Với sự nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thanh Sơn là huyện miền núi với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng trên 60% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, Dao và một số dân tộc khác. Thời gian qua, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển toàn diện của huyện, mang lại nhiều kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi.
Trải qua bao thế hệ, đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn vẫn bền bỉ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống như một phần máu thịt không thể tách rời. Thực hiện Dự án 6 về 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030, huyện Thanh Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa bản địa, để bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây mãi được gìn giữ và lan tỏa sâu rộng.
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đất Mường Thàng, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh khai thác lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng như ở Xóm Mừng, Xóm Mỗ, bản Giang Mỗ, bến Thung Nai, Núi đầu Rồng, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Trở thành thủ khoa tổ hợp C00, với 29,37 điểm, Quách Thanh Huyền (trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) chia sẻ hành trình từ một nữ sinh dân tộc Mường đến giảng đường đại học, đồng thời gửi lời nhắn nhủ đến thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
3 học sinh dân tộc Mường, Lào, Dao hiện đang theo học lớp 12, Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh vừa được kết nạp Đảng.
Những năm gần đây, với cách làm bài bản, chu đáo, hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện Tân Sơn đã từng bước được hoàn thiện. Cảnh quan thiên nhiên, những bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng được cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây gìn giữ và phát huy, đã mang lại hình ảnh Tân Sơn thân thiện, mến khách, tạo nét quyến rũ, thu hút ngày càng đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, lưu trú. Nhờ đó, đời sống người dân địa phương ngày càng cải thiện và được nâng lên, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã luôn chú trọng các giải pháp đồng bộ để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường.
Vòng xoáy của đô thị hóa và đời sống hiện đại cuốn trôi bao giá trị xưa cũ, nhưng ở nơi thượng nguồn sông Âm, tiếng chiêng Mường vẫn vang lên kiêu hãnh như nhịp đập bền bỉ của nghệ thuật bản địa.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xác định, việc xây dựng đời sống văn hóa tại các khu dân cư sau sắp xếp đơn vị hành chính là hướng tới tạo ra những không gian văn hóa chung, đảm bảo gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp vốn có. Hành trình này không chỉ đơn thuần là tiếp nối những truyền thống sẵn có, mà còn là quá trình dung hòa, đổi mới và sáng tạo để phù hợp với xu thế phát triển.
Tại huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), những người phụ nữ đang âm thầm góp nhặt từng mảnh hồn văn hóa Mường, truyền lại cho thế hệ sau. Đó không chỉ là nỗ lực cá nhân, mà là sự tiếp nối giữa cội nguồn và tương lai.
Với những ưu thế về văn hóa cũng như thiên nhiên, từ nhiều năm qua, chính quyền huyện Tân Lạc đã chú trọng đẩy mạnh, phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) và thu được nhiều thành quả.
Giữa nhịp sống hiện đại, đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc vẫn kiên trì gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng không chỉ là 'món ăn tinh thần' trong đời sống văn hóa, tính ngưỡng của người dân, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ.
Nằm ở phía tây huyện Ba Vì, xã Minh Quang có ba dân tộc Kinh, Mường và Dao cùng chung sống, trong đó người Mường chiếm hơn 40% dân số.
Thời gian qua, huyện Tân Sơn luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, các di sản văn hóa không chỉ được gìn giữ mà còn được thổi hồn, trở thành nguồn lực quan trọng góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển du lịch và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Vượt qua những thách thức của giáo dục ở vùng khó, cô Nguyễn Thị Bích Đào, dân tộc Mường, Tổ Phó tổ Khoa học xã hội, giáo viên môn tiếng Anh trường THCS Thắng Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), vẫn cần mẫn 'gieo' con chữ trên vùng đất cằn, từng ngày thắp lên hy vọng cho các em học sinh dân tộc thiểu số nơi đây.
Đồng bào dân tộc Mường ở Nho Quan có một kho tàng văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc. Những năm qua, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo điểm nhấn riêng có cho quê hương.
Huyện ủy Bắc Yên, tỉnh Sơn La vừa tổ chức hội thảo 'Bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc Mường huyện Bắc Yên' nhằm đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
Sở hữu tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn cùng nền văn hóa bản địa đa dạng, huyện Yên Lập đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch với những bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 2021-2024 thông qua việc tận dụng các yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng và du lịch trải nghiệm. Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững và lấy trải nghiệm làm trung tâm, Yên Lập nổi lên như một 'viên ngọc thô' cần được đánh thức và khai thác hiệu quả.
Hơn một năm nay, 1.200 hộ dân ở 7 khu dân cư của xã Võ Miếu (huyện Thanh Sơn) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe...
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ở thành phố mang tên Người.
Di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, là 'bảo tàng sống' gắn liền với sự hình thành và phát triển của địa phương. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, tiên phong đi đầu, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thiết thực nhằm góp sức bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn.
Xã Thành Công (Thạch Thành) trước đây là một địa phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Toàn xã có 98% dân số là đồng bào dân tộc Mường, nhìn chung đời sống của bà con còn nhiều vất vả. Nhưng những năm gần đây, xã Thành Công đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành điểm sáng trong phong trào XDNTM của huyện. Thành công này có được nhờ sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó MTTQ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân và huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Những năm qua, nguồn vốn chính sách giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo vươn lên ổn định, phát triển đời sống. Thực hiện Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND ngày 04/10/2024 của HĐND thành phố, nhiều học sinh, sinh viên nghèo của huyện Ba Vì được vay vốn để hiện thực hóa ước mơ trong học tập...
Với dự án 'Chung tay cùng người Mường tại Thạch Thất bảo tồn và phát triển kỹ thuật thủ công truyền thống', những sản phẩm gắn với đời sống văn hóa của người Mường được hồi sinh sống động. Đặc biệt, hành trình khơi dậy nghề truyền thống này lại bắt đầu từ những đôi tay non trẻ của các em học sinh, với sự đồng hành của phụ nữ ở xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Một thuyền sắt chở 10 học sinh ngang qua sông Mã đã bị lật khi đang cập bờ.
Dự án ảnh kỷ yếu cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số với chủ đề 'Rạng ngời cùng Tổ quốc' ghi lại những khoảnh khắc đẹp của trẻ em người dân tộc Chứt, Mường ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Thịt chua Thanh Sơn - món đặc sản của đồng bào dân tộc Mường - đang dần được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ món ăn dân dã quê hương mình, chị Hà Thị Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Hợp tác xã thịt chua Thanh Sơn (Phú Thọ), đã khởi nghiệp thành công.
Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 64%. Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường có giá trị phong phú, đặc sắc, tinh tế tạo nên văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Trong quá trình phát triển và giao lưu văn hóa, trang phục truyền thống của dân tộc Mường cũng có sự cải biến song vẫn thể hiện đặc trưng của dân tộc.
Thác Mây còn được gọi là thác 'chín bậc tình yêu', thuộc thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Đến đây, du khách không chỉ được hòa mình dưới dòng suối mát lạnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp tựa kiệt tác thiên nhiên ban tặng, mà còn được trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc Mường nơi dẻo cao của xứ Thanh…