Ngày 8/6, xã Bình Minh (huyện Thanh Oai) cùng dòng họ Bùi tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Nhà thờ họ Bùi, thôn Minh Kha, xã Bình Minh.
Gần thời điểm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), nhiều người dân Hà Tĩnh về thăm những nơi Bác Hồ từng đến, ghi nhớ lời Người căn dặn, từ đó tiếp thêm động lực phát triển quê hương cho thế hệ trẻ hôm nay.
Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy được hình thành từ 2 làng cổ Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết, có tên chung nôm là 'Kẻ Cót' là một trong 'Tứ danh hương' của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Ở Việt Nam, chỉ có duy nhất một dòng họ Lê, đây là một trong những họ khá phổ biến. Trong lịch sử Việt Nam, dòng họ Lê đã có 31 vị vua lên ngôi.
Ngày 14- 3, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp với xã Kim Song Trường và dòng họ Nguyễn Huy- Trường Lưu long trọng tổ chức đón bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu.
Ghi danh bảng vàng, góp phần làm rạng danh truyền thống hiếu học của quê hương Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), Nguyễn Ngọc Huyền là nhân vật lịch sử có nhiều dấu ấn.
Ngày 18/2, TP Hà Nội cho biết vừa ban hành quyết định xếp hạng 4 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố.
Dù nhiều làng quê đang trở mình đô thị hóa nhưng Trường Lưu vẫn còn lưu giữ được những giá trị truyền thống đậm chất vùng nông thôn Nghệ Tĩnh.
Vị trạng nguyên này thuộc dòng dõi giàu truyền thống khoa bảng, là một trong 'tứ gia vọng tộc' của nước Việt. Sinh thời ông là vị quan vì nước vì dân, rất được kính trọng.
Theo gia phả dòng họ, từ nhỏ Nguyễn Văn Thành có vẻ ngoài đẹp đẽ, tính cách trầm ổn, thích đọc sách binh thư và có tài võ nghệ.
Dòng họ Đinh Văn làng La Giáp (nay là xã Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An) là dòng họ khoa bảng nổi tiếng xứ Nghệ với 5 vị đại khoa.
Sử liệu đăng khoa lục vùng Từ Liêm cũ cho biết, làng Thiên Mỗ xưa có tới 10 người đỗ đại khoa, trong đó nổi bật hơn cả là dòng họ Nguyễn Quý.
Vị trạng nguyên này thuộc dòng dõi giàu truyền thống khoa bảng, là một trong 'tứ gia vọng tộc' của nước Việt. Sinh thời ông là vị quan vì nước vì dân, rất được kính trọng.
Trong lịch sử khoa bảng của Việt Nam, ông là trạng nguyên cuối cùng vì các khoa thi sau không ai đỗ trạng nguyên.
Tiến sĩ Hoàng Nguyễn Thự không chỉ là người tạo nền móng khoa bảng, gây dựng nền văn mà còn trở thành ông tổ họ Hoàng Đông Ngạc.
Dù không đỗ đại khoa song lại ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp quan trường. Ông chính là Thượng thư Hà Duy Phiên - vị đại quan thời Nguyễn, dốc lòng phụng sự 3 triều vua.
Tấm bia 'Sáng lập hậu thần' chứa đựng giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và mỹ thuật. Đây là di văn quý hiếm còn lại đến ngày nay...
Trong 4 họ gốc ở làng Kẻ Vẽ (Đỗ, Nguyễn, Phạm, Phan), họ Phạm được xếp hàng đầu với 9 vị đại khoa trong tổng số 22 tiến sĩ của làng.
Câu chuyện chừng như đã vãn nhưng thấy tôi bày tỏ muốn tìm hiểu thêm về đời tư của Hồng Hà nữ sĩ, ông Đoàn Doãn Nam, hậu duệ đời thứ 17 dòng họ Đoàn làng Giai Phạm (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) bèn nhắc ông Đoàn Doãn Lực, hậu duệ đời thứ 18 và là trưởng tộc của dòng họ Đoàn, vào nhà thờ cụ Đoàn Doãn Nghi để mang ra cho tôi xem cuốn gia phả dòng họ Đoàn.
Việc vua Lê Hiển Tông ban sắc phong thần cho Nguyễn Huy Oánh và công nhận Phúc Giang Thư viện là đền thờ Thần Thư viện, 6 đời vua triều Nguyễn tiếp tục ban sắc ghi công cho thấy vị thế, tầm ảnh hưởng của ngôi trường này.
Đây là ngôi làng có nhiều người đỗ khoa bảng và cũng là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Cách nhau dòng sông Đáy, hai ngôi làng có chung chữ đầu tên 'La', La Ngạn (Ý Yên, Nam Định) và La Mai (Hoa Lư, Ninh Bình) lại có thêm điểm chung là làng khoa bảng nổi tiếng từ bấy lâu nay mà ít người biết đến.
Huyện Hoằng Hóa không chỉ nổi danh về truyền thống hiếu học, khoa cử, mà ở đây còn có đình cổ mang tên Bảng Môn Đình, được ví như Văn miếu Quốc Tử Giám giữa lòng xứ Thanh.
