6, Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đã hoan nghênh quyết định của Hội đồng Tổng thống Libya (LPC) thành lập hai ủy ban để giải quyết các vấn đề an ninh và nhân quyền, sau các cuộc đụng độ vũ trang gần đây tại thủ đô Tripoli.
Xung đột có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại tại Libya kể từ sau vụ đụng độ đẫm máu xảy ra ở thủ đô Tripoli giữa tháng 5 vừa qua cũng như các cuộc biểu tình yêu cầu Thủ tướng Chính phủ thống nhất quốc gia Libya (GNU) Abdulhamid Dbeibah từ chức.
Ngoại trưởng 3 nước Ai Cập, Tunisia và Algeria ngày 31/5 hối thúc tất cả các bên ở Libya kiềm chế tối đa và dừng leo thang ngay lập tức, đảm bảo an toàn cho người dân nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông và Bắc Phi, Ngoại trưởng 3 nước Ai Cập, Tunisia và Algeria ngày 31/5 đã hối thúc tất cả các bên ở Libya kiềm chế tối đa và dừng leo thang ngay lập tức, đảm bảo an toàn cho người dân nước này.
Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya vừa thông báo về việc thành lập Ủy ban ngừng bắn chung với Hội đồng Tổng thống Libya. Động thái tích cực này nhằm hướng tới việc hạ nhiệt căng thẳng và thúc đẩy hòa bình bền vững tại thủ đô Tripoli của Libya, nơi vốn chìm đắm trong làn sóng bạo lực vũ trang suốt thời gian qua.
Ngày 19/5, Bộ Nội vụ Libya cho biết đã phát hiện ít nhất 58 thi thể không rõ danh tính trong nhà xác tại Bệnh viện Abu Salim ở thủ đô Tripoli, do lực lượng dân quân có tên gọi Nhóm Hỗ trợ ổn định (SSA), kiểm soát.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) ngày 18/5 thông báo về việc thành lập một Ủy ban ngừng bắn chung với Hội đồng Tổng thống Libya. Động thái này nhằm mục đích hạ nhiệt căng thẳng và thúc đẩy hòa bình bền vững tại thủ đô Tripoli, nơi vừa trải qua các vụ đụng độ vũ trang nghiêm trọng trong tuần qua.
Washington được cho là đã đề nghị giải tỏa hàng tỷ đô la trong các quỹ thuộc về quốc gia Bắc Phi này nếu họ chấp nhận cư dân Gaza.
Hàng trăm người biểu tình Libya đã kêu gọi lật đổ Thủ tướng Abdulhamid Dbeibah được quốc tế công nhận. Ít nhất 3 bộ trưởng đã từ chức để bày tỏ sự đồng tình với người biểu tình.
Các cuộc đụng độ dữ dội nhất trong nhiều năm đã làm rung chuyển Thủ đô Tripoli của Libya, bắt đầu từ tối ngày 12/5, kéo dài đến hôm qua (14/5), sau khi chỉ huy của một một nhóm vũ trang bị sát hại.
Các cuộc đụng độ vũ trang đã nổ ra tại thủ đô Tripoli của Libya, sau khi thủ lĩnh một nhóm vũ trang bị sát hại.
Cuộc đụng độ xảy ra giữa các nhóm vũ trang đối địch, bao gồm lực lượng chính phủ, tranh giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli, Libya.
Ngày 12/5, thủ đô Tripoli của Libya đã rơi vào tình trạng căng thẳng an ninh nghiêm trọng sau khi xảy ra đụng độ dữ dội giữa các nhóm vũ trang đối địch.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, chính quyền miền Đông Libya cho biết ngày 5/4, các lực lượng an ninh liên kết với họ đã bắt giữ khoảng 570 người di cư bất hợp pháp thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và một số nghi phạm buôn người gần thị trấn biên giới Imsa'ed.
Bên cạnh vũ khí, thông tin tình báo cũng rất quan trọng với Ukraine, giúp lực lượng nước này có thể tiếp tục chiến đấu trong cuộc xung đột hiện tại.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 20/3, Cục Kiểm soát Di cư bất hợp pháp Libya thông báo nước này đã trục xuất 191 người di cư về nước, bao gồm 188 người Bangladesh và 3 người Syria.
Ngày 17/3, Bộ trưởng Nội vụ Libya Emad al-Tarabelsi đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và các nước bị ảnh hưởng do dòng người di cư bất hợp pháp từ Libya, hỗ trợ quốc gia Bắc Phi ứng phó với tình trạng này.
Trang Bloomberg dẫn ý kiến của cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis nhận định đối với Ukraine, nguồn lực tình báo do Mỹ cung cấp quan trọng hơn số vũ khí mà nước này viện trợ.
Chính phủ Libya bác bỏ thông tin về kế hoạch tái định cư người nhập cư bất hợp pháp, tái khẳng định cam kết hợp tác với Liên minh châu Âu để giải quyết vấn đề di cư.
Ngày 3/3, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya Masoud Sulaiman thông báo đã phát động một vòng đấu thầu công khai mới để thăm dò dầu khí lần đầu tiên sau 17 năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 9/2, Văn phòng tổng chưởng lý Libya cho biết nước này đã phát hiện thi thể của 28 người di cư từ khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi trong ngôi mộ tập thể nằm gần một trung tâm giam giữ bất hợp pháp ở khu vực Kufra, phía Đông Nam Libya.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Libya (NOC) cho biết công ty này có kế hoạch tăng sản lượng dầu khí hàng ngày lên 2 triệu thùng trong 3 năm tới nếu có đủ nguồn vốn.
