Nhờ khai thác hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng, đặc biệt là sự góp sức của các hợp tác xã (HTX), hàng trăm hộ gia đình ở huyện vùng cao A Lưới đã thoát nghèo, tạo tiền đề phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
Quảng Ninh đã và đang tận dụng thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa địa phương và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng để phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của tỉnh.
Hàng nghìn người dân là người Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy, Ca Tu, Kinh sáng nay đã hội tụ tại Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới, thành phố Huế để vui hội sắc xuân vùng cao. Các bộ trang phục truyền thống cùng sắc màu của cỏ cây hoa lá, sản vật những ngày tháng ba, hòa trong tiếng trống da trâu, chiêng, khèn, tù và... đã khuấy động một góc rừng.
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975- 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/3/2025), ngày 17/3, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam do đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ; Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã; viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng; thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Nằm trong kế hoạch tổ chức Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025, lễ hội mùa xuân - 'Xuân Cố đô' có nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc. Không chỉ có những hoạt động lễ hội ở trung tâm thành phố mà ở vùng đất trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, ngày hội 'Sắc xuân vùng cao A Lưới' sẽ tạo thêm điểm nhấn và ấn tượng cho du khách đến Huế trong tháng 3 này.
Năm Du lịch Quốc gia - Festival Huế 2025 với hàng trăm sự kiện hấp dẫn kéo dài suốt năm nay hứa hẹn sẽ đưa cố đô Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực.
UBND huyện A Lưới, thành phố Huế vừa thông tin, huyện sẽ tổ chức Ngày hội 'Sắc xuân vùng cao A Lưới' năm 2025. Hội sắc xuân A Lưới diễn ra trong hai ngày 28 và 29/3.
Khi tháng Hai kéo qua những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn, A Lưới khoác lên mình một tấm áo tím biếc của hoa sim. Những triền đồi, sườn núi và thung lũng tràn ngập sắc tím mộng mơ, tạo nên khung cảnh thơ mộng, quyến rũ du khách gần xa.
Giờ đây, người dân và du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh nét đẹp A Lưới qua không gian thực tế ảo với độ chính xác và chân thực cao, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi mà không cần phải đến tận nơi.
Ngành du lịch Cố đô dự kiến thu hút lượng khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng khoảng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Để phục vụ và tạo ấn tượng cho du khách, Sở Du lịch, cộng đồng các doanh nghiệp du lịch và các điểm du lịch đã xây dựng nhiều sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách.
Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là 'ngọn lửa' thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trẻ trong hoạt động chuyển đổi số, Quảng Ninh đã có những cách làm sáng tạo, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Được cán bộ, đảng viên thôn La Xuyên (xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Tổ quốc thôn, nhiều năm qua, bà Lê Thị Thêm luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình.
Những năm gần đây, phong trào thể dục thể thao (TDTT) ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển khá mạnh. Cùng với đó, các trò chơi dân gian cũng dần được khôi phục, thu hút ngày càng đông người dân, đặc biệt là lớp trẻ tham gia.
Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là 'vua nhạc cụ'. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.
Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày hội 'Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi' tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2024 với nhiều hoạt động thu hút người dân, du khách.
Mùa hè về, loại hình du lịch sinh thái gắn với tắm suối thác đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Việc chủ động các giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách phải được đặt lên hàng đầu.
Miền Trung đang vào mùa cao điểm du lịch nội địa. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành Du lịch và các đơn vị, địa phương chủ động làm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm cùng các chương trình khuyến mãi, kích cầu thu hút khách đến với vùng đất Cố đô.
Hai huyện vùng cao A Lưới và Nam Đông có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng về văn hóa là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Việc đưa ra các chiến lược thúc đẩy du lịch nơi đây vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…
Giai đoạn cuối năm và đầu năm mới, các HTX luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực để phục vụ các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Giải pháp trước mắt và lâu dài là cần hỗ trợ HTX áp dụng khoa học công nghệ để thành viên, người lao động đỡ vất vả, có môi trường làm việc thuận lợi, hạn chế khắc nghiệt, từ đó thuận lợi trong liên doanh liên kết với doanh nghiệp. Khi HTX mở rộng được đầu ra cho sản phẩm cũng sẽ nâng cao được thu nhập cho người lao động, từ đó dễ thu hút người lao động vào HTX...
Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh những năm qua dù không ngừng được đẩy mạnh, nhưng vẫn đang đối mặt rất nhiều thách thức. Mối lo khi nhiều làng nghề truyền thống, những nét đẹp trong đời sống văn hóa cũng như sự tiếp nối trong thế hệ kế cận đang bị đứt đoạn và đặt ra bài toán cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn.
Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những khó khăn là đầu ra sản phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Để giải quyết vướng mắc này, ngành Nông nghiệp đã triển khai hỗ trợ sản xuất, kết nối tiêu thụ và phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững. Qua đó, góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản an toàn của người tiêu dùng.
A Lưới là huyện miền núi, biên giới (giáp ranh với Lào) của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Phần lớn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở A Lưới vẫn còn khó khăn.
Một năm trước, bầu trời như đổ sập trước mắt chị Lê Thị Thêm khi nhận kết luận con gái thứ 2 mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Thừa Thiên Huế là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa, trong đó có nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã, đang được gìn giữ, bảo tồn. Để tiếp nối và 'khơi thông' dòng chảy văn hóa đó, đồng bào các DTTS ở vùng cao đang phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch một cách ấn tượng.
Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 9/7/2019 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (Nghị quyết 05) được ban hành đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương nói chung và các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả loại hình du lịch sẵn có tại địa phương. Nhưng để mang lại hiệu quả lâu dài, vẫn cần nhiều giải pháp.
Cảm thương trước hoàn cảnh của bé Hoài An (17 tháng tuổi) bị bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bạn đọc đã chung tay giúp đỡ gia đình số tiền 62.815.000 đồng.
Du lịch vùng cao huyện Nam Đông và A Lưới thời gian gần đây dần trở thành điểm dừng chân cuốn hút trên bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Các sản phẩm du lịch đa dạng giúp du khách có thêm trải nghiệm và hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo tồn nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Ông Phương Văn Liểu - Bí thư Đảng ủy xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho biết, việc lắp đặt và trang bị các điểm PCCC công cộng trên địa bàn xã sẽ góp phần đảm bảo an toàn PCCC cho các hộ gia đình. Đảng ủy xã cũng xác định việc lắp đặt các điểm PCCC công cộng tại các ngõ xóm là một trong những tiêu chí để xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, tiến tới xây dựng xã Vạn Thắng đạt xã chuẩn NTM kiểu mẫu.
Bé Hoài An 17 tháng tuổi đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Nếu không được kịp thời được ghép tủy, sự sống của bé sẽ vụt tắt bất cứ lúc nào.
Nhiều địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi ảnh, xây dựng clip để quảng bá môi trường du lịch Huế và giới thiệu hình ảnh đẹp về văn hóa, nếp sống văn minh, cảnh quan môi trường và con người Huế thân thiện, mến khách đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Trước nhu cầu của khách du lịch có nhiều thay đổi, các công ty du lịch, điểm du lịch cộng đồng tại Huế tạo ra nhiều trải nghiệm đa dạng cho khách du lịch; đồng thời, chú trọng đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối, thác, biển, đầm phá.
Trong số 110 sản phẩm OCOP, tỉnh Sơn La có 1 sản phẩm đạt 5 sao, con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Các sản phẩm chủ lực, độc đáo, có sức cạnh tranh đang được Sơn La lựa chọn, định hướng để xây dựng thành các sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Ngày 23-2, Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền địa phương huyện Tân Phú Đông và TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tổ chức bàn giao 3 nhà đại đoàn kết cho các hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại 3 xã: Tân Phú (TX. Cai Lậy), Phú Đông và Phú Thạnh (huyện Tân Phú Đông).
TTH - Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...
TTH - Vốn chỉ được dùng để đan chiếu sính lễ trong đám cưới truyền thống, sợi cây A'anh chác đang được khảo sát thử nghiệm, hướng tới việc làm một số sản phẩm hàng thủ công phục vụ du lịch…
Tỉnh Bắc Giang xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó, xây dựng nông thôn mới và thực hiện chương trình OCOP là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp khu vực nông thôn.
TTH - Phụ nữ dân tộc ít người ở vùng cao đã và đang tham gia tích cực và thể hiện được vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của vùng cao A Lưới.
TTH - Không quá sôi động như các môn thể thao thành tích cao, nhưng các môn thể thao dân tộc đang tạo được nét riêng qua việc gìn giữ, phát huy và luôn hấp dẫn ngay trên 'sàn đấu'.