Hơn 60 năm lịch sử ra đời và phát triển, CBCNLĐ Công ty CP Gang Thép đã được tôi luyện, trưởng thành từ trong gian khó. Khắc phục, sửa chữa, cải tiến, tối ưu hóa máy móc, để công việc vẫn đảm bảo thông suốt, đạt năng suất, chất lượng, đó cũng chính là mục tiêu quan trọng đối với đơn vị lúc này.
CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 26/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, công ty đặt mục tiêu có lãi trở lại trong năm 2025 nhưng sẽ tiếp tục không chia cổ tức, trong bối cảnh kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ và nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục do những vấn đề tồn tại kéo dài.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (năm 2024), đoạn đường qua khu vực moong than Bắc Làng Cẩm, xã Phục Linh (Đại Từ), thuộc tuyến đường Hà Thượng - Phục Linh - Giang Tiên, xuất hiện nhiều vết nứt, lún nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã chặn 2 bên đầu đường và mở tạm đường khác. Tuy nhiên, đến nay đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thành khắc phục, khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.
Khí chất người lính thẫm đẫm qua từng dòng thơ, câu văn trong sáng tác của tác giả Phan Thái.
Bám sát sự chỉ đạo của các bộ, ngành, tập đoàn, UBND tỉnh, từ khi bão số 3 xuất hiện, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch để ứng phó. Nhờ sự chủ động với nhiều giải pháp cụ thể, các DN đều duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Sau khi Báo Thái Nguyên đăng tải bài viết 'Hơn 3ha đất canh tác thiếu nước… giữa mùa mưa', UBND huyện Đại Từ có báo cáo gửi UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông về kết quả xác minh vấn đề Báo nêu.
Hàng chục năm qua, hơn 3ha đất lúa của người dân 2 xóm Cẩm 2 và Cẩm 3, xã Phục Linh (Đại Từ), bị ảnh hưởng rất lớn bởi hàng chục hố sụt lún xuất hiện ở giữa cánh đồng. Nước trên mặt ruộng đều chảy xuống các hố này nên hầu hết diện tích đất không thể canh tác. Điều đáng nói, các hố sụt lún xuất hiện chỉ cách moong khai thác than (đã khai thác và đóng cửa moong) của Mỏ than Phấn Mễ khoảng 30-40m.
Thời tiết năm 2024 đang có nhiều diễn biến bất thường, dễ gây sạt lở, lũ quét. Để quá trình sản xuất ổn định và đảm bảo an toàn lao động, các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực chuẩn bị, triển khai kế hoạch phòng, chống thiên thiên tai, phòng ngừa sự cố.
Ngày 15/5, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Thép Việt Nam và một số đơn vị đã trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang lưu giữ hàng triệu tấn quặng sắt nghèo, xít than đã được khai thác, đang 'đắp chiếu' mà nhiều năm liền chưa thể đưa vào chế biến, gây lãng phí, bào mòn nguồn lực của các đơn vị khai thác, ngân sách không thu được thuế, phí và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa đồng chí Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty với cán bộ, đảng viên, người lao động.
Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định. Do thị trường tiêu thụ gặp khó khăn nên trong 8 tháng đầu năm sản lượng thép cán của Gang thép Thái Nguyên chỉ đạt 64,2% kế hoạch năm.
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp tiết giảm chi phí và tận dụng tối đa lợi thế về tự chủ một phần nguyên liệu trong sản xuất.
Ngày 30/4/1945, công nhân Mỏ than Phấn Mễ nổi dậy, giành quyền quản lý mỏ và thành lập chính quyền cách mạng.
Trước tình trạng cầu treo Đát Ma xuống cấp, không đảm bảo an toàn, mới đây, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã lắp biển cảnh báo 'Cầu yếu - Ô tô không đi qua cầu!'.
Phan Thái đến với văn chương qua bài thơ đầu tiên được đăng báo năm 1982 (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) đó là bài 'Nhớ về những cánh rau rừng'. Kể từ đó ông viết thơ đều đặn hơn. Cho đến nay ông đã in 2 tập thơ: 'Về sông xưa', NXB Hội Nhà văn, 2011 và 'Quẩy nắng vào đêm', NXB Hội Nhà văn, 2012.
Mặt cầu chật hẹp, xuống cấp, nhiều vị trí bị đứt gãy, đe dọa sự an toàn của người và phương tiện khi lưu thông… là thực trạng người dân phản ánh về cầu treo Đát Ma.
Đang là Điều tra viên 'cứng' ở Đội Hình sự - kinh tế - ma túy và có cuộc sống gia đình ổn định ngay trung tâm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thế nhưng, khi có chủ trương đưa Công an chính quy về xã, Đại úy Vũ Xuân Huy xung phong lên đường.
