Thông thường, những sản phẩm cao cấp sẽ được bán với số lượng giới hạn. Tuy nhiên, đối với thị trường bất động sản Hà Nội, số lượng chung cư cao cấp mới mở bán lại áp đảo so với các phân khúc khác.
Nợ xấu ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong quý II năm nay khi xét đến diễn biến tăng ròng mạnh của nợ nhóm 2, ước tính tương đương với quy mô nợ xấu đã hình thành ròng trong quý I và nợ xấu tiềm ẩn còn lớn.
Nhóm 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, cũng như 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất có sự thay đổi, với sự xuất hiện của một số ngân hàng mới.
Xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm với các hình thức, chế tài nghiêm khắc, nhưng đảm bảo tính thực thi là yêu cầu đặt ra đối với Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sandbox cho các hoạt động tài chính đổi mới sáng tạo chưa đưa công nghệ blockchain và tài sản mã hóa vào phạm vi thử nghiệm. Phát triển ngân hàng số và nghiên cứu áp dụng tiền kỹ thuật số sẽ là những ưu tiên quan trọng thời gian tới.
Ngày 3/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai trương Công ty Cổ phần Thông tin tín dụng KCI. Không chỉ là một nhà cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng, KCI hướng tới sẽ trở thành đối tác chiến lược, đồng hành cùng các tổ chức tài chính trong việc ra quyết định chính xác, nhanh chóng và có trách nhiệm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn. Sự kiện có sự tham gia của đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ngân hàng nhà nước, Kiểm toán nhà nước, Trung tâm dữ liệu quốc gia, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Hiệp hội ngân hàng và đại diện các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức khác.
Nhiều ngân hàng đang đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu, khi mà nhiều doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn. Do đó, cần có cơ chế pháp lý rõ ràng cho các tổ chức tín dụng thu giữ tài sản nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.
Việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm được kỳ vọng giúp cân bằng quyền lợi hợp pháp giữa 'con nợ' và 'chủ nợ', tránh tạo ra sự bất đối xứng giữa bên cho vay và bên đi vay, từ đó giúp kiến tạo môi trường kinh doanh sòng phẳng, 'có vay, có trả'.
Sau hơn 6 năm triển khai, Nghị quyết 42 đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc tháo gỡ các vướng mắc và tạo nền tảng pháp lý cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, kể từ khi nghị quyết này hết hiệu lực vào cuối năm 2023, hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gặp không ít trở ngại, đặc biệt do nhiều quy định quan trọng chưa được luật hóa trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng hồ sơ pháp lý nhằm kế thừa và phát huy kết quả từ Nghị quyết 42. Dự thảo luật sửa đổi hiện đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.TS. Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đã có những chia sẻ thẳng thắn về các điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu hiện nay, kỳ vọng từ Luật TCTD sửa đôỉsẽ gỡ vướng pháp lý, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và an toàn hệ thống.
Việc bổ sung các khái niệm, phân loại cụ thể tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa… và có quy định về cung ứng các dịch vụ liên quan, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng - tại Tọa đàm 'Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu'.
Trong bối cảnh Việt Nam đang có những cam kết và hành động mạnh mẽ để chuyển đổi sang phát triển bền vững, VietinBank phối hợp với đối tác chiến lược - Ngân hàng MUFG Bank (Nhật Bản) tổ chức tọa đàm MUFG N0W (Net Zero World) Việt Nam 2025, với chủ đề Chiến lược đổi mới bền vững hướng tới bứt phá xanh.
Nguy cơ nợ xấu luôn tiềm ẩn, song khuôn khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu vẫn chưa hoàn thiện trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của Quốc hội (ngày 21-6-2017) đã hết hiệu lực.
Trong bối cảnh Việt Nam đang có những cam kết và hành động mạnh mẽ để chuyển đổi sang phát triển bền vững, VietinBank phối hợp với đối tác chiến lược - Ngân hàng MUFG Bank (Nhật Bản) tổ chức tọa đàm MUFG N0W (Net Zero World) Việt Nam 2025, với chủ đề Chiến lược đổi mới bền vững hướng tới bứt phá xanh.
Tại một diễn đàn gần đây, TS. Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách của Mỹ và phản ứng của các quốc gia khác, đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Tại buổi tọa đàm Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tổ chức ngày 18/4 tại Hà Nội, nhiều ý kiến nhấn mạnh, cần thiết sửa đổi Luật, đây được xem là liều thuốc mạnh hóa giải mối lo nợ xấu, khai thông huyết mạnh nền kinh tế.
Nợ xấu trong những tháng đầu năm 2025 đã tăng so với cuối năm 2024 khoảng 34.000 tỷ đồng. Trong khi ý thức trả nợ của khách hàng rất kém, khách hàng tự trả nợ chỉ chiếm 3-6% tổng nợ xấu, ngân hàng phải dùng tới 48% nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần sớm sửa Luật để gỡ 'nút thắt' trong xử lý nợ xấu.
