Hằng năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ngọc Lặc chiếm hơn 42%. Vì vậy, huyện Ngọc Lặc đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển chăn nuôi gắn với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH đã trở thành 'điểm tựa' vững chắc cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Bằng nỗ lực của bản thân và sự đồng hành của các cấp hội phụ nữ, chị Đoàn Thị Thu Hà ở xã Kim Hoa (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công mô hình vườn - chuồng cho doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm.
Với khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, gia đình ông Đỗ Hữu Luyện, sinh năm 1969, ở xóm Việt Long, xã Bàn Đạt (Phú Bình) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng, rừng (V.A.C.R).
Rút kinh nghiệm từ những năm trước khi người chăn nuôi còn chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh, thời điểm này, người chăn nuôi ở Lào Cai đã chủ động phòng dịch tả lợn châu Phi từ xa, từ sớm.
Giá thu mua lợn hơi hôm nay đồng loạt đi ngang…
Chị Trần Thị Thuyên (sinh năm 1973), Chi hội trưởng (CHT) Phụ nữ thôn Đông Hồ, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền không chỉ là CHT phụ nữ năng động, nhiệt tình trong công tác hội mà còn là một điển hình trong phát triển kinh tế gia đình với mô hình chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Lâm Trung Thủy, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.
Dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng từ đầu tháng 8 đến nay và dự kiến gia tăng trong thời gian tới.
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch bệnh tả lợn châu Phi gia tăng vừa qua có nguyên nhân do không có kiểm dịch nội tỉnh, trong khi giết mổ nhỏ lẻ chiếm đa số, khoảng 27.000 cơ sở, giết mổ tập trung được hơn 460 cơ sở.
Giá lợn hơi trên địa bàn Hà Tĩnh liên tục giảm sâu, trong khi giá thức ăn lại ở mức cao khiến các doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi đối mặt thua lỗ.
Từ ngày 20/10 đến ngày 21/11, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 16 hộ xã Suối Tân, huyện Cam Lâm. Số lượng lợn chết, bệnh buộc tiêu hủy là 505 con với khối lượng 26.953 kg.
Sáng 23/11, tại huyện Bảo Thắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Bảo Thắng và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam tổ chức Hội thảo triển khai giải pháp sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Giá heo hơi hôm nay tăng ở miền Bắc, trong khi giảm ở các tỉnh miền trong. Hiện giá heo hơi ở miền Bắc đã vượt mốc 50.000 đồng/kg, chạm mức cao nhất cả nước sau hơn 2 tuần lao dốc vì dịch tả lợn châu Phi.
Gián, một loại động vật có khả năng sinh sản mạnh, thường xuyên xuất hiện trong nhà, và trở thành thành viên thường trực theo thời gian.
Hôm nay 21/11, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cam Lộ Phạm Viết Thanh cho biết, sau một thời gian lắng xuống, hiện nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trở lại trên địa bàn huyện.
Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát và diễn biến phức tạp ở Triệu Phong. Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, đến ngày 15/11 trên địa bàn huyện có 16/18 xã, thị trấn có lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn đã tiêu hủy 584 con (107 lợn nái, 270 lợn thịt, 207 lợn con). Đặc biệt hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh ở 4 xã Triệu Giang, Triệu Sơn, Triệu Đại và Triệu Long.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới.
Bánh ngô là món bánh ăn sáng dễ làm lại giàu dưỡng chất.
Với phương pháp chăn nuôi độc đáo, khoa học, một người phụ nữ dân tộc Tày ở tỉnh Hòa Bình đã thành công với mô hình nuôi lợn đen bản địa và làm giàu trên chính quê hương mình.
Chăn nuôi gia súc vốn là nghề đem lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực trong công cuộc giảm nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá gia súc giảm, đầu ra bấp bênh trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp khó.
Sau một thời gian cơ bản được kiểm soát, hiện tại bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang xuất hiện trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Để kịp thời ngăn chặn bệnh DTLCP lây lan và bùng phát trên diện rộng, ngành nông nghiệp và các địa phương đang khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Nâng cao thu nhập của người dân tộc từng được cho là mục tiêu khó khả thi trong phiên thảo luận của Quốc hội về đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Những gì Phong Niên làm được đã vượt xa kỳ vọng.
Trại chăn nuôi lợn thịt tại thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, hiện đang xả thải ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân nơi đây. Thế nhưng qua 2 lần xảy ra sự cố, Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của huyện Đăk Hà đều không phát hiện ra trại chăn nuôi này chưa có giấy phép môi trường để đi vào hoạt động.
Nông dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn để cho ra sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn.
Những năm gần đây, chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao đã ảnh hưởng đến việc tái đàn, tăng đàn lợn của người chăn nuôi. Việc thiếu đầu tư thâm canh, quy mô nhỏ cũng làm cho chăn nuôi của tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế tại địa phương, người chăn nuôi chưa chủ động con giống, thức ăn nên giá thành cao; mặt khác sản phẩm tiêu thụ bấp bênh. Do đó, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của tỉnh còn ở mức thấp. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ và ổn định đầu ra sản phẩm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay cả nước phát sinh 343 ổ dịch tại 38 tỉnh, thành phố; tổng số lợn bị tiêu hủy hơn 34.000 con. Và, hiện vẫn còn nhiều ổ dịch chưa qua 21 ngày. Các trang trại trên địa bàn Hà Nội đang nỗ lực phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo cung ứng đủ sản lượng cho vụ cuối năm.