Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 10 tháng năm 2024, các điểm đến trên địa bàn tỉnh đón trên 16,7 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 40.100 tỷ đồng.
Từ năm 2018-2023, tỉnh Quảng Ninh chỉ đón trên 450.000 lượt khách Halal lưu trú - con số khá khiêm tốn trong bối cảnh dòng khách Halal đến từ các quốc gia thuộc ASEAN có tiềm năng lớn để khai thác.
Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.
Nhiều nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch của Quảng Ninh đã từng bước khắc phục thiệt hại do bão số 3 để mở cửa đón khách trở lại.
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cùng những chính sách phát triển đặc thù dành riêng cho ngành công nghiệp không khói, trong những năm qua ngành Du lịch Quảng Ninh có bước chuyển mình mạnh mẽ, với khả năng cạnh tranh, bứt tốc cao, khẳng định thương hiệu điểm đến đầy thu hút. Đây là động lực để Quảng Ninh vươn tầm, khẳng định vai trò trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế hàng đầu trong thời gian tới.
Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW (ngày 10-4-2013) của Bộ Chính trị 'Về hội nhập quốc tế', tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, trở thành tỉnh tiên phong trong kết nối hợp tác, phát triển với khu vực và đối tác nước ngoài.
Được đánh giá là dòng sản phẩm tạo nguồn thu lớn, du lịch MICE - du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, khen thưởng tiếp tục được ngành du lịch Quảng Ninh phát triển. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ này đã xây dựng chương trình, sản phẩm đa dạng, chủ động liên kết, mở rộng thị trường để thu hút dòng khách này đến Quảng Ninh.
Từ đầu năm đến nay, du lịch Quảng Ninh đón trên 14 triệu lượt du khách, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh phát huy lợi thế hạ tầng giao thông, đổi mới sản phẩm, tăng sức hấp dẫn điểm đến, Quảng Ninh chú trọng liên kết, mở rộng hợp tác phát triển. Trong đó, xây dựng các gói sản phẩm liên vùng, khai thác tối đa tiềm năng du lịch đa dạng và hạ tầng giao thông đồng bộ, sẵn có.
Chương trình 'Mỗi xã, phường một sản phẩm' (OCOP) tại Quảng Ninh đã từng bước tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ phát triển ngành du lịch, tạo dựng thương hiệu nông sản riêng của Quảng Ninh.
Tính đến giữa tháng 11, tỉnh Quảng Ninh đón trên 14 triệu lượt du khách, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch, dự báo từ giờ đến cuối năm lượng khách sẽ đổ về Quảng Ninh sẽ rất đông.
Tỉnh Quảng Ninh đang tiến gần đến kỳ tích 8 năm liên tiếp đạt mức tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện mục tiêu này trong 3 tháng cuối năm nay, ngành dịch vụ - du lịch được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính, tạo đà bứt phá mạnh mẽ cho GRDP toàn tỉnh; góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia vào năm 2030.
Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng, Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối, quảng bá, chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa.
Quảng Ninh là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng và cũng là điểm đến hàng đầu được nhiều du khách lựa chọn. Tận dụng lợi thế này, thời gian qua tỉnh đã và đang đẩy mạnh gắn kết phát triển các sản phẩm OCOP với du lịch nhằm tạo sự đồng bộ trong phát triển KT-XH.
Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là trung tâm du lịch của Việt Nam và là điểm nhấn trên bản đồ du lịch thế giới. Với định hướng đó, ngành Du lịch đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp kích cầu du lịch, đẩy mạnh liên kết mở rộng thị trường, thu hút khách quốc tế.
Tháng 2 này, nhiều đơn vị tàu biển quốc tế đã có kế hoạch đưa hàng nghìn du khách đến với Quảng Ninh. Song để đón được khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế như mục tiêu, du lịch Quảng Ninh cần thay đổi cách làm và đưa ra các sản phẩm du lịch mới, tăng sức hấp dẫn của điểm đến.