Nhà máy Cốc hóa tăng cường công tác quản lý và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tiết giảm chi phí để sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.
Hàng trăm tấn than ở mỏ Phấn Mễ (thuộc Cty CP Gang thép Thái Nguyên) bị tuồn ra ngoài bán cho tư nhân. Cơ quan Công an đã phát hiện và đang xử lý.
Thời gian qua, người dân xóm Cẩm 2, xã Phục Linh (Đại Từ), tiếp tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của một số xưởng than ở đây. Điều đáng nói, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra, xử lý, nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm…
Năm 2022, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐQT, Ban điều hành và sự nỗ lực của cả đội ngũ, hoạt động SXKD của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên vẫn được duy trì ổn định, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Tình trạng thiếu đất san lấp ở nhiều dự án ngày càng trầm trọng, nhất là các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong khi đó, một số dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã, đang phải đào, di chuyển hàng triệu mét khối đất mà không có chỗ đổ.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt thiếu sót, hạn chế tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), đồng thời nêu loạt công ty con vào diện mất cân đối tài chính phải giám sát đặc biệt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, nhiều bãi thải tại các mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang là nỗi lo của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi nguy cơ sạt lở, ngập úng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh có một số mỏ than thực hiện đóng của mỏ hoặc tạm dừng khai thác nên sản lượng than sụt giảm. Cùng với đó, nguồn than nhập từ nước ngoài về gặp khó khăn nên hoạt động sản xuất của nhiều đơn vị phụ thuộc vào than bị ảnh hưởng không nhỏ…
Hoạt động khai thác khoáng sản góp phần tích cực phát triển kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhưng cũng để lại hệ lụy về môi trường, nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đời sống người dân. Từng bước khắc phục vấn đề này, tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị khai thác khoáng sản nỗ lực trồng rừng, xanh hóa các vùng mỏ.
Bộ TN&MT vừa ban hành quyết định đóng cửa một phần mỏ than Phấn Mễ - mỏ than mỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á - để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
577 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), 575 người bị tai nạn, 232 người chết, thiệt hại cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Đây là số liệu do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trong vòng hơn 5 năm gần đây. Sang hết 4 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra 6 vụ TNLĐ, làm 6 người chết.
Mặc dù chưa hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan chức năng xin cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng Mỏ than Phấn Mễ (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) vẫn cho nổ mìn sản xuất.
Sau phản ánh của VietNamNet, Mỏ than Phấn Mễ đã dừng các hoạt động khai thác, thực hiện đóng cửa mỏ, nộp nghĩa vụ tài chính gần 164 tỷ đồng; hoàn tất hồ sơ cấp giấy phép mới theo quy định.
Mỏ than Phấn Mễ thừa nhận đơn vị này tiến hành khai thác than khi chưa được cấp giấy phép mới theo Luật Khoáng sản nhưng nêu lý do 'để phục vụ sản xuất của Nhà máy Gang thép Thái Nguyên'.
Năm 2020 là năm có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất của Mỏ than Phấn Mễ (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên). Ngoài tác động của dịch COVID-19 thì Mỏ phải dừng khai thác lộ thiên (chỉ còn khai thác hầm lò) từ giữa năm do moong đã đạt chiều sâu thiết kế, giá thành sản xuất than cao hơn giá than nhập khẩu cùng loại.
Năm nay, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II và dịch COVID-19. Thêm nữa, giá nguyên - nhiên liệu đầu vào diễn biến phức tạp, khó lường; thị trường thép tiếp tục có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; hầu hết các dây chuyền thiết bị đã cũ, xuống cấp; khó khăn về thu xếp vốn cho sản xuất, kinh doanh... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty. Trong hoàn cảnh đó, Công ty đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để ổn định việc làm, đời sống của người lao động, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm.
Nhiều công nhân của Mỏ than Phấn Mễ (thuộc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) lo lắng khi Mỏ dừng khai thác lộ thiên từ tháng 6 vừa qua (do chi phí sản xuất quá lớn và giấy phép nổ mìn khai thác hết hạn). Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo quyền lợi cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Mỏ và Công ty.
Mua đất để đào giếng, khoan nhờ giếng, mắc hệ thống ống nước dài hàng trăm mét từ nguồn nước về nhà… là cách mà nhiều người dân thị trấn Giang Tiên (Phú Lương) đang phải làm để có nước đảm bảo vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt. Nhiều năm nay, nguồn nước sạch ổn định luôn là mong mỏi của người dân nơi đây.