Giải chạy việt dã Mường Tấc, huyện Phù Yên, lần thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 13/4.
Những ngày đầu năm mới, trong tiết trời thuận lợi, bà con nông dân miền núi Sơn La đã xuống đồng, bắt tay vào vụ sản xuất lúa mới.
Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Yên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với địa hình đa dạng, tài nguyên phong phú; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Đây là điều kiện quan trọng để Phù Yên tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Cánh đồng lúa xã Mường Than, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) có diện tích hơn 2.000 ha, là một trong những điểm đến ấn tượng của vùng Tây Bắc.
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, nông nghiệp đa dạng chủng loại cây trồng, Sơn La đã và đang hình thành các sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp thế mạnh, tạo động lực cho nông nghiệp và du lịch cùng phát triển. Những mùa hoa, mùa quả là thời điểm lý tưởng thu hút du khách gần xa về tham quan, trải nghiệm.
Ở huyện Phù Yên, Lễ mừng cơm mới thường được tổ chức cùng với Tết Xíp xí (ngày 15/7 âm lịch). Năm nay, Lễ mừng cơm mới được bà con tổ chức sau thu hoạch vụ xuân tại Đình Chu, bản Chiềng Hạ.
Đó là lời nhận xét mà Tạp chí Travel and Leisure chuyên về du lịch có tòa soạn tại Mỹ đánh giá về kỳ quan ruộng bậc thang ở Việt Nam.
Cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên, Sơn La – một trong những vựa lúa lớn vùng Tây Bắc đã vào vụ thu hoạch. Những năm gần đây, nông dân Phù Yên không chỉ đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, mà còn áp dụng phương pháp hữu cơ, tạo bước tiến mới cho sản xuất lúa trên đất Phù Hoa.
Có người bảo con gái xứ ấy đẹp một phần vì khí hậu, một phần vì được tắm nước Nậm Thia.
'Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn' (Chế Lan Viên). Hai câu như nốt nhạc, như lời hát thi thoảng lại rung ngân trong hồn tôi, khi có một cơn cớ nào đó liên gợi đến núi rừng A Pa Chải, cực Tây của Tổ quốc.
Ngày 18/10, huyện Phù Yên đã tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc và giới thiệu nông sản huyện Phù Yên năm 2022 với sự tham gia của 27 xã, thị trấn và một số HTX tiêu biểu trên địa bàn. Ngày hội nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Phù Yên (18/10/1952 - 18/10/2022).
Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc - Câu nói nổi tiếng này đang nhắc đến 4 cánh đồng là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (huyện Than Uyên - Lai Châu) và Mường Tấc (Sơn La). Không hẳn là những thửa ruộng bậc thang cao ngút, cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên) có địa hình thoải hơn giúp cho mảnh đất này có thể trồng hai vụ lúa trong năm. Với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.000 ha, Mường Than trở thành một trong bốn cánh đồng lớn và đẹp nhất Tây Bắc.
Cách đây 68 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi vào lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là một trong những chiến công hiển hách, xứng đáng 'được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh'.
Trở về Phù Yên thời điểm này, cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Nhịp sống của nhân dân trở lại bình thường mới. Trên cánh đồng Mường Tấc, người dân hối hả bước vào vụ thu hoạch lúa mùa, tiếng nói, tiếng cười xen lẫn tiếng máy tuốt lúa tạo nên khung cảnh ấm áp, sôi động.
Khi thưởng thức bánh Ít uôi, cái dẻo của lớp vỏ bánh, vị thơm ngon có mùi đặc trưng của hạt tiêu trong nhân như hòa quyện vào nhau, rất đậm đà khó quên.
Những người yêu thiên nhiên, ưa xê dịch chắc chắn không thể bỏ lỡ những bức tranh Tây Bắc vào một trong hai thời điểm đẹp nhất - mùa nước đổ.
Đông đến, khi làn gió lạnh luồn qua các chân rạ khô của cánh đồng Mường Tấc, cũng là lúc rêu vào mùa. Bà con dân tộc Thái ở Phù Yên lượm rêu về rồi khéo léo chế biến thành nhiều món, như rêu hấp, rêu xào, nộm rêu khô... nhưng ngon và lạ nhất có lẽ vẫn là món rêu nướng.
Khi những đợt mưa ngâu tháng bảy xuất hiện làm xanh thêm những ruộng lúa đang kỳ trổ bông, cũng là lúc đồng bào Thái trắng vùng Mường Tấc, huyện Phù Yên đón Tết xíp xí. Hương thơm của chén rượu men lá, cùng bánh ít, xôi khảu hang, cá suối nướng mời gọi những người con xa quê trở về.
Xác định nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Phù Yên đã triển khai nhiều giải pháp, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo.
Câu truyền miệng 'Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc' đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân với ngụ ý nói về 4 cánh đồng trồng lúa lớn sản xuất ra những loại gạo ngon nổi tiếng của các tỉnh miền núi Tây Bắc. So với cánh đồng Mường Lò (Yên Bái), cánh đồng Mường Than (Lai Châu), cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) thì cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên) nổi bật với các loại gạo nếp dẻo, thơm ngon.
Mường La không chỉ được biết đến với công trình Nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất cả nước, nơi đây còn có lòng hồ thủy điện rộng mênh mông, giữ nguyên vẻ hoang sơ, hùng vĩ, thơ mộng, thu hút du khách tới tham quan và trải nghiệm.
Ngày 27/8, đồng chí Quàng Văn Hương, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh làm Trưởng Đoàn đã khảo sát về tình hình đầu tư các dự án thủy điện giai đoạn 2011-2018 tại huyện Bắc Yên và Phù Yên. Tham gia đoàn khảo sát có ông Lê Hồng Tịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo UBND hai huyện Bắc Yên, Phù Yên.