Việc áp dụng hình thức khai thuế theo doanh thu với hộ kinh doanh giúp tăng tính công bằng và tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, điều này cần kèm theo lộ trình áp dụng với các cơ chế hỗ trợ phù hợp để hộ kinh doanh không lúng túng.
Nghị quyết số 68 không chỉ mang định hướng, mà còn được nhìn nhận như một cam kết rõ ràng, cụ thể hơn về vai trò và định hướng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn tới
ESG trở thành công cụ quản trị rủi ro chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là tấm vé để doanh nghiệp vươn ra toàn cầu.
Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã có nhiều chính sách đồng hành thiết thực với doanh nghiệp tư nhân đồng thời không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, số hóa quy trình cho vay nhằm tiết giảm chi phí, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn vay. Để giải quyết bài toán này cần sự nỗ lực hơn nữa từ cả phía cung và cầu.
Bày tỏ nhất trí với các giải pháp Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu tại phiên chất vấn ngày 19/6 để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, TS. LÊ DUY BÌNH, Giám đốc Economica Việt Nam lưu ý, mấu chốt là cần bảo đảm chi phí tuân thủ sau khi lên doanh nghiệp tương đương hộ kinh doanh.
Theo báo cáo tổng kết thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 và một số quy định tại Luật Các TCTD, tính đến tháng 1/2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ở mức 4,3%, chủ yếu tập trung tại một số ngân hàng yếu kém và thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Trong khi đó theo báo cáo mới nhất từ Vietnam Report, tính theo giá trị tuyệt đối, tổng nợ xấu toàn hệ thống vào cuối quý I/2025 đã vượt 300.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2024 và tăng 13,4% so với đầu năm.
Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Đây cũng là động lực quan trọng giúp khơi thông dòng vốn.
Việc sáp nhập các tỉnh, thành sẽ thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế biển với những bờ biển dài, tài nguyên phong phú và vị trí chiến lược.
Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc cần làm. Dù vậy, nếu quá trình này diễn ra theo cách cưỡng ép, chính thức hóa đi cùng gánh nặng và chi phí thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của khu vực đang đóng góp khoảng 30% GDP hàng năm cho kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, số lượng hộ kinh doanh (HKD) ở nước ta khá lớn. Do đó, việc thúc đẩy các HKD mạnh dạn chuyển đổi thành doanh nghiệp (DN) sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam có 2 triệu DN vào năm 2030. Từ đó, hình thành một cộng đồng DN vững mạnh, đủ sức đảm nhận sứ mệnh đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường.
Với nhiều hộ kinh doanh nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, việc tìm được hóa đơn đầu vào hợp lệ trở thành một thách thức lớn. Những lúng túng, bối rối đang làm chậm bước chuyển mình của khu vực kinh tế tư nhân vốn được coi là 'xương sống' của nền kinh tế.
Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng khả quan, với xu hướng cải thiện rõ rệt qua từng tháng...
Kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực. Kết quả phát triển kinh tế được đánh giá tháng sau tốt hơn tháng trước.
Hiện lãi suất đã bước vào giai đoạn ổn định sau một thời gian giảm sâu, tháng 5 vừa qua chỉ ghi nhận một số ít tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất.
Ngày 3/6, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp với Công ty cổ phần Tư vấn về quản lý kinh tế (Economica Việt Nam) tổ chức tập huấn tăng cường năng lực cho các sở, ban, ngành và địa phương để xây dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện DDCI năm 2025.
Việt Nam đang đối mặt với bài toán 'kép' khi vừa phải kích thích tăng trưởng, vừa kiềm chế lạm phát. Lời giải cho mục tiêu này phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa điều hành giá, kiểm soát cung tiền và quản lý tỷ giá, tạo tiền đề cho nền kinh tế 'cất cánh' bền vững.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang được điều hành linh hoạt để cân bằng 'đa mục tiêu' giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống ngân hàng và đáp ứng nhu cầu tín dụng. Trong đó, công tác điều hành giá cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát, tạo 'lá chắn' vững chắc cho chính sách tiền tệ.
Các chuyên gia đánh giá khi nợ xấu được kiểm soát, dòng vốn sẽ luân chuyển thông suốt, tạo lợi ích cho doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế.
Việc bỏ thuế khoán được đánh giá sẽ khuyến khích hộ kinh doanh chuyển lên thành doanh nghiệp, tuy nhiên hộ kinh doanh vẫn 'ngại lớn'. Chuyên gia cho rằng cần lộ trình từng bước và khung pháp lý riêng.
Lý do là gì? Theo chuyên gia, ngoài rào cản tâm lý với hộ kinh doanh thì mô hình chuyển đổi ra sao rất quan trọng. Không thể lấy mô hình doanh nghiệp lớn với bộ máy kế toán, hệ thống quản trị, giám đốc - ban kiểm soát - kế toán trưởng - báo cáo tài chính phức tạp để áp cho hộ bán bún hay người khởi nghiệp.
Chính quyền kiến tạo, hành động vì doanh nghiệp đang là mục tiêu hướng tới trong công cuộc cải cách hiện nay. Cùng với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, tỉnh Sơn La đã và đang chỉ đạo mạnh mẽ việc triển khai Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, thể hiện quyết tâm tạo dựng môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.
