Là người thuộc dòng họ Windsor nghĩa là phải phân biệt được cái gì là sự thật trường tồn, rồi gạt nó luôn khỏi đầu óc bạn. Tôi không phải là Bà Nội. Tôi không phải là Cha. Tôi không phải là anh Willy. Tôi là người xếp thứ ba đằng sau họ.
Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần mai một vẫn có những con người lặng thầm 'giữ lửa' nghề, giữ tinh hoa sáng tạo của ông cha. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Minh Tuấn (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương), là người như thế - anh là một trong những người có công khôi phục nghề đúc trống đồng truyền thống.
Mỗi lần K'toong Chigưl (Trống đôi) vang lên là báo hiệu hội làng đồng bào Chăm Hroi sắp diễn ra. Giữa không gian, nghệ thuật K'toong Chigưl được trình diễn để cuốn hút cộng đồng vui hội, càng ý nghĩa hơn khi mọi người xích lại gần nhau để bảo tồn nét đẹp truyền thống vốn có của người Chăm Hroi.
Xung quanh 4 Bảo vật quốc gia và hệ thống Nhà trưng bày Bảo tàng Quảng Trị được bố trí camera, nhân sự… để theo dõi, kiểm tra, bảo vệ và bảo quản.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh 3 tiếng trống Sấm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Làng Đọi Tam thuộc xã Đọi Sơn, thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), là một trong những 'cái nôi' của nghề làm trống truyền thống tại Việt Nam. Nằm ở phía Tây bắc chân núi Đọi, ngôi làng không chỉ nổi tiếng bởi kỹ thuật chế tác trống tinh xảo mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.
Người Mường ở Hòa Bình luôn tự hào là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình, nơi bảo tồn, lưu giữ gần trăm chiếc trống đồng. Hòa Bình cũng là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng đứng thứ hai trong cả nước chỉ sau tỉnh Thanh Hóa.
Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng trống Đọi Tam (xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã nổi tiếng cả nước. Theo nghề của cha ông, những chàng trai trẻ của đất Đọi Tam vào TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) lập nghiệp để mưu sinh và cho tiếng trống mãi ngân vang.
Hội tụ dấu ấn lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu và có giá trị đặc biệt của đất nước, những bảo vật Quốc gia (BVQG) gắn với thời đại Hùng Vương được lưu giữ đã và đang phát huy giá trị nhằm góp phần giáo dục truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc; đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan của đông đảo Nhân dân và du khách khi về với Đất Tổ.
Trống nêm là một nhạc cụ truyền thống, là 'linh hồn' của đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Vào những ngày Tết, tiếng trống vang lên để xua đi những điều không may mắn, không tốt của năm cũ. Trong những lễ hội, tiếng trống tăng thêm sự vui vẻ, hạnh phúc khiến lòng người phơi phới, cả bản say mê nhảy múa theo nhịp trống...
Giống như phiên chợ tình Khau Vai của người Mông ở Hà Giang, hay 'Hội Thổng báo Slao' của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, cứ vào đêm 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm, bà con dân tộc thiểu số người Ma Coong, trú tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lại tổ chức lễ hội dân gian đặc sắc của mình - Lễ hội đập trống. Nhiều người dân trong vùng còn gọi Lễ hội đập trống của người Ma Coong là 'đêm hội tình nhân'.
Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, khi vầng trăng sáng treo cao trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Ma Coong (một nhánh của dân tộc Bru - Vân Kiều), sinh sống tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, lại hân hoan tổ chức Lễ hội Ðập trống. Ðây không chỉ là một nghi lễ truyền thống có từ hơn 300 năm, mà còn là biểu tượng của niềm tin tâm linh, sức mạnh cộng đồng và nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ.
Gần 20 năm được người dân bầu làm chủ Lễ hội đập trống của tộc người Ma Coong, ông Đinh Xon (64 tuổi, ở bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đập trống của dân tộc mình, một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Từ Lào Cai đến cửa biển Thái Bình, trải qua quá trình lịch sử, dòng sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa quý giá, trong đó phải kể đến là những bảo vật văn hóa đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Trống tang sành (hay còn gọi là trống đất) là nhạc cụ độc đáo của cộng đồng người Dao ở Lào Cai. Cuộc sống có nhiều thay đổi, giờ đây nghề làm trống tang sành bị thất truyền, số trống còn lại trên địa bàn tỉnh cũng không nhiều. Tuy vậy, hồn trống tang sành vẫn còn vẹn nguyên trong các dịp lễ, tết của đồng bào Dao như lễ cấp sắc, pút tồng, mừng cơm mới...
Lô Lô đen là một trong số dân tộc thiểu số rất ít người của Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ sinh tồn và tiếp biến văn hóa, người Lô Lô đen tự hào là một dân tộc còn giữ được nhiều nét bản sắc từ trong truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, trống đồng trong nghi thức tang ma được xem là nét văn hóa độc đáo, kỳ thú, đặc trưng nhất, thậm chí được xem là một yếu tố nhận diện rõ nhất bản sắc văn hóa của người Lô Lô đen.
