Ngày 5/12/2021, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn tiếp nhận 3 cá thể khỉ mặt đỏ do ông Đặng Nguyên Kim, thường trú tại thôn Nậm Cần, xã Dần Thàng tự nguyện bàn giao.
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, qua nguồn hình ảnh thu được từ máy bẫy ảnh động vật hoang dã cố định đặt tại khu vực rừng thuộc lâm phần đơn vị quản lý đã phát hiện nhiều đàn khỉ mặt đỏ xuất hiện tại đây.
Đàn khỉ mặt đỏ gồm khoảng chục con di chuyển, tìm thức ăn trong rừng ở Quảng Trị và được máy bẫy ảnh kỹ thuật số đặt sẵn ghi lại.
Hai con khỉ quý được người dân phát hiện trong lúc đi rừng và mang về chăm sóc đã được Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) thả về rừng. Một con khỉ lúc tìm thấy đã bị thương và cụt đuôi.
Chiều 9/6, ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, sau 2 tháng đặt bẫy ảnh, đơn vị đã phát hiện loài mang cực kỳ quý hiếm tưởng đã tuyệt chủng.
Ngành chức năng tỉnh Bình Định đã tiến hành thả 3 cá thể gốn 1 con cu li, 1 khỉ mốc và 1 khỉ mặt đỏ về với môi trường rừng tự nhiên sau thời gian cứu hộ, chăm sóc.
Ngày 22-2, Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết đã tiếp nhận 2 cá thể linh trưởng khỉ mặt đỏ và 1 cá thể trăn đất, đều nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB, do người dân giao nộp để thả về môi trường rừng tự nhiên tại khu vực Vườn quốc gia Vũ Quang quản lý.
Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết đã thả 2 cá thể linh trưởng quý hiếm là khỉ vàng và khỉ mặt đỏ khỏe mạnh về môi trường rừng tự nhiên tại tiểu khu 156 do Vườn quốc gia Vũ Quang quản lý.
Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa thả 2 cá thể động vật hoang dã thuộc nhóm IIB về môi trường tự nhiên.
Hôm nay 7/1/2021, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) Lê Bá Hùng cho biết, một cá thể khỉ mặt đỏ vừa xuất hiện trên địa bàn khóm Tây Chín tấn công người và rượt đuổi, cắn gia cầm.
Ngày 7-1, ông Trần Phước Cường, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) cho biết, một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm vừa xuất hiện tại khu vực dân cư thuộc khóm Tây Chín.
Sau thời gian dẫn dụ, kiểm lâm bắt được một con khỉ tấn công học sinh và người dân.
Sau khi chuyển giao cho đội cứu hộ để tiến hành cứu hộ thì sáng nay con khỉ mặt đỏ lạc vào nhà dân ở Bình Định đã chết. Đây là động vật hoang dã thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Người dân ở thị xã An Nhơn (Bình Định) phát hiện, vây bắt, giao kiểm lâm một cá thể khỉ mặt đỏ thuộc loại nguy cấp, quý hiếm đang ăn xoài trong vườn gần nhà.
Ông Nguyễn Danh Kỳ - Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, chiều nay (13/4), đơn vị đã tổ chức thả 3 cá thể khỉ quý về môi trường tự nhiên sau khi được cứu hộ, chăm sóc.
Ngày 13/2, ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết: Một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm thuộc nhóm IIB động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ, đã được ông Phạm Văn Hiến (sinh 1969, trú tại xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới) tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng vào 9 giờ ngày 13/2, tại xã Quang Phú.
Vào lúc 9h ngày 13/2, tại thôn Tân Phú, xã Quang Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Công an xã Quang Phú, đã vận động người dân tự nguyện giao nộp một số động vật hoang dã, quý hiếm.
Ngày 13/2, thông tin từ Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm do người dân giao nộp.
Bởi sắc đẹp mỏng manh, kiêu sa và hương thơm đặc trưng, những loài phong lan rừng đã và đang bị săn lùng cạn kiệt. Nhiều cánh rừng cũng bị những người săn lan rừng lùng sục khai thác. Đau đáu nhìn những loài lan đang dần biến mất, những người trẻ ở Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã tìm mọi cách để phục hồi, nhân giống phong lan trả lại cho rừng.
Ngày 1/11, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng cho biết, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) vừa tiếp nhận và tái thả nhiều cá thể linh trưởng quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp, về lại môi trường tự nhiên tại Rừng Đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa.
Cảnh sát Môi trường Đà Nẵng phối hợp với Kiểm lâm cơ động giải cứu và thả 2 cá thể linh trưởng do người dân giao nộp về môi trường tự nhiên.
ĐBP - Ngày 6/6, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã tiến hành thả 1 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) về môi trường tự nhiên.
Ngày 12/9, Tổ chức Động vật châu Á đã tiến hành cứu hộ một cá thể gấu chó và hỗ trợ giải cứu hai cá thể khỉ bị nuôi nhốt làm cảnh tại một đơn vị ở TP. Buôn Ma Thuột.
Chiều 23-10, ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn quốc gia đã tiến hành thả 3 cá thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) về môi trường tự nhiên.