Chuyển đổi xanh tại Việt Nam đang diễn ra tương đối chậm khi nhiều doanh nghiệp đang loay hoay với rào cản về nguồn vốn, công nghệ, nhân lực…
Theo chuyên gia, chuyển đổi xanh không phải cuộc đua cạnh tranh lẫn nhau trong nền kinh tế thị trường, mà là cuộc đua tiếp sức giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp khác nhau trong một chuỗi giá trị, của các cơ quan hoạch định chính sách…
Yêu cầu về xanh và bền vững hiện không còn là xu hướng mà đã trở thành điều kiện bắt buộc ở nhiều thị trường. Nếu không chuẩn bị năng lực đáp ứng chuyển đổi xanh doanh nghiệp có thể mất cơ hội cạnh tranh.
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã coi kinh doanh xanh là chiến lược cạnh tranh, đặc biệt là các tập đoàn lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tích cực chuyển đổi sang mô hình kinh tế carbon thấp...
Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín của doanh nghiệp, khi việc đáp ứng các nền tảng và thể chế mới về sản xuất xanh-sạch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp cam kết thực hiện.
Theo đại diện doanh nghiệp và chuyên gia, nguồn vốn cho chuyển đổi xanh để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và châu Úc đang là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản...
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành tại Lễ phát động chuỗi sự kiện Ngày chuyển đổi xanh năm 2025 diễn ra sáng 28/3.
Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% là khá thách thức trong bối cảnh thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường.
Năm 2025, ngành công thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 12% so với năm ngoái. Tin vui là từ đầu năm, số đơn hàng và đơn hỏi hàng từ các thị trường xuất khẩu chủ lực đã tăng lên.
Đơn hàng dồi dào ngay từ đầu năm, cộng với những tín hiệu tích cực trong dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhiều chuyên gia cho rằng, mục tiêu xuất khẩu 12% trong năm nay là hoàn toàn khả thi.
Sáng 03/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn tổ chức Hội nghị thúc đẩy quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng và quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (EUDR); xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực, bước vào giai đoạn chuyển mình.
Chi nhánh Công ty TNHH Kẻ gỗ tại Bắc Kạn và đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu lâm sinh - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đang triển khai các bước đầu tiên của dự án nhằm nâng cao giá trị của hàng ngàn héc-ta rừng tại 04 xã phía Nam của huyện Chợ Đồn.
Chiều 14/10, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CC&CNCH) cấp tỉnh năm 2024 tại Nhà máy sản xuất gỗ dùng một lần, Chi nhánh Công ty TNHH Kẻ Gỗ, Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới.
Nhiều doanh nghiệp gỗ phấn khởi vì đã có 'của ăn của để', dư đơn hàng tới giữa năm 2025. Song, bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn còn lo lắng bởi đang đối diện khá nhiều khó khăn, thách thức.
Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm, thậm chí, đến hết quý I/2025. Xuất khẩu năm nay kỳ vọng sẽ về đích.
Dù EVFTA đã được doanh nghiệp tận dụng tốt, song hiện EU đang dựng lên hàng rào phi thuế quan buộc doanh nghiệp phải thích ứng.
Không giống các gói tín dụng ưu đãi khác – thường giải ngân ì ạch, gói 15.000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản giải ngân rất nhanh và về đích trước hạn gần nửa năm, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong ngành. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu nâng quy mô gói này lên 30.000 tỉ đồng và nếu giải ngân hết sẽ sẵn sàng mở rộng lên mức 45.000-50.000 tỉ đồng.
Việc triển khai cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy sản đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đề xuất tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay, có cơ chế xét duyệt các khoản vay linh hoạt. Trong khi đó, ngân hàng cũng cho biết quá trình triển khai mô hình cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn về quản lý dòng vốn...
Nhằm hỗ trợ lĩnh vực lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đã được ngành ngân hàng mở rộng lên 30.000 tỉ đồng.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (còn gọi là tín chỉ carbon) do châu Âu đưa ra đối với các ngành hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu, là tiếng chuông báo hiệu doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải tuân theo tiêu chí bảo vệ môi trường sống toàn cầu. Đây không đơn thuần là tiêu chí của riêng châu Âu mà sẽ là tiêu chí tiêu thụ hàng hóa của nhiều thị trường khác, nhất là thị trường 'khó tính'. Chính vì vậy, để có thể bước đi trên con đường sản xuất và xuất khẩu như thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ cơ chế tín chỉ carbon này.