Sách Trình Lục đời Gia Long lại chép chuyện kể trống đồng ở núi Đồng Cổ bị Tây Sơn lấy đi, nhưng đang đi trên biển, thuyền bị gió lật chìm. Chẳng bao lâu lại thấy chiếc trống đồng ấy ở bến nước dưới chân núi Đồng Cổ…
Tối 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), tại Thượng Trạch, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ hội đập trống của người Ma Coong - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ma Coong (dân tộc Bru-Vân Kiều) sống giữa đại ngàn Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình.
Trong ánh lửa bập bùng thời khắc chuyển giao năm cũ, bên căn nhà dài truyền thống của người M'nông, tiếng chiêng cất lên vang vọng, trầm hùng như tiếng rền vang của tâm tư, ý nguyện cộng đồng. Cũng trong không gian ấy, người buôn có thể quên mệt mỏi, quên thời gian, quên tuổi tác… để hòa vào thanh âm thành kính, da diết của khoảnh khắc giao thời...
Trải qua hàng trăm năm 'thế cuộc đổi dời', nhưng tiếng 'cắc', 'tùng' từ vùng đất có truyền thống lâu đời của miền Phủ Diễn đất Hoan Châu xưa, làng trống Hoàng Hà vẫn còn vang vọng mãi.
Người Thái ở Tây Bắc có mặt khá sớm ở miền Bắc Việt Nam, có thể từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, cách đây hơn 2.000 năm, các bằng chứng khoa học càng ngày càng chứng minh điều này. Họ là một trong nhiều cộng đồng người cùng tham gia vào việc khai thác lưu vực sông Hồng, sông Đà ở Bắc Bộ Việt Nam tạo ra văn hóa Đông Sơn, nền tảng của Nhà nước đa tộc người Văn Lang-Âu Lạc.
Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng bằng tình yêu nghề của nghệ nhân, việc tuân thủ những quy định khắt khe khi làm nghề nên nghề làm trống có tuổi đời hàng trăm năm ở làng Hoàng Hà, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn được giữ gìn, phát huy.
Trống đồng và thạp đồng Đông Sơn thuộc sở hữu của ông Lương Hoàng Long vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia
Trống đồng với nhiều họa tiết tinh xảo là đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn thuộc thời đại kim khí. Dấu tích đó vẫn được lưu giữ và phát huy tại làng nghề đúc đồng làng Chè - Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa).
Những ngày cuối năm, không khí làng trống Hoàng Hà, Diễn Châu, Nghệ An, sôi động, bận rộn hơn, nhiều hộ làm ngày làm đêm để đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán và phục vụ mùa lễ hội đầu năm mới.
Triển lãm 'Nghệ thuật Đông Sơn' đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ và đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tư nhân Kính Hoa khai mạc triển lãm 'Nghệ thuật Đông Sơn', thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ và đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.
Những ngày cuối năm cũng là thời điểm làng nghề trống Bắc Thai, xã Thạch Hội (Thạch Hà, Hà Tĩnh) hối hả vào mùa sản xuất mới.
Ngày 20-12, tại Khu di tích quốc gia thành cổ Luy Lâu (phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Bắc Ninh báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích thành cổ Luy Lâu.
Ngày 20/12, tại Khu di tích quốc gia thành cổ Luy Lâu (phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích thành cổ Luy Lâu.
Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ sau những bí quyết làm nên âm thanh độc đáo của trống đất để rồi có thể thành thạo chơi loại nhạc cụ đặc biệt của dân tộc.
Tới đây, tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam, biểu tượng trống Đọi Tam - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia sẽ 'ngân vang' lay động mọi thế hệ, hướng về những giá trị văn hóa đầy tự hào của dân tộc.
Trong quan niệm của người xưa, khi tiếng trống hội – trống sấm khởi lên làm 'rung động' bầu trời sẽ hô mây, gọi mưa mang tới mùa màng tốt tươi.
Đến với nghề gốm khi mà 'cả xã làm gốm', nhưng nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hòa đã tìm được một lối đi riêng. Anh luôn chú trọng khai thác vốn văn hóa Việt vào sản phẩm, để từ đó tạo ra những sản phẩm mới.
Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo có bề dày hơn nghìn năm. Bằng những bàn tay khéo léo, điêu luyện và say mê với nghề, các thế hệ nghệ nhân Đọi Tam đã tạo ra những chiếc trống nghệ thuật làm nên thương hiệu được thị trường trong và ngoài nước đón nhận.
Bằng những bàn tay khéo léo, điêu luyện và say mê với nghề, các thế hệ nghệ nhân Đọi Tam đã tạo ra những chiếc trống nghệ thuật làm nên thương hiệu được thị trường trong và ngoài nước đón nhận.
Nghệ nhân Phạm Chí Khang tự hào chia sẻ trống Đọi Tam hiện nay không chỉ có mặt trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Hát Trống quân Liêm Thuận (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo và đặc sắc gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây từ rất xa xưa. Từng có thời gian bị quên lãng, mai một... đến năm 2006, bằng nỗ lực, tâm huyết và tình yêu của những người mong muốn lưu giữ, phát huy điệu hát đặc sắc của quê hương, được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương câu lạc bộ (CLB) hát Trống quân xã Liêm Thuận được thành lập.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố', giới thiệu hơn 500 cổ vật độc đáo.
Kết tinh lại từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy, nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau để những mùa hội cứ rộn ràng tiếng trống gợi nhắc văn hóa cha ông.