Nhiều nguồn tin trong cộng đồng ngoại giao và tình báo Ukraine có hiểu biết trực tiếp về các yêu cầu của Nga xác nhận rằng, các quan chức Mỹ sẵn sàng nhượng bộ ít nhất bốn điểm chính trong kế hoạch của Nga. Trong khi đó, nhóm tác giả Mỹ công bố 'Kế hoạch hòa bình thông qua sức mạnh ở Ukraine'.
Ukraine nhiều khả năng sẽ nhận vũ khí trực tiếp từ kho dự trữ của Quân đội Pháp nhằm lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh sẽ 'kiên quyết phản đối' áp lực của Mỹ về thuế quan và vấn đề fentanyl. Ông nói thêm rằng các cường quốc 'không nên bắt nạt kẻ yếu', hàm ý nhắc đến chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sau màn tranh cãi căng thẳng Trump-Zelensky, các lãnh đạo châu Âu đang tích cực liên lạc và thuyết phục Mỹ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, đồng thời khẩn trương hành động nhằm tăng sức mạnh và tăng tính tự chủ của mình.
Sự gián đoạn trong viện trợ vũ khí và đặc biệt là không nhận được chia sẻ tình báo của Mỹ sẽ làm 'suy yếu nghiêm trọng' khả năng phòng thủ của Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với Canada và Mexico có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của cả hai nước, làm chậm quá trình sản xuất một số hàng hóa, đẩy giá sản phẩm lên cao và làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ukraine có kế hoạch ký kết một thỏa thuận khoáng sản tưởng chừng đã đổ vỡ sau cuộc tranh cãi tại Nhà Trắng hôm 28/2.
Con đường tái ngộ giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Zelensky sau vụ 'đấu khẩu' tại Nhà Trắng khá chông gai khi lịch sử quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo không mấy tốt đẹp.
Giới chuyên gia nhận định sau cuộc đấu khẩu tại phòng Bầu dục, Kyiv và Brussel cần nhanh chóng tìm giải pháp để có thể định hình tương lai của Ukraine và châu lục.
Nếu Kiev buộc phải dựa hoàn toàn vào châu Âu và xét mâu thuẫn hiện nay giữa Mỹ với châu Âu, tương lai của Ukraine càng bấp bênh hơn
Một số chính phủ đã tạo ra các khuôn khổ pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số nhưng nhiều nước vẫn đang cấm hoặc cân nhắc kỹ lưỡng trong vấn đề này.
Ông lớn Chevron đã bắt đầu đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump vào đầu tháng này về hoạt động kinh doanh của mình tại Venezuela.
Anh và Pháp là 2 trong số 5 quốc gia có ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền bác bỏ bất kì nghị quyết nào. Tuy nhiên, nghị quyết của Mỹ về xung đột Nga –Ukraine hôm 24/2 được thông qua trong khi Anh và Pháp bỏ phiếu trắng.
'Thật đáng mừng khi nghe ông Macron nói rằng châu Âu sẵn sàng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình (tới Ukraine), và cũng thật tốt khi nghe ông Trump nói sẵn sàng chấp nhận điều đó'.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thử nghiệm một vai trò là người kiến tạo hòa bình trong cuộc gặp quan trọng với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm 24/2.
Theo Yonhap, ngày 24/2, Tướng quân đội Mỹ Vincent Brooks đã đưa ra nhận xét liên quan đến việc Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân trong bối cảnh tiếp tục có những động thái kêu gọi quốc gia châu Á này xem xét lựa chọn loại vũ khí này để chống lại các mối đe dọa từ quốc gia láng giềng.
Các nhà đàm phán Mỹ, hiện đang gây sức ép với Kiev để được tiếp cận các khoáng sản quan trọng của Ukraine, đã nêu ra khả năng cắt quyền tiếp cận của nước này với hệ thống internet vệ tinh Starlink quan trọng của Elon Musk, 3 nguồn tin thân cận với vấn đề nói với Reuters.
Các nhà đàm phán Mỹ đã đề cập đến khả năng cắt quyền tiếp cận của Ukraine đối với hệ thống Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk, ba nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.
