Nước mắm truyền thống: Hành trình giữ hồn biển cả

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống không chỉ là bài toán bảo tồn văn hóa mà còn là chiến lược thúc đẩy kinh tế biển bền vững.

Hợp tác xã: Cầu nối đưa bảo hiểm nông nghiệp đến người dân

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là công cụ tài chính quan trọng giúp người sản xuất ứng phó với rủi ro thiên tai và thị trường. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc do quy mô hộ nhỏ lẻ, thiếu niềm tin và sự kết nối giữa doanh nghiệp (DN) bảo hiểm với người dân. Trong bối cảnh đó, hợp tác xã (HTX) được xem là cầu nối tiềm năng giúp chính sách đi vào cuộc sống.

Canh tác hữu cơ: 'Chìa khóa' để HTX trồng sầu riêng phát triển bền vững

Nhờ chủ động chuyển đổi cây trồng và chú trọng canh tác theo hướng hữu cơ, nhiều nhà vườn và HTX tại các vùng trồng sầu riêng đã và đang mang về hiệu quả tích cực. Từ đó, mở ra định hướng nhân rộng mô hình, nâng tầm thương hiệu sầu riêng xuất khẩu, đồng thời giúp nhiều người dân từng bước thoát nghèo.

'Gạo Phú Thiện' khẳng định thương hiệu từ mô hình hợp tác xã kiểu mới

Với hướng đi đúng đắn cùng sự đồng thuận của người dân và hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã tiên phong xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, tạo nền tảng vững chắc để hình thành thương hiệu 'Gạo Phú Thiện'.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại phường Đồng Hới

Sáng 24/7, tại phường Đồng Hới, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Thị Hân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy phường Đồng Hới; Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Nữ Quỳnh Trang, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Trần Hoàng Kim Dung, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh và Trần Thị Thanh Phượng đã tiếp xúc cử tri các phường: Đồng Hới, Đồng Thuận và Đồng Sơn trước kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Liên kết lỏng lẻo, nông nghiệp Việt khó thoát 'manh mún'

Dù ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều năm tăng trưởng ấn tượng, nhưng phát triển kém bền vững do hệ lụy từ sản xuất manh mún, liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và doanh nghiệp cùng sự can thiệp bất thường từ thương lái.

Đưa cua Cà Mau vươn tầm – Định vị thương hiệu quốc gia

Phát huy tiềm năng và lợi thế địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Sử cho biết, Cà Mau phấn đấu đạt tổng sản lượng cua thương phẩm đạt khoảng 41.834 tấn/năm. Trong đó, diện tích nuôi cua kết hợp đạt khoảng 418.340 ha, năng suất bình quân đạt 0,1 tấn/ha/năm.

Xây dựng Liên minh HTX tỉnh tiếp tục là một trong những đơn vị tiên tiến trong khu vực kinh tế tập thể

Sáng 24/7, Đảng bộ Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có đồng chí Đinh Thị Thanh Hà, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh.

OCOP mở đường cho nông sản vào chuỗi giá trị lớn

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho biết, đến nay tỉnh có 1.083 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (625 chủ thể tham gia); trong đó, có 13 sản phẩm 5 sao.

Nhịp sống Mường Chanh

Sau sáp nhập địa giới hành chính, xã Mường Chanh, vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh, đã bước vào giai đoạn phát triển mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đồng lòng phát huy lợi thế, tạo sức bật mới, nâng cao thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

HTX tìm con đường xuất khẩu phù hợp vào 'xứ sở cờ hoa'

Thị trường Hoa Kỳ luôn là đích đến hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức đối với nông sản và hàng hóa Việt Nam. Với các hợp tác xã (HTX), việc lựa chọn phương thức xuất khẩu phù hợp sang đất nước này không chỉ là bài toán kinh doanh mà còn là định hướng chiến lược quyết định sự thành bại.

Khởi sắc nông thôn mới nơi vùng cao Quảng Ngãi

Trên những triền núi từng chỉ có mì và keo hoang dại, nay là những ruộng gừng, nghệ xanh mướt, vườn chè trĩu lá, rẫy mía oằn búp ngọt… Sự thay đổi ấy đang diễn ra từng ngày trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

Thanh nhãn - 'trái ngọt' của sự hợp tác và phát triển bền vững

Cây thanh nhãn, một loại trái cây đặc sản với hương vị thơm ngon, giòn ngọt, hạt nhỏ, đã và đang trở thành biểu tượng của sự thịnh vượng tại xã Thới Hưng, thành phố Cần Thơ. Nơi đây, mô hình HTX cây ăn trái Thái Thanh hay HTX Trạng Tí Garden đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc phát triển quy mô lớn cây thanh nhãn, mang lại giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với trồng lúa, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương.

Trồng cây cỏ ngọt - hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp

Những năm gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thảo Đường Vinh, xã Thạch An đi đầu trong lĩnh vực đưa cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) vào trồng thử trên địa bàn tỉnh. Đến nay, cây cỏ ngọt đã dần khẳng định là một cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, nhất là ở các xã vùng cao, biên giới.

