Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế diễn ra nhanh chóng cùng với dịch COVID-19 xảy ra trong 2 năm qua nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng tại Hà Nội.
Sáng 13-4, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' (Chương trình số 04) tổ chức Hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý I; nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.
Những năm qua, nhờ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông nghiệp Hà Nội có nhiều bước chuyển tích cực, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới hiệu quả.
Những năm gần đây, Hà Nội đã đầu tư mạnh cho phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là giải pháp căn cơ của TP nhằm hướng tới xuất khẩu chính ngạch những mặt hàng nông sản chủ lực.
Thực hiện mục tiêu kép về phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân, định hướng đến năm 2025, Hà Nội sẽ cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm dần diện tích đất trồng lúa, mở rộng canh tác rau màu, cây ăn quả...
Khoa học công nghệ là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, để tạo sức bật trong lĩnh vực này, qua đó nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần có một hệ thống giải pháp toàn diện.
Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.
Sáng ngày 7/3, Hà Nội đã khai mạc 'Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề, sinh vật cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022' tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng dịch Covid-19, năm 2021, ngành chăn nuôi của thành phố Hà Nội vẫn tăng trưởng mạnh, với sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 405 nghìn tấn, tăng hơn 7% so cùng kỳ năm 2020, cơ bản bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh 'vây bủa', đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp cận các hình thức thương mại cũng như các thị trường trong nước, quốc tế…
Năm 2021, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện một số chỉ tiêu, do vậy, năm 2022, Hà Nội đề ra nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để chủ động nguồn nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân, Hà Nội đã và đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.
Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Vượt qua những 'rào cản' từ dịch bệnh, lưu thông hàng hóa, bảo quản chế biến…, ngành Nông nghiệp Thủ đô chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh vấn đề này.
Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến vụ đông 2021, lượng nông sản tiêu thụ lên tới gần 2 triệu tấn. Bộ NN&PTNT và các địa phương đang chủ động đẩy mạnh các giải pháp kết nối với đa dạng hình thức nhằm bảo đảm tiêu thụ thuận lợi rau vụ đông.
Nhu cầu về thực phẩm từ nay tới cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tăng mạnh, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đang đặt ra bài toán khó về nguồn cung nông sản. Để giải quyết nhu cầu thực phẩm cho người dân Thủ đô, ngành nông nghiệp Hà Nội đã sớm lên kịch bản đa dạng nguồn cung, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
Chiều 4/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì hội nghị của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020, thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện Chương Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Chiều 4-11, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện Chương Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.