Giữa 'tâm bão' khủng hoảng niềm tin của một doanh nghiệp chăn nuôi lợn theo quy trình khép kín, một cánh cửa đang dần hé mở cho những đối tượng lâu nay dường như vẫn đứng bên lề 'cuộc chơi' là các HTX và doanh nghiệp chăn nuôi vừa và nhỏ trong nước. Tuy nhiên, để HTX, doanh nghiệp chăn nuôi trong nước bứt phá, việc xem xét các quy định pháp luật nhằm tránh gây chồng chéo là hết sức quan trọng, từ đó phần nào giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển sản phẩm OCOP ( mỗi xã một sản phẩm) là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Do vậy, thời gian tới, huyện Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong thực hiện Chương trình OCOP.
Mức giá 80.000 đồng/kg của lợn hơi đang khiến cả người bán và người mua gặp khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này sẽ không kéo dài lâu.
Giá lợn hơi đã tăng mạnh ở cả ba miền từ sau Tết Nguyên đán. Trong đó, một số địa phương khu vực miền Nam tiến sát mốc 80.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Bắc ghi nhận đà tăng trở lại sau một ngày chững lại.
Việc giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Dù áp lực không nhỏ nhưng các HTX, tổ hợp tác đang tích cực thay đổi, điều tiết sản xuất để thích nghi với tình trạng 'giá điện chỉ có tăng và chưa có khi nào giảm' trong suốt thời gian qua.
Hiện vẫn còn một lượng lớn phế phẩm, phụ phẩm bị thải loại một cách lãng phí vì các HTX dù đã chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn nhưng chưa diễn ra đồng bộ.
Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng tại các đô thị lớn của người Hà Nội. Vì thế những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, chất lượng các loại nông sản, thực phẩm được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại được rất nhiều người tiêu dùng Hà Nội tin tưởng chọn lựa là nơi mua bán sản phẩm an toàn, uy tín đang được đặt ra.
Nhiều HTX đang giúp người dân đến gần hơn với nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Thanh Oai đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế cũng như tạo điểm nhấn về không gian sinh thái vành đai xanh của Thủ đô.
Ông Nguyễn Đình Đảng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội khẳng định, thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp thông minh (IOT) trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi. Các mô hình ứng dụng hệ thống IOT đã dần đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển sản xuất trong điều kiện hiện nay của TP.
Ngày 10/10, xã Tân Ước (huyện Thanh Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, trường THCS Tân Ước đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Trên cơ sở sự phối hợp của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội và Dự án 'An toàn thực phẩm vì sự phát triển (Dự án), hiện nay các tác nhân chuỗi giá trị rau, thịt trên địa bàn Hà Nội đang tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Dự án. Theo Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Nguyễn Như Tiệp: 'Để Dự án thành công, chúng ta không chỉ nói mà phải bắt tay vào làm ngay, bắt đầu từ cơ sở, từ ý thức trách nhiệm của từng tác nhân'.
Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững, tiếp tục khẳng định là một trong những chuỗi thực phẩm an toàn có uy tín tại Hà Nội.
Để hướng tới mục tiêu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã coi trọng phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển đô thị sinh thái ven đô, có nền nông nghiệp hiện đại, làng nghề phát triển gắn với du lịch.
Sau hai năm bị tác động bởi đại dịch Covid-19, sản xuất kinh doanh của các HTX lại bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Để giúp các HTX, liên hiệp HTX và các tổ hợp tác phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, Thành phố Hà Nội đã không ngừng đồng hành, tháo gỡ những khó khăn, tư vấn hỗ trợ cho các HTX, liên hiệp HTX.
Với việc tiên phong thay đổi tư duy trong chăn nuôi và sản xuất, HTX Hoàng Long đang dần khẳng định vị thế của mình trong việc định hướng phát triển công nghệ thực phẩm sạch A-Z tiên tiến nhất hiện nay.
Thị trường thịt sản xuất theo chuỗi từ A-Z nhận được sự tham gia của không ít HTX. Vậy nhưng, những HTX này đang phải thu hẹp quy mô, công suất vì chăn nuôi gặp khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Việc các HTX tích cực chuyển đổi số trong nông nghiệp đang thúc đẩy các địa phương xây dựng nông thôn mới bền vững, đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu.
Giá thịt và các sản phẩm gia súc, gia cầm trên thị trường liên tục giảm trong bối cảnh chi phí thức ăn chăn nuôi vẫn tăng. Đặc biệt, việc cạnh tranh với thịt ngoại nhập đang khiến cho các HTX chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, mở rộng quy mô.
Việc thiếu tài sản thế chấp nên khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, khiến cho trên 80% số hợp tác xã (HTX) phải vay trên thị trường phi chính thức và tín dụng 'đen' với lãi suất cao. Việc HTX khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thương mại do điều kiện mà các nhà băng đưa ra không phù hợp với khả năng của HTX. Nhất là các điều kiện vay mà Luật HTX 2012, đưa ra. Vì thế, cần sửa đổi và ngành ngân hàng có điều kiện vay vốn dành riêng cho khu vực HTX.
Tại Hà Nội, nhiều HTX đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tham gia xây dựng chuỗi giá trị, gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên HTX góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã tiến hành lựa chọn các hợp tác xã (HTX) để hỗ trợ hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả.
Ở Hà Nội, việc các HTX, doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã làm tăng đáng kể khối lượng sản phẩm, giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm, đem lại lãi và thu nhập cao hơn cho người chăn nuôi.
Nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế phẩm nông sản, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã khuyến khích các hộ dân, HTX sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm.
Nhờ xây dựng chuỗi khép kín theo hướng an toàn sinh học từ chăn nuôi đến sản phẩm tiêu thụ, HTX Hoàng Long (Thanh Oai, Hà Nội ) không những trụ vững, tránh được 'bão' dịch tả lợn châu Phi và phát triển, cung ứng nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô, nhất là dịp Tết sắp tới.
Chuỗi thực phẩm AZ đang vận hành hiệu quả, góp phần cung ứng cho thị trường Thủ đô các sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, toàn bộ 382 xã trên địa bàn Hà Nội đều đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí số 13 (Bộ tiêu chí xây dựng NTM) về hình thức tổ chức sản xuất. Kết quả trên có đóng góp lớn của khu vực kinh tế tập thể.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã được kiểm soát tốt, là lúc để các địa phương tăng cường tái đàn lợn, tăng thêm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc tái đàn cần có kiểm soát và bảo đảm an toàn sinh học.
Mặc dù các siêu thị, nhà sản xuất đã cam kết cung cấp đủ nguồn hàng và giữ ổn định giá cả, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn ùn ùn kéo nhau đi mua thực phẩm tích trữ. Khuyến nghị dành cho người dân lúc này là cần bình tĩnh, hãy là những người tiêu dùng thông thái, góp phần ổn định thị trường.
Để phát triển bền vững các hợp tác xã (HTX) kiểu mới, việc chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất sang liên kết chuỗi giá trị được xem là hướng đi tất yếu.
Tuy đã xuất hiện ở nước ta 8 tháng nay nhưng dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.