Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đã xây dựng các mức thuế mới trên nhiều mặt hàng, từ thuốc lá, rượu, bia cho đến xe ô tô và nước giải khát bắt đầu từ năm 2026 với mục tiêu giảm tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khỏe, tăng cường bảo vệ môi trường và điều chỉnh thuế phù hợp với xu hướng tăng thu nhập.
Chia sẻ với báo chí bên lề Hội thảo 'Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến' do Báo Đầu tư tổ chức ngày 29/8, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, cần nhiều giải pháp để phát triển xe xanh trong đó có chính sách thuế, chính sách xanh hóa.
Chia sẻ tại Hội thảo 'Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến' do Báo Đầu tư tổ chức ngày 29/8, ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban truyền thông, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, nếu có các chính sách thúc đẩy toàn diện, xe năng lượng mới có thể chiếm 30% tổng dung lượng ô tô toàn thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2026-2030.
Chia sẻ với Tạp chí Tài chính, TS. Nguyễn Thị Kim Chi - Phó Trưởng Bộ môn Thuế - Hải quan (Khoa Quản lý công - Bất động sản, Trường Đại học Tài chính - Marketing) cho biết, trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi lần này, có đề xuất tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường và cồn là phù phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.
Bà Nguyễn Minh Thảo - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm đồ uống theo Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) sẽ kéo theo 24 ngành nghề liên quan bị giảm doanh thu.
Chia sẻ tọa đàm 'Chính sách thuế với đồ uống có cồn', các chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn cần đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan và phù hợp thực tế của Việt Nam.
Tại Việt Nam, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm có cồn, tính từ khi có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) năm 1990 đến nay đã được sửa đổi 12 lần, từ sản phẩm chịu thuế, thuế suất, nồng độ cồn. Trong đó, những sửa đổi phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.