Phát triển chuỗi liên kết giá trị tại Hợp tác xã Tân Tiến

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Tân Tiến (gọi tắt là HTX Tân Tiến, ở phường Xuân Trường - Đà Lạt) là một trong những đơn vị áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến: giống mới, trồng trên giá thể, hệ thống tưới tiêu hiện đại, quy trình chăm sóc quản lý dịch hại bằng công nghệ, truy xuất nguồn gốc rõ ràng... nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Hữu Nguyên làm việc với Hội Nông dân xã Nha Bích

Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) tỉnh Nguyễn Hữu Nguyên cùng đoàn công tác của HND tỉnh có buổi làm việc với HND xã Nha Bích, nắm bắt tình hình hoạt động của cơ sở hội vào chiều 22-7.

Nhiều khó khăn trong quản lý mã số vùng trồng

Được xem là 'tấm vé thông hành' để nông sản tiếp cận và được tiêu thụ ở những thị trường lớn, mã số vùng trồng (MSVT) đã trở thành tiêu chuẩn sản xuất khắt khe mà nhiều địa phương, vùng sản xuất hướng tới để tăng giá trị kinh tế. Sau thời gian triển khai, việc cấp MSVT trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng MSVT sau khi được cấp đã trở thành bài toán khó đối với các địa phương và người sản xuất.

Phát triển kinh tế tư nhân: Động lực mới ở Khánh Hòa

Cùng với cả nước, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã và đang tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và đạt nhiều kết quả tích cực, được khẳng định là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế địa phương.

Đưa sản phẩm OCOP tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu

Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) sẽ phối hợp tổ chức Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX 2025) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

VIETNAM OCOPEX 2025: Cơ hội để HTX, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm OCOP xuất khẩu

Chiều nay 23/7 tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp giới thiệu thông tin Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX 2025) - sự kiện xúc tiến thương mại sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 tới.

TP Cần Thơ: 6 tháng, hơn 2.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động

Ngày 23-7, Thành ủy, UBND TP Cần Thơ tổ chức họp mặt nhằm lắng nghe phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư và hợp tác xã.

Phú Thọ khơi dậy tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới không chỉ có sự tái cấu trúc địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội vàng để kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) hiện đại, hiệu quả, bền vững và giá trị gia tăng cao.

Xã Vũ Quý: Nỗ lực tiêu úng hơn 90% diện tích lúa mùa bị ngập sau bão số 3

Bão số 3 đã gây ngập úng hơn 90% diện tích lúa mùa của xã Vũ Quý, tương đương hơn 690 ha.

TP Cần Thơ cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Sáng ngày 23/7, chỉ hai tuần sau khi vận hành đơn vị hành chính mới, TP Cần Thơ đã tổ chức buổi Họp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư năm 2025. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính quyền thành phố trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng

Chương trình OCOP - Nền tảng cho chiến lược tăng trưởng nông nghiệp bền vững

Tại Việt Nam, Chương trình OCOP được Chính phủ triển khai từ năm 2018 với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn trên nền tảng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù của từng địa phương. Chương trình khuyến khích tinh thần tự chủ, sáng tạo của cộng đồng nông thôn nhằm tạo ra các sản phẩm đặc trưng, mang đậm bản sắc vùng miền, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế - xã hội. Các sản phẩm OCOP ngày càng khẳng định được chất lượng và giá trị trên thị trường. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, Chương trình OCOP được coi là nền tảng cho chiến lược tăng trưởng nông nghiệp bền vững.

Thương mại điện tử mở 'cao tốc' đưa sản phẩm nông thôn vươn ra toàn cầu

Thương mại điện tử không chỉ là công cụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm mà đang được nhìn nhận như một đòn bẩy để phát triển kinh tế số nông thôn.

Chiềng Khoong tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng

'Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng trên địa bàn xã Chiềng Khoong nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã mở rộng vùng nguyên liệu trái cây phục vụ chế biến và xuất khẩu trong giai đoạn 2025–2030' là một trong các khâu đột phá được đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Chiềng Khoong lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 23/7.

Sớm đưa nghị quyết xã Đạ Huoai 2 vào cuộc sống bằng những hành động thiết thực

Đó là những kỳ vọng mà các đại biểu là cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Đạ Huoai 2 đã gửi gắm đến Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp

Đồng Tháp đang nổi lên là một trong những địa phương tiên phong trong hành trình xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cây đặc sản và sức bật HTX: Chìa khóa giảm nghèo vùng cao

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Thái Nguyên (mới) đã mang đến cho Thái Nguyên một nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa phong phú hơn. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính, địa phương này đang đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng đặc sản quý hiếm theo mô hình Hợp tác xã (HTX). Đây không chỉ là một hướng đi kinh tế mới mà còn là chiến lược quan trọng, mang lại nguồn sinh kế bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện rõ rệt đời sống cho người dân vùng cao của Thái Nguyên.

HTX và doanh nghiệp bắt tay mở hướng giảm nghèo bền vững

Những năm gần đây, với sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, Liên minh HTX thành phố và sự nỗ lực từ nội tại, các Hợp tác xã (HTX) tại Cần Thơ đã thành công trong việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp, hình thành những chuỗi giá trị bền vững, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân và thúc đẩy công cuộc giảm nghèo.

Xây dựng các mô hình nông nghiệp: Cần gắn sản xuất với tiêu thụ

Từ đầu năm 2025 đến nay, ngành Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương đã đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ.

Phân bổ trên 16 tỷ đồng thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã phân bổ trên 16 tỷ đồng để thực hiện Chương trình này.

Mắc ca '4 sao', sản phẩm đặc trưng với sinh kế người M'nông

Trên vùng đất Quảng Trực (tỉnh Lâm Đồng), cây mắc ca không chỉ mang lại màu xanh cho những triền đồi mà còn mang lại sinh kế bền vững cho người dân tộc thiểu số.

TP. Cần Thơ: Cam kết đồng hành, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp

Ngày 23/7, Thành ủy, UBND TP Cần Thơ tổ chức họp mặt nhằm lắng nghe phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư và hợp tác xã. Lãnh đạo thành phố ghi nhận ý kiến đóng góp xây dựng, thẳng thắn từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cam kết đồng hành và tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp

Cơ hội để chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, 'Hợp tác xã điện tử chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ' là một hình thức tổ chức trung gian, ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

HTX tại Hải Phòng chủ động trước mưa bão

Nhờ chủ động trong công tác phòng chống bão số 3, đến trưa 22/7, TP. Hải Phòng chưa ghi nhận thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Tuy nhiên, các địa phương trên địa bàn thành phố không chủ quan, tiếp tục tích cực, chủ động tăng cường các biện pháp ứng phó với mưa lớn sau bão...

Khuyến công Cao Bằng: Hiệu quả lớn bắt đầu từ những đề án nhỏ

Bắt đầu từ những đề án nhỏ, khuyến công Cao Bằng đã và đang giúp sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn hòa nhịp tăng trưởng cùng kinh tế địa phương.

Khi trái tim người chấp hành viên hóa giải 'điểm nóng' cưỡng chế

Một vụ việc thi hành án tưởng chừng đi vào bế tắc, đứng trước nguy cơ phải tổ chức cưỡng chế quy mô lớn với sự chống đối của hàng trăm người đã được hóa giải một cách ngoạn mục nhờ vào bản lĩnh, kinh nghiệm và đặc biệt là sự khéo léo, tận tâm của một Chấp hành viên (CHV) thuộc Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cũ (nay là tỉnh Tuyên Quang). Câu chuyện này không chỉ là một bài học về nghiệp vụ thi hành án mà còn là minh chứng sống động cho sức mạnh của sự thấu hiểu, kiên trì và tinh thần 'vì dân phục vụ' trong công tác tư pháp.

Mường Cơi áp dụng quy trình sản xuất an toàn

Xã Mường Cơi mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Mường Thải, Mường Cơi và Tân Lang. Toàn xã hiện có trên 600 ha cây ăn quả có múi, sản lượng khoảng 2.000 tấn quả các loại/năm, chủ yếu là bưởi da xanh, bưởi hồng, cam đường canh, quýt ngọt... Nông dân đang tập trung thâm canh, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

HTX chủ động ứng phó bão Wipha

Bão số 3 Wipha đang hình thành và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, đặt ra thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các Hợp tác xã (HTX) trong chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, khác với sự bị động của những năm trước, nhiều HTX đang cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong chuẩn bị, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý nhà nước, hứa hẹn giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Người dân, HTX khẩn trương thu hoạch rau quả chạy bão số 3-bão Wipha

Trước nguy cơ bão số 3 Wipha gây mưa lớn, ngập lụt, nông dân tại nhiều địa phương đồng loạt ra đồng thu hoạch rau màu, cây ăn quả với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng' để hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Chuỗi liên kết trồng cây dược liệu 'mở khóa' thoát nghèo cho người dân vùng đất Ba Lòng

Chuỗi liên kết trồng cây dược liệu được hình thành trong những năm qua với vai trò dẫn dắt của kinh tế hợp tác, được kỳ vọng sẽ 'mở khóa' thoát nghèo cho người dân ở Ba Lòng - một xã mới của tỉnh Quảng Trị sau sáp nhập từ hai xã cũ của huyện Đakrông là Triệu Nguyên và Ba Lòng. Nhất là giúp cho họ cải thiện sinh kế, tận dụng thế mạnh địa phương để rời 'bến nghèo' và chuyển sang 'bờ khá giả'.

Nông thôn mới chuyển mình cùng các mô hình sản xuất trăm triệu trên vùng quê xứ Thanh

Từ những vùng quê còn nhiều khó khăn, thời gian qua, không ít địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từng bước chuyển mình mạnh mẽ với diện mạo kinh tế xã hội ngày càng khởi sắc, đời sống người dân ngày một nâng cao.