Ngoài luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, một trong những giải pháp quan trọng nhất để giải quyết rốt ráo nợ xấu chính là phát triển thị trường mua bán nợ. Tới đây, có thể các công ty mua bán nợ sẽ được thành lập nhiều hơn và phạm vi hoạt động được mở rộng hơn.
Từ đầu năm đến khoảng giữa tháng 4/2025, lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại giảm 0,6 điểm phần trăm/năm so với cuối năm 2024, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm áp lực chi phí vốn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia, mặt bằng lãi suất sẽ chịu nhiều sức ép, dư địa để các ngân hàng điều chỉnh giảm trong thời gian sắp tới là không còn nhiều. Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam, về vấn đề này.
DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La là đơn vị chủ trì thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý kinh tế (Economica Việt Nam).
Những rào cản về thể chế, đất đai, vốn và liên kết chuỗi vẫn là 'nút thắt' cần được tháo gỡ để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực đột phá cho nền kinh tế. Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ mang đến những cơ chế đột phá, khơi thông tiềm năng to lớn này.
Với Nghị quyết 68-NQ/TW vừa được ban hành, mục tiêu nâng số lượng doanh nghiệp lên 2 triệu vào năm 2030 được kỳ vọng trở thành cú hích mạnh mẽ cho khu vực này phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu đó, không chỉ cần tinh thần khởi nghiệp, mà còn đặt ra yêu cầu nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn vốn kìm hãm sự phát triển của khu vực tư nhân suốt nhiều năm qua.
Ở thời khắc quan trọng có tính chất bước ngoặt của lịch sử hiện nay, kinh tế tư nhân đang được kích hoạt để tăng tốc trên đường ray phát triển mới. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo mang tính chất đột phá về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có yêu cầu xóa bỏ định kiến, đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước.
Thời gian tới, Bộ Chính trị sẽ ban hành đề án phát triển kinh tế tư nhân với nhiều nội dung mang tính chất đột phá, tạo 'cú hích' cho kinh tế tư nhân.
Nhiều chuyên gia kiến nghị cần cân nhắc kỹ về mức tăng và thời điểm áp dụng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để không gây 'sốc' cho doanh nghiệp.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm từng gây nhiều tranh luận do lo ngại bị lạm dụng. Tuy nhiên, theo quan điểm từ phía các ngân hàng, đây không phải 'gậy thần' để xử lý nợ xấu, mà chỉ nhằm nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng - một liệu pháp tâm lý hơn là biện pháp cưỡng chế thực sự.
Nửa thế kỷ qua, hành trình phát triển của Việt Nam là minh chứng sống động rằng: cải cách thể chế đúng lúc, ưu tiên con người và hội nhập thông minh có thể đưa một quốc gia nghèo vươn lên nhóm thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. Bài học cốt lõi là: 'Không ngừng thay đổi khi thế giới thay đổi, nhưng giữ vững mục tiêu phồn vinh có bao trùm xã hội'. Nếu kiên trì thực hiện các ưu tiên chiến lược, duy trì tăng năng suất và ổn định vĩ mô, mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 hoàn toàn khả thi.
Theo các đại biểu tham dự Hội thảo 'Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt' do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.
Tăng trưởng kinh tế chỉ tính bằng vài phần trăm như trước đây có thể dựa vào rất nhiều yếu tố để tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu muốn tăng trưởng hai con số trong bối cảnh mới, Việt Nam cần tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo cao, theo các chuyên gia.
Giá trị gia tăng của chuỗi cung ứng nằm ở nghiên cứu phát triển và phân phối, trong khi Việt Nam nằm ở vùng 'trũng' là sản xuất. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, chỉ khi chúng ta có những doanh nghiệp đầu chuỗi với sản phẩm thực sự thiết kế ở Việt Nam (Make in Việt Nam) mới có thể vững vàng trước chiến tranh thương mại.
Giải pháp khả thi nhất để Việt Nam đạt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 là khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, không phải hộ kinh doanh nào cũng sẵn sàng chuyển đổi.
Trước bối cảnh kinh tế nhiều biến động, các chuyên gia đề nghị cần cân nhắc kỹ về mức tăng và thời điểm áp dụng Thuế tiêu thụ đặc biệt để không gây 'sốc' cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trước 'cú sốc' thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các chính sách về thuế cần tiếp tục phát huy tốt vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng, tránh gây sốc cho thị trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe doanh nghiệp.
Quy mô nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn đã lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng. Khó thu hồi nợ, các ngân hàng vừa không thể quay vòng vốn, vừa phải trả lãi cho người gửi tiền, vừa phải cắt một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro cho 'cục nợ' khổng lồ này.
Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về những tác động tiềm ẩn của việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt là đối với ngành đồ uống, nếu lộ trình và mức tăng thuế không được tính toán kỹ lưỡng, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng…
Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ quan này đã báo cáo Chính phủ về điều chỉnh lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng
Theo các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, việc điều chỉnh thuế lần này cần được thiết kế với lộ trình hợp lý, bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng thu ngân sách và hỗ trợ phục hồi sản xuất, góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Bộ Tài chính đang đề xuất lùi thời gian áp dụng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng bia, rượu vào năm 2027 thay vì năm 2026 so với trước đây.
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo 'Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt'. Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các đại biểu Quốc hội.
Đúng 14 giờ chiều nay, 22/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo 'Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt'.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng - tại Tọa đàm 'Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu'.