Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng), Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông diễn ra tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một trong những lễ hội còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc địa phương.
Hội Đình Đồng Chức và hội Lồng Tồng vừa diễn ra tại xã Lương Minh, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Lễ hội nhằm quảng bá và phát huy giá trị di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân của tỉnh Hải Ninh cũ, hướng tới phát triển du lịch địa phương.
Đầu xuân là dịp cao điểm diễn ra nhiều lễ hội, cũng là thời điểm hoạt động mê tín dị đoan nở rộ. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, không ít tổ chức, cá nhân núp dưới danh nghĩa phong tục cổ truyền, tín ngưỡng dân gian để thực hiện các hành vi 'buôn thần, bán thánh'.
Trạm Tấu (Yên Bái) những năm gần đây đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong nước cũng như du khách quốc tế. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng với tài nguyên khoáng nóng tự nhiên, sự đa dạng văn hóa và những hoạt động du lịch phong phú. Sự sáng tạo và đột phá trong phát triển du lịch của huyện không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách.
Những ngày đầu xuân, ở hầu hết các lễ hội lồng tồng trên địa bàn tỉnh đều không thể thiếu hình ảnh của những 'chú' sư tử mèo - đặc trưng riêng của các dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Cùng với các trò diễn của sư tử mèo, các bài múa võ cổ truyền (hay gọi là oóc quyền) với những động tác dứt khoát luôn tạo điểm nhấn riêng và lôi cuốn người xem với sự khỏe khoắn, mạnh mẽ và tinh thần thượng võ của người dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn.
Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng) được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng ở Hà Giang thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương.
Thái Nguyên - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử - mỗi độ Tết đến, Xuân về lại khoác lên mình sắc màu rực rỡ của những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Năm nay, Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng trong tổ chức mùa lễ hội xuân với quy mô lớn, nội dung phong phú và công tác tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Lồng tồng là lễ hội truyền thống trong tín ngưỡng của dân tộc Tày, với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng, trở thành lễ hội chung, biểu trưng cho tình đoàn kết, hữu nghị anh em giữa nhân dân các dân tộc vùng chiến khu ATK Định Hóa.
Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông Xuân Ất Tỵ 2025 được tổ chức trong ba ngày, từ 15 - 17.2 (tức 18 - 20 tháng Giêng), tại cánh đồng Nà Liền Mạ, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là thời điểm bắt đầu các lễ hội trong năm. Những ngày này, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội an toàn, văn minh đã được các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và du khách.
Sau những ngày đầu xuân diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa trên vùng đất chiến khu xưa, Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa và Hội báo Xuân Ất Tỵ đã diễn ra thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách thập phương.
Năm nay, chọi bò có 8 con tham gia, chia thành 4 cặp đấu. Các chủ bò là hộ chăn nuôi từ nhiều xã trong huyện đã chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo thể lực tốt nhất cho cuộc thi.
Ngày 8/2 (11 tháng Giêng) người dân xã Tân Hợp (huyện Văn Yên, Yên Bái) tổ chức lễ hội Đình – Đền Tân Hợp và lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) năm 2025.
Cụm homestay thôn Tha (thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) vinh dự là 1 trong 5 đại diện của Việt Nam được trao Giải thưởng ASEAN Homestay Standard Award 2025.
Lồng tồng là lễ hội truyền thống trong tín ngưỡng đồng bào dân tộc Tày, với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Phát huy giá trị lễ hội, năm nay huyện tiếp tục chú trọng trình diễn, bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa dân tộc, tạo nên một Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa đậm đà bản sắc.
Ngày 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội Lồng tồng và Hội báo xuân Ất Tỵ năm 2025 được khai mạc tại Quảng trường ATK Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), tại Bắc Kạn đã khai mạc hội Lồng Tồng Ba Bể, xuân Ất Tỵ 2025. Đây là lễ hội xuân lớn nhất và cũng là một trong những sự kiện quan, trọng khởi đầu năm du lịch của địa phương này.
Sáng 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) long trọng tổ chức Lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên dự.
Sáng 7-2 (tức ngày 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa. Trong không gian Lễ hội, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Định Hóa tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.
Sáng 7/2 (tức 10 tháng Giêng), tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, nằm ven hồ Ba Bể, Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (Bắc Kạn) tổ chức khai hội lồng tồng (xuống đồng) Ba Bể Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng), tại Bắc Kạn và Thái Nguyên đã khai hội lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.
Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng – Ất Tỵ 2025), tại xã An Nhơn - nơi có đông đồng bào Tày, Nùng sinh sống, Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Đạ Huoai phối hợp cùng UBND xã khai mạc lễ hội Lồng tồng.