Hai tháng đầu năm 2025 nợ xấu tăng nhanh (tăng khoảng 34.000 tỷ đồng), trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý.
Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội hết hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu. Để tháo gỡ phần nào, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó đề xuất luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) đã tổ chức buổi Tọa đàm góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2024. Tham dự Tọa đàm có ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HHNH; đại diện các bộ, ngành liên quan và các ngân hàng thương mại.
Việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được xem là liều thuốc mạnh làm tan cục 'máu đông' nợ xấu, khai thông huyết mạnh nền kinh tế.
Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các TCTD 2024 không chỉ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu hồi nợ mà là tiếng chuông cảnh tỉnh để người đi vay phải có ý thức và trách nhiệm trả nợ.
Trao đổi tại Sự kiện 'Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính' do Thời báo Ngân hàng tổ chức sáng 16/4, Bà Trương Thị Thu Ba, Phó Giám đốc Ban Định chế tài chính, BIDV cho rằng, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên cũng không ít thách thức, áp lực cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế.
Ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức sự kiện với chủ đề 'Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính'.
Cơ quan Thuế đã có chỉ đạo về việc gỡ khó cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng đối với thư tín dụng (L/C).
Ngày 3/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố các quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy và bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Một số chính sách mới như Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, quy định về chữ ký điện tử... được đánh giá sẽ có tác động mạnh tới các nhà băng, định chế tài chính khác. Đặc biệt, sắp tới đây sẽ có thay đổi lớn liên quan đến nghị định sàn giao dịch tiền ảo.
Ngày 27/3, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Hội nghị Thường niên lần thứ V, nhiệm kỳ VII. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 được VNBA triển khai là tập trung góp ý chính sách, tháo gỡ vướng mắc cho các ngân hàng.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ V, nhiệm kỳ VII. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, các ngân hàng sẽ có vai trò lớn trên sàn giao dịch tiền ảo, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo giá trị đồng coin ổn định.
Ngày 27/3/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thường niên lần thứ V, nhiệm kỳ VII. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Hội nghị Thường niên lần thứ V, nhiệm kỳ VII Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá kết quả qua một năm triển khai thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đề ra các nhiệm vụ cho năm 2025.
Bên cạnh những hoạt động Hiệp hội Ngân hàng đã và đang làm tốt và đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Bộ Nội vụ đề xuất hai nhiệm vụ quan trọng hiệp hội cần sớm triển khai để nâng cao hiệu năng trong thời gian tới…
Không chỉ với sản xuất, kinh doanh, lãi suất cho vay bất động sản cũng được điều chỉnh giảm theo hướng hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.
Thị trường tài sản số phát triển nhanh nhưng thiếu hành lang pháp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số bổ sung quy định nguyên tắc, giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết, đồng thời xem xét cơ chế thử nghiệm (sandbox) để hoàn thiện khung pháp lý.
Các ngân hàng phản ánh khó khăn khi triển khai thực hiện quy định các tổ chức tín dụng phải xuất hóa đơn lẻ cho từng giao dịch, bất kể khách hàng có yêu cầu hay không. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn chưa tiếp thu ý kiến đóng góp của ngân hàng.
Đề xuất loại bỏ quy định về hóa đơn tổng đối với khách hàng cá nhân không có nhu cầu lấy hóa đơn của Bộ Tài chính khi đề xuất sửa Nghị định 123 khiến các ngân hàng lo ngại số lượng hóa đơn phải xuất quá lớn, gây gánh nặng chi phí.
Nếu quy định mới về hóa đơn điện tử được ban hành đúng theo bản dự thảo của Bộ Tài chính, ngành ngân hàng sẽ phải đón nhận 'cơn bão hóa đơn'...
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện quy định ngân hàng thương mại khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế.
Hiệp hội Ngân hàng vừa kiến nghị cần bổ sung quy định về xử lý tài sản thế chấp bị cơ quan chức năng tịch thu, tạm giữ. Đây là tình huống mà các ngân hàng được coi là 'bên thứ ba ngay tình'.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị về cơ chế tháo gỡ vướng mắc đối với tài sản thế chấp là ô tô bị tạm giữ trong các sự vụ hành chính, bị tịch thu trong các vụ án hình sự.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị về cơ chế tháo gỡ vướng mắc đối với tài sản thế chấp là ô tô bị tạm giữ trong các sự vụ hành chính, bị tịch thu trong các vụ án hình sự.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có Văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo, kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Hiệp hội Ngân hàng vừa có báo cáo về những vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, mua bán nợ.
Ngày 27/2, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Bộ Quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam.