Với dự báo tình hình thời tiết, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đang triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống sát với tình hình thực tế để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống người dân.
Sáng 10/5, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Ngày 10-5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. Để nâng cao giá trị gia tăng hướng tới một ngành kinh tế sinh thái, hoa, cây cảnh, Hà Nội cần một quy hoạch tổng thể và cơ chế phát triển phù hợp.
Xác định sản xuất xanh, sạch, gắn với bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thời gian qua, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình HTX nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất dựa vào tự nhiên, qua đó, giảm chi phí 'đầu vào', nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thời gian qua, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều hạn chế.
Cơ giới hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thành phố Hà Nội và các địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, là tiền đề mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội. Song, hiện tiến trình cơ giới hóa vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Điều này đòi hỏi ngành Nông nghiệp Thủ đô phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy việc đưa máy móc vào hỗ trợ sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, sạch và bền vững.
Kinh tế trang trại là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người nông dân. Dù vậy, để lĩnh vực này phát triển xứng tầm, đóng góp nhiều hơn cho tiến trình công nghiệp hóa nông thôn, vẫn còn nhiều việc cần làm.
Năm 2022, TP. Hà Nội phấn đấu có thêm ít nhất 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 2 huyện đạt chuẩn NTM. Đồng thời, hướng tới phát triển NTM gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh và hiện đại.
Quý I-2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Hà Nội đạt mức tăng trưởng 3,39%, tiếp tục khẳng định vai trò 'trụ đỡ' của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh còn nhiều thách thức. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh kết quả này.
Nông nghiệp giữ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế Thủ đô, tuy nhiên, thực tế sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, trong Luật Thủ đô sửa đổi, TP cần ban hành chính sách, cơ chế riêng cho ngành nông nghiệp, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế diễn ra nhanh chóng cùng với dịch COVID-19 xảy ra trong 2 năm qua nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng tại Hà Nội.
Sáng 13-4, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' (Chương trình số 04) tổ chức Hội nghị giao ban về kết quả thực hiện chương trình đến hết quý I; nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.
Những năm qua, nhờ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông nghiệp Hà Nội có nhiều bước chuyển tích cực, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới hiệu quả.
Những năm gần đây, Hà Nội đã đầu tư mạnh cho phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là giải pháp căn cơ của TP nhằm hướng tới xuất khẩu chính ngạch những mặt hàng nông sản chủ lực.
Thực hiện mục tiêu kép về phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân, định hướng đến năm 2025, Hà Nội sẽ cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm dần diện tích đất trồng lúa, mở rộng canh tác rau màu, cây ăn quả...
Khoa học công nghệ là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, để tạo sức bật trong lĩnh vực này, qua đó nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần có một hệ thống giải pháp toàn diện.
Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.
Sáng ngày 7/3, Hà Nội đã khai mạc 'Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề, sinh vật cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022' tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng dịch Covid-19, năm 2021, ngành chăn nuôi của thành phố Hà Nội vẫn tăng trưởng mạnh, với sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 405 nghìn tấn, tăng hơn 7% so cùng kỳ năm 2020, cơ bản bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh 'vây bủa', đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp cận các hình thức thương mại cũng như các thị trường trong nước, quốc tế…
Năm 2021, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện một số chỉ tiêu, do vậy, năm 2022, Hà Nội đề ra nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để chủ động nguồn nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân, Hà Nội đã và đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.
Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Vượt qua những 'rào cản' từ dịch bệnh, lưu thông hàng hóa, bảo quản chế biến…, ngành Nông nghiệp Thủ đô chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh vấn đề này.
Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến vụ đông 2021, lượng nông sản tiêu thụ lên tới gần 2 triệu tấn. Bộ NN&PTNT và các địa phương đang chủ động đẩy mạnh các giải pháp kết nối với đa dạng hình thức nhằm bảo đảm tiêu thụ thuận lợi rau vụ đông.
Nhu cầu về thực phẩm từ nay tới cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tăng mạnh, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đang đặt ra bài toán khó về nguồn cung nông sản. Để giải quyết nhu cầu thực phẩm cho người dân Thủ đô, ngành nông nghiệp Hà Nội đã sớm lên kịch bản đa dạng nguồn cung, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.