Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi cảnh báo các nước láng giềng thân thiện cần cảnh giác với việc Mỹ kích động và tạo ra bất hòa trong khu vực để chính quyền Israel đạt mục tiêu.
Ngoại trưởng Syria Asaad Al-Shaibani ngày 14/3 cho biết, chính phủ nước này sẵn sàng tăng cường hợp tác với Iraq trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Iraq và ISIS.
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, ngày 3/3, Các ngoại trưởng Arập đã tham dự một cuộc họp quan trọng tại trụ sở Liên đoàn Arập (AL) ở Cairo để thảo luận về tương lai của Dải Gaza cũng như chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Arập khẩn cấp dự kiến diễn ra vào chiều 4/3.
Ngày 27/2, Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Fuad Hussein đã có cuộc họp với Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) tại Iraq Mohamed Al Hassan để thảo luận về việc rút các thành viên của Phái bộ hỗ trợ LHQ (UNAMI) cũng như về hợp tác trong tương lai.
Thiếu tướng Tahsin al-Khafaji, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy tác chiến liên hợp Iraq, cho biết đã hoàn thành 400 km trong tổng số 615 km tường bê tông dọc biên giới với Syria.
Lầu Năm Góc cho biết đã triển khai thêm binh sỹ đến Syria để đáp ứng những nhiệm vụ linh hoạt trong bối cảnh tình hình an ninh đang thay đổi nhanh chóng ở quốc gia Trung Đông này.
Hôm 15/12, BBC dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken cho biết Washington đã 'tiếp xúc trực tiếp' với lực lượng nổi dậy HTS- hiện đang kiểm soát Syria sau khi lật đổ chế độ Assad.
Quân đội chính phủ Iraq cùng với Lực lượng huy động nhân dân (PMF) thân Iran đã được triển khai tới biên giới với Syria, khi phiến quân HTS đang tiến quân hướng tới thủ đô Damascus.
Vào thời điểm tình hình Trung Đông đang có những diễn biến phức tạp, nội chiến ở Syria bùng phát trở lại sẽ khiến bất ổn ngày càng khó kiểm soát tại khu vực này.
Chính quyền Iraq đang cân nhắc can thiệp quân sự vào Syria, đặc biệt khi nhóm nổi dậy Hồi giáo dòng Sunni xuất thân từ tổ chức khủng bố Al Qaeda đã chiếm hai thành phố của Syria và đang tiến về thành phố thứ ba.
Sáng 7/12, các nhóm phiến quân tại Syria tuyên bố đã chiếm quyền kiểm soát TP Daraa và Homs. Tuy nhiên, quân đội Syria và Chính phủ của Tổng thống Assad chưa xác nhận thông tin trên.
Ngoại trưởng 3 nước Iran, Iraq và Syria gặp nhau tại Baghdad (Iraq) và ra tuyên bố chung liên quan nội chiến Syria.
Hiện hàng nghìn người dân đã kéo nhau rời khỏi thành phố Daraa, trong khi quân chính phủ Syria với sự yểm trợ của quân đội Nga vẫn đang giao tranh với phiến quân tại Homs.
Trước tình hình bất ổn tại Syria, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/12 khuyến cáo công dân nhanh chóng rời khỏi quốc gia Trung Đông này khi các chuyến bay thương mại vẫn đang hoạt động.
Ngày 6/12, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết nước này đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.
Ngày 6/12, Đại sứ quán Nga tại Damascus đã kêu gọi công dân nước này rời khỏi Syria khi quân nổi dậy tiếp tục mở rộng các khu vực kiểm soát.
Iraq đang tìm kiếm các thị trường mới cho ngành dầu thô của mình, nhắm tới châu Âu và châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước nhập khẩu chính hiện nay của họ.
Ngày 13/10, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Libăng và Dải Gaza, trong khi Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi có chuyến công du đến Iraq để thảo luận tình hình khu vực.
Iran đang đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn nguy cơ Israel đưa ra phản ứng tiếp theo nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Tehran sau loạt tên lửa của Iran hướng về phía lãnh thổ Israel hôm 1/10 vừa qua.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi ngày 13/10 tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho 'tình trạng chiến tranh', song cũng khẳng định Tehran mong muốn hòa bình.
Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ngày 15/8 đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quân sự, an ninh và chống khủng bố, sau các cuộc đàm phán an ninh cấp cao tại thủ đô Ankara.
Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để trì hoãn, ngăn chặn nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông.
Ngày 5/8, Ngoại trưởng Antony Blinken đã kêu gọi các bên 'phá vỡ vòng luẩn quẩn' bạo lực và nhanh chóng tiến tới một lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột ở Dải Gaza, bất chấp việc thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán giữa Israel và lực lượng Hamas vừa bị ám sát.
