Những dấu hiệu cha mẹ có thể nhận thấy khi con gặp phải các vấn đề tâm lý trước và trong mùa thi như thường xuyên than phiền mệt mỏi khi học tập, thi cử, có hành vi bỏ bê học hành, thậm chí một số em tự vệ bằng cách lao vào thế giới ảo.
Các chuyên gia cho rằng, không chỉ học sinh mà giáo viên và phụ huynh cũng cần được tham vấn tâm lý để hóa giải những áp lực và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực.
TS. Hoàng Trung Học, Trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục cho rằng, hiện nay đang xuất hiện một thế hệ học sinh như những 'bông tuyết' – tinh khôi, nhạy cảm, dễ vỡ, chịu đựng áp lực kém...
Sáng 14/4, Học viện Quản lý giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 'Ứng dụng tâm lý học trường học trong bối cảnh đổi mới giáo dục'.
TS Hoàng Trung Học khẳng định, học tập là cần thiết để con trẻ trưởng thành nhưng không phải là con đường duy nhất để mang đến thành công. Đặc biệt, năng lực học tập không chỉ quy đổi bằng điểm số.
VOV.VN -Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử, cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bị suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, thường xuyên nhắc đến cái chết...
Đến thời điểm này, đa số địa phương trên cả nước đã lên kế hoạch cho học sinh các cấp trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nhiều chuyên gia dịch tễ, tâm lý giáo dục cho rằng, lộ trình mở cửa trường học đang diễn ra quá chậm và TP. Hà Nội, TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác cần mạnh dạn hơn cho học sinh các cấp đi học trực tiếp tại trường.
Theo các chuyên gia, áp lực học hành, đặc biệt là những vấn đề tâm lý phát sinh trong mùa dịch có thể khiến trẻ em gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ giải quyết kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí là hành vi tự tử ở trẻ.
'Đại học là con đường quan trọng nhưng không phải là con đường duy nhất đối với quá trình lập thân, lập nghiệp của thanh niên'. Tiến sĩ Học nhận định.
Thời gian gần đây, tại nhiều trường học đã xảy ra những vụ việc đáng báo động về tình trạng học trò hỗn láo với thầy cô giáo, thậm chí có vụ việc trò tát cô trước lớp, hoặc bắn đạn giấy vào cô giáo. Bên cạnh đó là những vụ bạo lực giữa học trò với nhau đầy ám ảnh… khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng kỷ luật học đường đang bị xâm phạm? Và giải pháp là như thế nào?
Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người, trong đó có học sinh, trẻ em phải đi cách ly tập trung.
Lớp học với gần 40 học sinh là ngần đó hoàn cảnh, tính cách. Để lôi kéo trò nhút nhát vào hoạt động tập thể và ghìm cương học sinh cá tính đòi hỏi bản lĩnh, kinh nghiệm, thấu hiểu của mỗi thầy cô.
Tạo áp lực tâm lý là con dao hai lưỡi và đã có nhiều bài học đắt giá phải trả, thậm chí bằng cái chết tức tưởi của những đứa trẻ.
Áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực để thực sự có hiệu quả, trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và ủng hộ việc sử dụng các biện pháp này.
Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề cho hay, năng suất lao động của Việt Nam đang bị cả Lào vượt qua, và Campuchia đuổi sát. Công tác chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang phải đối mặt với những thách thức 'chưa từng có'.
Năm học 2020 - 2021 được ngành Giáo dục rốt ráo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó vấn đề an toàn trường học được đặc biệt quan tâm.
Trong bối cảnh đổi mới, chủ trương của ngành Giáo dục là xây dựng mô hình 'Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - HS hạnh phúc', với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục là hạnh phúc và tiến bộ.
Áp lực học hành, thi cử, sự kỳ vọng của cha mẹ, tính chất các mối quan hệ ở trường học, sự gián đoạn học tập do thiên tai, dịch bệnh… khiến nhiều HS cảm thấy lo lắng khi đến trường.
Học sinh mỗi lứa tuổi sẽ trải nghiệm những khó khăn và thách thức nhất định. Tham vấn tâm lý trong trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lắng nghe, thấu hiểu, hỗ trợ các em hoàn thiện nhân cách.
Ở khía cạnh tích cực, stress trước thi cử sẽ tạo động lực cho học sinh vượt qua giới hạn của chính mình.
Theo chuyên gia tâm lý, sự lệ thuộc vào thế giới ảo, mạng xã hội ngày càng khiến chúng ta có những hành vi vô cảm, mất hết nhân tính, thậm chí là cực đoan.
Trong lĩnh vực học đường, trợ giúp tâm lý cho học sinh, sinh viên đang trở thành nhu cầu cấp bách. Hoạt động này trong trường học không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh, sinh viên mà còn cần thiết cho giáo viên, phụ huynh và những người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.