Ngày 20/01, đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã đến thăm và tặng quà Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho công nhân lao động và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chuyển đổi xanh không phải là câu chuyện thích hay không mà là bắt buộc. Thích ứng để phát triển hoặc doanh nghiệp ngành gỗ chấp nhận dừng cuộc chơi?
Ngành gỗ có chịu tác động của CBAM hay không? Câu trả lời là ngành gỗ chịu tác động gián tiếp và buộc các doanh nghiệp phải thích ứng và chuyển đổi.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030 coi trọng việc xuất nhập khẩu hàng hóa bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa và cán cân thương mại.
Sau khi công bố thành lập Quỹ Việt Nam xanh, mới đây, Ban sáng lập Quỹ Việt Nam xanh đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của quỹ.
Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 21/7/2023 về việc cấp giấy phép thành lập Quỹ Việt Nam xanh và công nhận Điều lệ Quỹ.
Qua những nỗ lực của doanh nghiệp và chính quyền, tình hình sản xuất kinh doanh tại Tp.HCM đã khởi sắc, từng bước khắc phục khó khăn.
Rác thải nhựa gây hại cho môi trường nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Sự tăng trưởng về lượng khách du lịch đi kèm với nhiều hệ lụy, tạo áp lực lên môi trường do tình trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần làm rò rỉ các hạt nhựa ra môi trường và nguồn nước, gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và môi trường sinh thái.
Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn luôn chú trọng hoạt động đối thoại với các nhà đầu tư trong triển khai thực hiện các dự án. Qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến với tỉnh.
Tháng 7/2023, xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,21 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước, cho thấy hoạt động này tiếp tục có các dấu hiệu tích cực.
Bức tranh xuất khẩu gỗ đang khá ảm đạm khi doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thiếu vốn, phải thu hẹp sản xuất. Doanh nghiệp đang phải nỗ lực vượt qua khó khăn để chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn phục hồi sắp tới.
Ông Trịnh Đức Kiên – Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Các khu vực doanh nghiệp đang tìm mọi cách để duy trì hoạt động, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, cố gắng vượt qua khó khăn với sự kiên định và niềm tin - thị trường sẽ dần tốt lên...
Sản xuất phập phù, đình trệ, nhiều lô hàng bị hỏng do mất điện đột ngột gây thiệt hại kinh tế là thực trạng đã và đang xảy ra đối với ngành công nghiệp chế biến hiện nay. Ngành Điện cũng như các cơ quan chuyên môn đang nỗ lực đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống dịch Covid-19… nhờ vậy đã tạo nên những gam màu sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những tháng đầu năm 2022, thiên tai, dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, để bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa không bị gián đoạn, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi về phương án sản xuất để vừa mở cửa tăng cường sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thích ứng an toàn trong tình hình mới và đặt ra mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch.
Với hơn 100 nghìn ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, tiềm năng công nghiệp chế biến gỗ của Bắc Kạn là rất lớn. Công nghiệp chế biến gỗ được Bắc Kạn xác định là trọng tâm trong phát triển công nghiệp đang có những bước tiến mới.
Các doanh nghiệp sản xuất gỗ ván dán kiến nghị Bộ Tài chính áp giá tối thiểu với sản phẩm ván bóc xuất khẩu làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ bồ đề rừng trồng mức giá mới. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ hồ sơ nguồn gốc ván bóc xuất khẩu để bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo đà phát triển ngành gỗ dán.
Ngày 15/5, tại hội nghị tìm giải pháp giúp ngành gỗ phục hồi sau dịch COVID-19, liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp (DN) Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu gỗ dán đi Mỹ để 'rửa xuất xứ', Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định: 'Không để DN nào bị lợi dụng về gian lận xuất xứ. Chúng ta khẳng định với bạn hàng thông điệp đó'.
Cùng với việc tập trung khai thác nhanh các thị trường đã mở cửa sau thời gian chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ cần động viên nhau để không bán tháo vốn cho khối ngoại rồi thua ngay trên 'trận địa' của mình.
Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều DN ngành gỗ phải ngừng hoạt động do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản xuất…