Ngày 24/1, các tổ chức quân sự và an ninh thuộc hai chính quyền đối địch ở Libya, có trụ sở tại miền Đông và miền Tây, đã nhất trí thành lập một trung tâm chung nhằm chống khủng bố và giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp.
Trung tâm trao đổi thông tin nhằm tăng cường an ninh biên giới, chống khủng bố và giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp ở Libya sẽ có sự tham gia của đại diện các tổ chức quân sự và an ninh.
Ngày 20/1, Chủ tịch Hạ viện Libya (Quốc hội) đặt tại miền Đông đã có cuộc gặp với bà Stephanie Koury, Phó Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về các vấn đề chính trị kiêm quyền Trưởng Phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL), để thảo luận về việc tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội ở Libya cũng như luật hòa giải quốc gia vừa được thông qua.
Sản lượng dầu thô của Tập đoàn dầu khí quốc gia Libya tăng đáng kể trong ba năm qua, vượt mức 1,41 triệu thùng/ngày, cùng với sự gia tăng về sản lượng khí đốt và khí ngưng tụ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (16/1) đã thông qua một nghị quyết gia hạn nhiệm vụ của Ban chuyên gia thuộc Ủy ban trừng phạt Lybia năm 1970, đồng thời mở rộng các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc xuất khẩu dầu mỏ bất hợp pháp từ Lybia.
Cuộc họp tham vấn kéo dài hai ngày giữa hai phe đối địch là các thành viên Hạ viện Libya và Hội đồng Nhà nước tối cao Libya đã kết thúc tại thành phố Bouznika của Maroc ngày 19/12, với việc cả hai bên đồng ý tiếp tục đàm phán về tiến trình hòa giải dân tộc của Libya.
Các cuộc đàm phán diễn ra tại thành phố Bouznika, Maroc, giữa 2 cơ quan lập pháp đối địch ở Libya là Hội đồng Cấp cao Nhà nước Libya (HCS) có trụ sở tại Tripoli và Hạ viện có trụ sở tại Benghazi.
Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Libya, bà Stephanie Koury, mới đây đã công bố một kế hoạch toàn diện nhằm giúp quốc gia Bắc Phi này vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài.
Hỏa hoạn nghiêm trọng bùng phát tại Zawiya, nhà máy lọc dầu lớn nhất Libya với công suất 120.000 thùng dầu/ngày, vào ngày 15/12.
Ngày 15/12, hỏa hoạn nghiêm trọng đã bùng phát tại một số bể chứa ở nhà máy lọc dầu Zawiya, cách thủ đô Tripoli của Libya 40 km về phía Tây. Đây là nhà máy lọc dầu lớn nhất Libya với công suất 120.000 thùng dầu/ngày.
Trước khi bước vào con đường chính trị, Bashar al-Assad làm bác sĩ nhãn khoa ở London. Khi ấy, ông không thể hình dung ra được kết cục số phận của mình khi phải lưu vong tới Moskva.
Ngày 4/12, Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) khẳng định đang nỗ lực hết sức để khôi phục tiến trình chính trị và tiến tới tổ chức bầu cử quốc gia ở đất nước Bắc Phi này.
Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 sẽ bắt đầu từ ngày 24/9. Một số chủ đề quan trọng sẽ được nêu bật tại sự kiện này dự kiến bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, khí hậu và cải tổ Hội đồng Bảo an.
Văn phòng Tổng chưởng lý Libya ngày 31/8 cho biết chính quyền nước này đã phá thành công mạng lưới buôn người đang hoạt động ở phía Tây Nam đất nước và bắt giữ các thành viên của nhóm này.
Khi nói về nước Mỹ, người ta thường nghĩ tới quốc gia có nền kinh tế, sức mạnh quân sự và tiềm lực khoa học - công nghệ số 1 thế giới. Đằng sau vị thế siêu cường này là hệ thống tổ chức nghiên cứu hùng hậu tập trung hàng nghìn nhà khoa học, chuyên gia xuất sắc được ví như những 'cỗ máy tư duy' sản xuất ra thứ 'vũ khí đặc biệt' - 'vũ khí tư tưởng', từng giúp Mỹ giành chiến thắng trước Liên Xô mà không cần tiến hành chiến tranh. Đứng đầu trong số đó là tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên Tập đoàn RAND.
Ngân hàng trung ương Libya cho biết họ đã nối lại hoạt động sau một thời gian tạm ngưng vì một quan chức ngân hàng bị bắt cóc đã được thả ra.
Ngân hàng Trung ương Libya có trụ sở tại Tripoli ngày 18-8 đã dừng mọi hoạt động sau khi một cán bộ cấp cao của ngân hàng bị bắt cóc cùng ngày.
The Guardian hôm 18/8 đưa tin, người đứng đầu bộ phận công nghệ thông tin của ngân hàng trung ương Libya đã bị một nhóm đối tượng không rõ danh tính bắt cóc, buộc ngân hàng này phải dừng mọi hoạt động.