Thực phẩm chưa thể an toàn khi tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh, các loại chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi vẫn diễn ra.
Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… thiếu kiểm soát là nguyên nhân gây nên vấn nạn thực phẩm bẩn thời gian qua, cần có sự vào cuộc của các tổ chức hiệp hội cũng như cả cộng đồng để ngăn chặn. Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo 'Vai trò của Hiệp hội, tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm', tổ chức ngày 27/9 tại Hà Nội.
Phát huy lợi thế sản xuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, là mục tiêu cơ bản trong Ðề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi được Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 984/QÐ-BNN-CN ngày 9-5-2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Ðề án vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn về thị trường, dịch bệnh... Ðể hướng tới một nền chăn nuôi đủ khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững, cần phải tái cơ cấu một cách khoa học và bài bản hơn.
Trong khi việc nghiên cứu vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn đang được triển khai, trước mắt Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, hỗ trợ và hướng dẫn người chăn nuôi trên toàn quốc sử dụng chế phẩm sinh học, các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trong bối cảnh vẫn chưa có vaccine phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), việc áp dụng đồng bộ nhóm giải pháp an toàn sinh học kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi đang được xem là 'vũ khí' tối ưu nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
6 tháng đầu năm 2019, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Hà Nội đã thành lập mới các tổ hợp tác trong các làng nghề, tổ chức các lớp truyền nghề và cho vay được 14,65 tỷ đồng phát triển 40 dự án trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…