Hôm 22/2, Reuters đưa tin các nhà đàm phán Mỹ đang gây sức ép với chính quyền Ukraine để được tiếp cận các loại khoáng sản quan trọng của nước này bằng cách nêu ra khả năng cắt quyền truy cập vào hệ thống internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk giúp Kyiv giữ liên lạc.
Mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang căng thẳng, khi ông Trump chỉ trích gay gắt người đồng cấp Ukraine về cách xử lý cuộc xung đột với Nga. Những lời chỉ trích này liệu có làm trì hoãn tiến trình hòa bình hay sẽ tạo cơ hội mới cho đàm phán?
Hàng rào thuế quan quy mô lớn có thể làm bất ổn thị trường toàn cầu, đẩy giá lên cao đối với người tiêu dùng Mỹ, và có thể kéo nền kinh tế Mỹ - cũng như thế giới - vào suy thoái.
Thay vì đối đầu trực diện như Canada hay Mexico, Trung Quốc thể hiện sự điềm tĩnh và tính toán chiến lược để giảm thiểu tác động từ các chính sách thuế quan của ông Trump.
Ngày 30/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không nên thay thế vai trò đồng tiền dự trữ của USD, đồng thời lặp lại đe dọa sẽ áp thuế 100% đối với nhóm nếu như để việc này xày ra.
Ngày 30/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các nước thành viên BRICS không nên thay thế vai trò đồng tiền dự trữ của USD, đồng thời lặp lại đe dọa sẽ áp thuế 100% đối với BRICS nếu như để việc này xày ra. Trước đó, ông Trump đã đưa ra đe dọa áp thuế chỉ vài tuần sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm ngoái.
Cuộc đối đầu kéo dài khoảng 12 tiếng giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Colombia hôm 26/1 báo hiệu cách tiếp cận của nhà lãnh đạo Mỹ đối với Greenland và Panama.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, nguồn tài chính để phát triển ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD/năm vào năm 2030.
Chỉ 3 ngày trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Nga và Iran ký 'thỏa thuận đối tác toàn diện' đã được chuẩn bị trong nhiều tháng.
Hôm 13/1 BBC đưa tin chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt một số lệnh trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay đối với Nga, trong một động thái nhằm đánh vào doanh thu của ngành công nghiệp năng lượng của Moscow.
Dự án Neptun Deep mở ra kỷ nguyên mới, giúp Romania dẫn đầu sản xuất khí đốt, giảm phụ thuộc vào Nga và tăng cường an ninh năng lượng cho khu vực.
Nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs cho biết mặc dù trong chiến dịch vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cam kết áp thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng ông có thể sẽ tìm cách áp thuế trung bình chỉ 20% đối với phần lớn các mặt hàng này.
Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Theo giới chuyên gia phân tích chính trị thế giới, nếu ông Trump rời xa châu Âu trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, thì lần này, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni có khả năng hâm nóng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, nhờ vào một người bạn chung vô cùng uy tín của bà và Tổng thống đắc cử Mỹ.
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad là thử thách đối với Trung Quốc trong việc duy trì mối quan hệ với các nước đối tác lớn trong khu vực.
Chuyên gia cho rằng chính biến Syria với sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad có thể sẽ thay đổi bản đồ và cán cân quyền lực ở Trung Đông và xa hơn nữa.
Giới chuyên gia đang tranh luận về việc liệu vị thế của Nga ở Trung Đông có bị lung lay khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ.
Tình hình chính trị tại Syria bất ngờ thay đổi khi một cuộc tấn công chớp nhoáng do các nhóm đối lập dẫn đầu đã lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ.
Sau khi chiếm được thành phố Aleppo và Hama một cách nhanh chóng, các chuyên gia dự báo phe nổi dậy Syria có thể hướng tới thủ đô Damascus.
Người phát ngôn Điện Kremlin cảnh báo nếu Washington dùng đến 'vũ lực kinh tế' để buộc các quốc gia sử dụng đồng bạc xanh, điều đó có thể phản tác dụng.
Hôm nay (2/12), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa áp thuế lên các quốc gia BRICS, nếu họ tạo ra đồng tiền riêng, sẽ phản tác dụng.