Năm 2025, Đồng Nai kỳ vọng xuất khẩu sẽ đạt hơn 32 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm trước. Đặc biệt, từ ngày 1-7, việc sáp nhập 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã mở ra nhiều cơ hội cho tỉnh Đồng Nai mới tăng xuất khẩu, xuất siêu.
Có diện tích hơn 12,7 ngàn km2 cùng với 52 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, đang hoạt động, tỉnh Đồng Nai mới tiếp tục là địa phương trọng điểm về phát triển công nghiệp của Việt Nam.
Bài 1: Điều chỉnh quy hoạch, phát huy tối đa không gian phát triển tỉnh Đồng Nai mới
Sáng 1-7, Công ty CP Đồng Tiến (Khu công nghiệp Amata, phường Long Bình) đã tổ chức thưởng 'nóng' cho tất cả người lao động (NLĐ) có mặt trong ngày làm việc với tổng số tiền 3,35 tỷ đồng nhân dịp công ty hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025.
Khi tỉnh Đồng Nai và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh Đồng Nai mới sẽ có quy mô kinh tế khoảng 26 tỷ USD, xếp thứ tư cả nước. Đồng Nai mới sẽ là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông, có ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics phát triển thuộc top đầu của Việt Nam.
Thị trường cơ khí khuôn mẫu Việt đang có những chuyển biến rõ rệt trong thời gian qua, khi kỹ thuật khuôn mẫu được xem là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp (DN) đã và đang đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tác trong và ngoài nước.
Trong 6 tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tại hơn 8,7 ngàn cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm (gọi tắt là cơ sở) trong toàn tỉnh.
Năng lượng tái tạo là lĩnh vực Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp (DN) sử dụng để đáp ứng tiêu chí 'xanh' trong xuất khẩu. Thế nhưng, việc thực hiện chủ trương này trong các khu công nghiệp (KCN) tại Đồng Nai đang gặp không ít trở ngại.
Với giá chỉ từ 12 triệu đồng, miễn phí sạc đến hết 31/5/2026 và chính sách trả góp từ 0 đồng, xe máy VinFast đang thu hút đông đảo người lao động tại các khu công nghiệp, đặc biệt khi chuỗi sự kiện 'Phủ xanh Khu công nghiệp' tiếp tục lan tỏa tới Đồng Nai trong tháng 6 này.
Trước sức ép ngày càng lớn từ các thị trường, nhiều doanh nghiệp những năm qua đã chuyển mình mạnh mẽ theo hướng sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững.
Đồng Nai đang chuyển mạnh từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn tại các khu công nghiệp (KCN). Tỉnh khuyến khích doanh nghiệp (DN) tái sử dụng nước thải, thu hồi nhiệt, tái chế chất thải rắn và sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải carbon.
'Chúng tôi không chờ áp lực từ Chính phủ. Khách hàng toàn cầu chính là áp lực lớn nhất. Nếu không đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi sân chơi. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp trong ngành đã chủ động thay đổi' - ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam - cho hay.
Chiều 5-6, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức tiếp và làm việc với Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass cùng Tổng lãnh sự Thụy Sỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh Werner Bardill.
Đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới kỹ thuật và ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số vào sản xuất là con đường để doanh nghiệp (DN) và kinh tế phát triển hiệu quả, bền vững, gia tăng sức cạnh tranh.
Các khu công nghiệp (KCN) xanh tại Việt Nam đang ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho các nhà phát triển dự án. Dù vậy, về lâu dài, vẫn cần tiếp tục đồng bộ, cụ thể hóa những chính sách khuyến khích, thúc đẩy và 'nâng tầm' KCN xanh phát triển bền vững.
Nghiện chơi game và thiếu tiền tiêu xài, trong vòng nửa năm, Thoại đã thực hiện trót lọt 75 lần trộm cắp các cuộn dây hội tụ bằng đồng tại công ty, sau đó mang bán cho cửa hàng phế liệu...
Do nghiện chơi game và thiếu tiền tiêu xài cá nhân nên đối tượng đã nảy sinh ý định và thực hiện hành vi trộm cắp các cuộn dây hội tụ bằng đồng của công ty.
Bằng việc tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; chăm lo, hỗ trợ thanh niên công nhân (TNCN)…, tổ chức Đoàn các cấp đã góp phần làm cho Tháng Công nhân năm 2025 trở nên sôi động hơn.
Xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp (DN) là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp (DN).
Thúc đẩy giải pháp xanh và kinh tế tuần hoàn tại các khu, cụm công nghiệp để hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Nhỏ nhắn, hiền lành và luôn giữ nụ cười trên môi, nghệ sĩ Diễm Hương không chỉ khiến người đối diện quý mến bởi vẻ ngoài giản dị mà còn bởi tình yêu sâu sắc dành cho nghệ thuật truyền thống.
Xác định khu công nghiệp có vai trò chủ đạo trong thu hút đầu tư, Đồng Nai chủ trương phát triển mô hình khu công nghiệp theo hướng chú trọng thu hút đầu tư có lựa chọn, từ đó phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu, lợi ích cao nhất và sự phát triển vững chắc của địa phương.
Giá điện bán lẻ vừa được điều chỉnh tăng lên 4,8%. Như vậy, mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh lên mức 2.204,06 đồng/kWh (chưa gồm VAT). Giá điện tăng khiến không ít người tiêu dùng lo lắng chi phí sinh hoạt tăng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng theo giá điện.
Với khoản đầu tư trị giá 75 triệu USD mới tăng thêm để mở rộng nhà máy sản xuất tại tỉnh Đồng Nai, Nestlé là một ví dụ hình mẫu điển hình thành công của chiến lược thu hút FDI chất lượng cao, góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt và đưa thương hiệu Việt ra thị trường toàn cầu.
Trong 2 ngày 6 và 7-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Chữ thập đỏ huyện Định Quán cùng Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức 2 đợt tiếp nhận hiến máu tình nguyện.
Đồng Nai là một trong những địa phương phát triển công nghiệp và khu công nghiệp (KCN) sớm nhất cả nước. Nhờ có công nghiệp sớm, Đồng Nai gặt hái được nhiều thành quả trong phát triển kinh tế, từ đó đúc rút kinh nghiệm, chọn lọc thu hút đầu tư để phát triển bền vững cho tương lai.
Nestlé Trị An không chỉ là một trong những nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất của Tập đoàn Nestlé, mà còn là nơi đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Nestlé Việt Nam công bố khoản đầu tư 75 triệu USD (gần 1.900 tỷ đồng) để mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai - một vùng đất chiến lược phía Nam - đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế, và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI. Tuy nhiên, nhờ vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng phát triển vượt trội, Đồng Nai nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế có tầm nhìn dài hạn…
Sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), Đồng Nai đã nhanh chóng chuyển mình cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ngày 28-4, đại tá Trần Anh Sơn, Phó giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khách sạn The Mira Central Park (phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa).
Chiều 18-4, tại Nhà máy Nestlé Trị An ở Khu công nghiệp Amata (thành phố Biên Hòa), Tập đoàn Nestlé đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập.
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thực hiện chuyển đổi sang năng lượng xanh trong sản xuất. Việc này vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm phát thải, vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Hansungbolt Vina với mức xử phạt 320 triệu đồng.
Dự kiến từ ngày 9-4, Mỹ sẽ áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Điều này khiến hầu hết doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ đều lo lắng. Bởi vì, hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh ban hành 25 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường. Đáng nói, mỗi quyết định xử phạt lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) không chỉ tạo ra lợi nhuận, mà còn phải tạo ra giá trị xã hội bền vững. Điều này góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh, thương hiệu cho DN, cũng như giúp DN phát triển bền vững, tiến đến hội nhập quốc tế.
Ngày 29-3, Đoàn công tác do ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội làm trưởng, đã đi khảo sát việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sáng 27-3, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Amata để lắng nghe và bàn các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện đầu tư dự án tại Đồng Nai.
Tiger Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, được thành lập năm 2011, có trụ sở tại Khu công nghiệp Amata (Biên Hòa, Đồng Nai).
Để có mức thu nhập đảm bảo mức sống tối thiểu, công nhân lao động (CNLĐ) phải làm thêm giờ, tăng ca mỗi tháng. Họ thường phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi và giải trí để làm việc, bù đắp cho chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Sau 2 tháng đầu năm 2025, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh đều ghi nhận tăng trưởng đạt trên mức dự toán.
Thị trường lao động tại Đồng Nai năm 2025 đang có nhiều chuyển biến tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp tại địa phương đang ráo riết tìm kiếm lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, để đáp ứng yêu cầu phát triển.