Iraq đã tham gia vào các cuộc thảo luận tại Washington với các đại diện của Bộ Tài chính Mỹ để giải quyết các vấn đề hạn chế đồng USD, Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein cho biết trong cuộc họp báo được phát sóng trên phương tiện truyền thông nhà nước al-Iraqiya.
Lực lượng Hezbollah hôm qua (15/6) tiếp tục tấn công trả đũa vào các vị trí quân sự ở miền Bắc Israel, vài ngày sau khi một chỉ huy cấp cao của lực lượng này thiệt mạng trong cuộc tấn công của quân đội Israel.
Tòa Công lý châu Âu ngày 13/6 đã phạt Hungary 200 triệu euro vì không thực thi luật tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Budapest ngay lập tức chỉ trích thông báo trên là 'không thể chấp nhận được'
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/6.
Ngày 13/6, Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở miền Nam Liban cũng như toàn khu vực Trung Đông, sau khi căng thẳng biên giới giữa Liban và Israel đang có dấu hiệu leo thang.
Ngày 6/6, Thủ tướng Palestine Mohammed Mustafa tuyên bố, nước này đã sẵn sàng tái lập một chính quyền 'thống nhất' sau cuộc xung đột Hamas-Israel ở Dải Gaza.
Thủ tướng Palestine Mohammed Mustafa khẳng định Chính quyền Palestine sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm của mình sau khi xung đột Gaza kết thúc nhằm giúp khôi phục sự đoàn kết.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông- Bắc Phi, ngày 6/6, Thủ tướng Palestine Mohammed Mustafa tuyên bố Chính quyền Palestine (PA) đã sẵn sàng tái lập chính quyền 'thống nhất' của người Palestine sau cuộc xung đột Hamas-Israel ở Dải Gaza.
Trung Đông ngày 26/3, Houthi tiến hành một loạt các cuộc tấn công nhắm vào tàu dân sự và quân sự, ông Trump kêu gọi chấm dứt xung đột Gaza.
Người phát ngôn của Thủ tướng Iraq cho biết, các cuộc tấn công liên tục của Mỹ vào những nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Iraq khiến chính quyền Baghdad muốn nhanh chóng chấm dứt sứ mệnh của liên minh do Mỹ dẫn dắt ở nước này.
Ngày 6/2, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani gặp Ngoại trưởng Hà Lan Hanke Bruins Slot tại Baghdad để bàn về các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác an ninh.
Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein và người đồng cấp Saudi Arabia nhất trí duy trì liên lạc giữa hai nước nhằm đảm bảo không để cuộc xung đột ở Dải Gaza lan rộng ra toàn Trung Đông.
Washington được cho là chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán về tương lai của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq.
Iraq và Mỹ chuẩn bị bắt đầu các cuộc đàm phán về việc chấm dứt liên minh quân sự quốc tế do Mỹ lãnh đạo ở Iraq và cách thay thế liên minh này bằng quan hệ song phương.
Iraq muốn thúc đẩy đàm phán buộc liên quân do Mỹ đứng đầu kết thúc các hoạt động quân sự và rút khỏi quốc gia Trung Đông này.
Pakistan lên án mạnh mẽ cuộc không kích của Iran bên trong lãnh thổ nước này khiến hai trẻ em thiệt mạng, gọi đây là hành vi 'vi phạm không phận vô cớ' và cảnh báo trả đũa.
Lực lượng Houthi bác nghị quyết yêu cầu dừng tấn công tàu ở Biển Đỏ của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc là tình hình Trung Đông ngày 12/1.
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iraq, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani sẽ thăm Nga trong vài tuần tới.
Dựa trên thỏa thuận, các biện pháp cần thiết đã được triển khai để cưỡng chế các nhóm người Kurd khỏi khu vực biên giới và họ đã được đưa tới các doanh trại nằm sâu bên trong lãnh thổ Iraq.
Phóng viên TTXVN tại Malaysia dẫn lời Ngoại trưởng nước này Zambry Abd Kadir cho biết, Malaysia sẽ mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Baghdad của Iraq sau 20 năm đóng cửa.
Malaysia đã đóng cửa đại sứ quán ở thủ đô Baghdad kể từ khi bùng nổ tình trạng bất ổn chính trị ở Iraq năm 2003.
Ngày 22/8, Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đang ở thăm nước này.
Tổng thống Iraq hôm 31.7 đã thảo luận với Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đang đến thăm nước này để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực.
Hàng loạt vụ đốt Kinh Quran đã khiến quan hệ giữa Thụy Điển, Đan Mạch và cộng đồng Hồi giáo xấu đi đáng kể.
Tổng Thư ký OIC hối thúc các nước thành viên áp dụng các biện pháp chung, thống nhất để gửi đi thông điệp rõ ràng rằng hành vi xúc phạm kinh Koran không chỉ là những vụ bài Hồi giáo thông thường.