Thành lập ban điều hành rồi biên soạn, đóng góp kinh phí xuất bản cuốn sách về làng mình. Một trong số ít làng ở Thanh Hóa làm được ấy là Phong Lai, xã Xuân Lai (Thọ Xuân). Cuốn sách 'Làng Phong Lai xưa và nay' (NXB Thanh Hóa, 2022) dày 200 trang đã dựng lại một bức tranh khá toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng từ quá khứ đến hiện tại.
Nhân dịp năm mới Giáp Thìn, nhiều địa phương đã tổ chức lễ khai bút đầu Xuân nhằm góp phần giáo dục, tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống hiếu học và khoa bảng.
Nhật Chiêu (tỉnh Vĩnh Phúc) không chỉ nổi danh là làng khoa bảng, mà còn được ví là đất tụ tài, sản sinh ra ba vị đại khoa và hàng trăm cử nhân, tú tài.
Cũng như người cô ruột của mình là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Đoàn Lệnh Khương có một cuộc đời tài hoa nhưng lắm nỗi truân chuyên. Người đời lúc thì gọi bà là nữ sĩ, khi thì lại gọi bà là Nữ học sư. Thôi thì gọi bà là gì thì cũng nói lên một điều: Đoàn Lệnh Khương tài sắc vẹn toàn.
Nhật Chiêu không chỉ nổi danh là làng khoa bảng, mà còn được ví là đất tụ tài, sản sinh ra ba vị đại khoa và hàng trăm cử nhân, tú tài.
Chúng tôi ngồi trò chuyện dưới tán cây vú sữa trong khuôn viên nhà Từ đường dòng họ Đoàn làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Câu chuyện trở nên rôm rả hơn khi ông Đoàn Doãn Lực, hậu duệ đời thứ 18 của ông Đoàn Doãn Nghi - người được coi là Tổ họ Đoàn làng Giai Phạm hào hứng khoe: 'Ông về thăm làng dịp này thật là may. Làng vừa khánh thành nhà thờ cụ Đoàn Thị Điểm'. Nói rồi ông Lực dừng ít giây rồi nói tiếp: 'Họ Đoàn ở làng này đã hai mươi đời rồi ông ạ'.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt 'Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025'.
Nguyễn Công Cơ sinh năm 1676, tại làng Xuân Tảo trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng.
Thân làm cửu ngũ chí tôn có quyền sở hữu chốn hậu cung gồm hàng ngàn mỹ nhân. Thế nhưng vẫn có một vị hoàng đế lại lựa chọn sống theo chế độ một vợ một chồng, chỉ yêu và lấy duy nhất một người vợ, cũng chính là hoàng hậu của ông.
Năm 1783, khi Thượng thư Nguyễn Huy Oánh vừa mới được nghỉ hưu, vua Lê Hiển Tông có chiếu triệu về Kinh thành trao chức Tham tụng (Tể tướng) nhưng ông cáo lão để về dạy học ở quê nhà.
Hoàn thành XDNTM kiểu mẫu, nhiều vùng quê ở Thanh Hóa đã và đang là điểm đến thu hút khách du lịch. Không gian xanh, sạch, đẹp mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, độc đáo cho du khách.
Làng Cổ Bôn (tục gọi là Kẻ Bôn) hay còn gọi là Tứ Bôn do bốn làng gộp lại, gồm: Phúc Triền, Ngọc Tích, Kim Bôi, Quỳnh Bôi.
Thời xưa, việc thi cử cũng nhiều lần gặp sự cố, phải thi lại.
'Kẻ Ngái ông Nghè như lá tre' – câu ca xưa ấy là nói về khoa bảng và sự học của làng Hương Ngải thuộc xã Hương Ngải (Thạch Thất – Hà Nội).
Nguyễn Công Cơ (1675-1733), tước Cảo quận công và Cơ quận công. Từ nhỏ, Nguyễn Công Cơ là người hiếu học. Năm 12 tuổi, ông đã dự thi Hương khoa Đinh Mão niên hiệu Chính Hòa thứ 8 (1687) thi đỗ Tam trường. Năm 19 tuổi, ông đỗ Hương cống. Năm 22 tuổi, ông dự khoa thi Hội, trúng Tứ trường. Vào thi Đình, ông được ban Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân.
Chỉ là một Hương cống nhưng Hà Duy Phiên giỏi tài điều hành nên được triều Nguyễn trọng dụng, tin tưởng giao các chức vụ quan trọng hàng đầu.
Từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, để chọn người tài ra giúp chúa, giúp nước, các đời chúa Nguyễn đã tổ chức các kỳ thi tuyển chọn nhân tài.
Với sự kiện đón nhận 'Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu' là Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngày 24-6 vừa qua, làng Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam có 3 di sản văn hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) ghi danh, sau di sản 'Mộc bản Trường học Phúc Giang' và 'Hoàng Hoa sứ trình đồ'.
Sinh ra trong gia đình có người làm quan, song gia cảnh khá nghèo. Vì ham học, Nguyễn Lệnh Tân (1726-1777) từ nhỏ đã thuộc làu kinh sử và đỗ tiến sĩ vào năm 38 tuổi.
Trong dân gian lưu truyền câu ca 'Tể tướng Lê Hy thiên hạ sầu bi, Tể tướng Quý Đức thiên hạ hưu tức' (hưu tức - có nghĩa yên nhàn).
Mồ côi cha, gia cảnh vô cùng khó khăn nhưng Trần Văn Bảo đã quyết chí học hành, trở thành 1 trong 5 Trạng nguyên nổi tiếng đất học Nam Định.