Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long đề nghị Bộ GD&ĐT tính toán lại việc phân luồng để chấm dứt 'kỳ thi kinh hoàng' vào lớp 10 THPT.
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mỗi dịp hè đến, hàng triệu phụ huynh và học sinh phải đối mặt với 'kỳ thi kinh hoàng' vào THPT.
Để tránh việc các cơ sở giáo dục đại học mở ngành tràn lan, mở ra rồi đóng lại chóng vánh rất cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chiều 19/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Nghị định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục đồng thời với việc tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết đổi mới tư duy, hành động trong phát triển giáo dục đại học, nhấn mạnh hiệu quả và chất lượng.
Một trong những chính sách được đề cập khi sửa đổi Luật Giáo dục đại học là, phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học xuất sắc và môi trường học thuật sáng tạo, liêm chính.
Nhiều trường giảm xét tuyển tổ hợp C00 gây lo lắng cho thí sinh; cần chiến lược cân bằng và công bằng trong tuyển sinh đại học 2025.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức lấy ý kiến sâu rộng khi xây dựng dự thảo nghị quyết đột phá phát triển giáo dục để có tính thực tiễn và đồng thuận cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 2768/BGDĐT-TCCB, chính thức đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học Cần Thơ thành Đại học Cần Thơ.
Đổi mới cách tiếp cận, bảo đảm thực chất trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là một trong những chính sách lớn được đề ra khi sửa đổi Luật Giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT vừa thống nhất chủ trương chuyển Trường Đại học Cần Thơ thành Đại học Cần Thơ, hướng đến trung tâm giáo dục đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sáng ngày 9/6, tại Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm lớn là quy định 'cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức'.
Sáng 9/6, tiếp tục Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Trong đó, nội dung 'cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức' nhận được nhiều sự quan tâm.
Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý quy định theo hướng không cấm tuyệt đối việc dạy thêm, học thêm, nhưng quy định rõ nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
Theo chuyên gia, thí sinh theo học chương trình GDPT 2018 đăng ký học những môn Sử - Địa từ khi vào lớp 10 và đã tập trung đầu tư, nghiên cứu thêm, học thêm để nâng cao trình độ. Nhưng đến 'phút chót' các trường lại công bố không xét tuyển khối C00 là điều 'đánh đố' với học sinh.
Ngày 6-6, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu trường ĐH vừa có thông báo bỏ xét tuyển khối C phải điều chỉnh tổ hợp xét tuyển, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh trong kỳ xét tuyển ĐH 2025.
Việc một số trường đại học thông báo dừng tuyển sinh tổ hợp C00 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ một tháng khiến thí sinh lo lắng.
Phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học xuất sắc, môi trường học thuật sáng tạo, liêm chính là chính sách lớn khi sửa đổi Luật Giáo dục ĐH.
Hiện đại hóa chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến là nội dung quan trọng khi sửa đổi Luật Giáo dục đại học.
Định hướng của dự án Luật Giáo dục đại học sửa đổi là tăng tối đa quyền tự chủ cho các trường đại học (tự chủ được hiểu là quyền tự chủ và chịu trách nhiệm).
Ngày 3/6, Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội nghị Giao ban sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nội dung đáng chú ý khi sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Trao quyền tự chủ không đơn thuần là mở rộng quyền lực cho các trường. Nhiều chuyên gia cảnh báo: Nếu thiếu nền tảng quản trị hiệu quả, tài chính minh bạch và sân chơi công bằng giữa trường công – tư, thì tự chủ sẽ chỉ là khái niệm mang tính hình thức. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, nếu không xây dựng được hệ sinh thái đồng bộ, rất dễ khiến tự chủ trở thành gánh nặng thay vì động lực phát triển.
Bộ GD&ĐT đang trong quá trình xin ý kiến sửa đổi 3 dự án luật quan trọng của ngành bao gồm Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quy định về Hội đồng trường là nội dung nhận được nhiều ý kiến chuyên gia khi góp ý sửa đổi Luật Giáo dục.
Sửa luật giáo dục không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật, mà là tái thiết toàn diện để mở đường cho đổi mới, đầu tư và nâng cao chất lượng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tại cuộc họp góp ý sửa đổi Luật Giáo dục 2019; Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018; Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, diễn ra ngày 30/5. Phiên họp do Cơ quan thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức.
Tại cuộc họp thẩm định hồ sơ chính sách Dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH) (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần cụ thể hóa, làm rõ nội hàm từng nội dung chính sách của Dự án Luật này.
Các quy định được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật dự kiến sẽ điều chỉnh đối với 69 thủ tục hành chính có liên quan.
Điều chỉnh 3 Luật về giáo dục cần đảm bảo sự đổi mới mạnh mẽ, tạo hành lang pháp lý để GD-ĐT phát triển với tốc độ nhanh nhất, tính định hướng cao.
Chiều 29/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì cuộc họp thẩm định hồ sơ chính sách dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH) (sửa đổi).
PGS.TS Bùi Văn Hồng đề xuất Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp cần sớm bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động giảng dạy và học tập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm Phó Giáo sư Bùi Huy Nhượng làm Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân nhiệm kỳ 2021-2026, kể từ ngày 1/8/2025.
Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị tập huấn cho đội ngũ bảo đảm và kiểm định chất lượng về tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo.
Chiều 28/5, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn cho đội ngũ bảo đảm, kiểm định chất lượng về tự đánh giá, đánh giá ngoài chương trình đào tạo.
PGS.TS Mạc Văn Tiến đề nghị bổ sung, hoàn thiện các quyền của doanh nghiệp; làm rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp như tham gia xây dựng tiêu chuẩn, chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh viên…
Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định tại Bộ Tư pháp, các đại biểu đóng góp ý kiến nhằm xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đồng bộ, thống nhất, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Hội đồng trường tồn tại cũng không làm tăng thêm bộ máy, nếu bỏ Hội đồng trường, sẽ làm mất động lực của các trường đại học thành viên.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc sửa 3 luật phải nhằm gia tăng chất lượng đồng thời gợi ý, cần chấp nhận một hệ thống đa dạng hơn trước, trong Đại học Quốc gia có trường mầm non.
Sau 5 năm thực thi, Luật Giáo dục đại học hiện hành đã đặt nền móng cho mô hình tự chủ trong trường đại học. Nhưng thế là chưa đủ. Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, mô hình phát triển và áp lực hội nhập quốc tế đang đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý mới-sâu hơn, linh hoạt hơn và bắt kịp thời cuộc.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa lưu ý việc sửa đổi 3 dự án Luật cần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với một số dự án luật.
Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để rà soát, góp ý dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; tham vấn chính sách đối với dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Luật GD nghề nghiệp (sửa đổi) vào sáng 25/5.
Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dứt khoát phải 'quản' việc đào tạo trình độ tiến sĩ và đào tạo các ngành sư phạm, y tế, luật.