Với tinh thần 'Giọt máu sẻ chia - Nhịp sống nối dài', phong trào hiến máu nhân đạo ở Thái Nguyên ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân tham gia. Từ nông dân, sinh viên đến cán bộ, giảng viên, chiến sĩ… tất cả đều chung một tấm lòng nhân ái, lặng lẽ hiến tặng những giọt máu nghĩa tình. Họ đang góp phần lan tỏa lối sống giàu nhân văn trong cộng đồng, nối dài sự sống và hy vọng cho những mảnh đời cần được cứu giúp.
Thay vì mời các hộ dân lên sân khấu nhận quà, những năm gần đây, việc tặng quà cho người nghèo được các cấp hội chữ thập đỏ và tổ chức thiện nguyện chuyển sang hình thức 'Chợ nhân đạo'. Người đến chợ mua hàng bằng phiếu do đơn vị tổ chức chuẩn bị sẵn, được lựa đồ theo nhu cầu; được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, gói bánh chưng...
Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8,5% trong năm 2025 đòi hỏi nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là thúc đẩy các trụ cột tăng trưởng như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ… Một trong những chìa khóa để kích đà tăng trưởng, theo các đại biểu ở mỗi trụ cột kinh tế, cần khơi thông các rào cản, tạo động lực cho sự phát triển.
L.T.S: Trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV, chiều 9-12, các đại biểu chia 4 tổ thảo luận, tập trung làm rõ nhiều vấn đề, nội dung xung quanh các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp. Phóng viên Báo Thái Nguyên lược ghi một số ý kiến thảo luận tổ.
Hiến mô, tạng là nghĩa cử nhân văn, là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác khi còn sống hoặc sau khi chết não. Trên cả nước có hàng nghìn người đã được ghép tạng thành công, được cứu sống nhờ những tấm lòng cao đẹp. Tại Thái Nguyên, vài năm gần đây có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, giúp cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
Sau gần 1 tháng cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua, cuộc sống của người dân vùng bị ngập lụt, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn rất khó khăn, điều họ cần nhất bây giờ là nguồn lực và phương tiện để tái thiết cuộc sống. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức thiện nguyện đã tích cực chuyển sang 'cứu trợ tái thiết', triển khai hỗ trợ, giúp đỡ bằng tiền mặt để sửa chữa nhà ở, tạo sinh kế giúp các hộ khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển sản xuất.
Ngày 18/9, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, để đảm bảo hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, Hội đang tiến hành tiếp nhận các loại hàng hóa thiết yếu theo 4 nhóm.
Công tác sơ cấp cứu (SCC) kịp thời, đúng cách ngay tại nơi xảy ra tai nạn khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống, phòng, chống tai nạn thương tích, chấn thương thứ phát, nhanh chóng phục hồi, giảm chi phí điều trị cho người gặp nạn. Với vai trò, trách nhiệm của mình, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng thực hiện nhiều giải pháp nâng cao kỹ năng SCC ở trường học, cộng đồng.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện, đồng thời để gắn kết cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác hội và phong trào nông dân, thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều hoạt động, đẩy mạnh phong trào hiến máu nhân đạo.
Với chủ đề 'Hành trình trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương', Tháng Nhân đạo năm nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng 20 công trình nhân đạo, trợ giúp cho trên 3.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức cụ thể.
Đối tượng tham gia hiến máu ngày càng mở rộng, từ sinh viên, cán bộ, viên chức, người lao động tại các cơ quan nhà nước, nông dân tại vùng sâu, vùng xa hay công nhân tại các khu công nghiệp...
Ngày 6-4, tại Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện - 7/4 và phát động chiến dịch 'Những giọt máu hồng - Hè năm 2024'.
'Chỉ với một chiếc điện thoại, hay đồng hồ thông minh cài app vRace, mỗi người có thể ghi lại toàn bộ quãng đường chạy bộ, đi bộ, đạp xe của mình. Không chỉ rèn luyện sức khỏe, quan trọng hơn, mỗi bước chân, mỗi hành trình, người tham gia đã trực tiếp giúp đỡ người nghèo...
Hỗ trợ người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo địa chỉ là cách làm sáng tạo, hiệu quả mà Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại tỉnh triển khai nhằm kịp thời động viên, giúp người nghèo vơi bớt khó khăn.
Các cấp Hội Chữ thập đỏ và cộng đồng tình nguyện viên đã có đóng góp tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên luôn quan tâm đến các hoạt động vì cộng đồng. Một trong những hoạt động mang nhiều ý nghĩa và luôn nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân viên là Chương trình hiến máu tình nguyện 'Chung dòng máu Việt'.
Từ công tác vận động, kết nối của các cấp Hội Chữ thập đỏ, sự sẻ chia của cộng đồng, nhiều hộ nghèo được xây tặng nhà Nhân đạo.
Ngày 7/9, đông đảo cán bộ, nhân viên Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên tham gia đăng ký hiến máu hưởng ứng Chủ nhật Đỏ lần thứ XIV năm 2022.
Ngày 7/9, tại Thái Nguyên, Samsung Việt Nam tổ chức Lễ phát động chương trình Hiến máu tình nguyện 'Chung dòng máu Việt 2022' nhằm chung tay khắc phục tình trạng khan hiếm máu trong cấp cứu và điều trị.
Sau khi sự việc đơn vị thi công dùng máy san phẳng các phần mộ trong nghĩa trang xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với huyện Phú Bình họp bàn phương án khắc phục những sai sót trong quá trình cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ xã Úc Kỳ.
Dông sét là một loại hình thiên tai rất nguy hiểm, có tính sát thương cao . Bước vào mùa mưa bão năm nay, huyện Phú Bình đã tăng cường các biện pháp chống sét nhằm đảm bảo an toàn.
Những năm qua, huyện Phú Bình đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ nhân dân chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người con xa quê.