Mùa mưa năm 2022 mới chỉ bắt đầu nhưng đường phố ở Hà Nội đã 3-4 lần ngập úng, trong khi công trình chống ngập nghìn tỷ suốt 10 năm chưa về đích.
Trước những bất cập, tồn tài và hạn chế chưa được khắc phục một cách hiệu quả, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội đã lựa chọn tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.
Ngày 7-7, tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội, các đại biểu HĐND đã chất vấn và tái chất vấn lãnh đạo UBND TP Hà Nội và một số sở, ngành liên quan về các dự án trọng điểm chậm tiến độ trên địa bàn.
Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết dự án trạm bơm còn vướng giải phóng mặt bằng gần 600 hộ dân và cam kết thi công xong trong 6 tháng khi bàn giao mặt bằng đầy đủ.
Ngập úng của Thủ đô Hà Nội một phần Trạm bơm Yên Nghĩa xây dựng chậm tiến độ. Tuy nhiên không phải là cơ bản vì còn tới 12.000 ha chưa có trạm bơm. Các trạm bơm lớn quy hoạch chưa được xây dựng trong khi trạm bơm Yên Nghĩa mới 45% đáp ứng theo quy hoạch
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị đại biểu HĐND thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, tích cực tham gia đặt câu hỏi, tranh luận với tinh thần thẳng thắn, xây dựng...
Sáng 7/7, HĐND TP Hà Nội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Một trong những vấn đề các đại biểu cũng như người dân Thủ đô rất quan tâm là vì sao dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (có tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng) chậm tiến độ, trong khi mỗi mùa mưa đến, hệ thống thoát nước của Hà Nội không đáp ứng được, dẫn đến ngập lụt thường xuyên sau mỗi trận mưa.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, ngắt phần trả lời của Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội về trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, yêu cầu trả lời cụ thể về các vướng mắc.
Lãnh đạo TP Hà Nội cho rằng dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ không phải nguyên nhân chính khiến khu vực phía Tây nội thành Hà Nội ngập lụt sau những trận mưa lớn.
Theo lãnh đạo TP Hà Nội, việc triển khai chậm dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát úng ở khu vực phía Tây Thủ đô. Trong đó, nguyên nhân chính là do vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB).
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, dự án xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa chậm tiến độ có ảnh hưởng đến tình trạng ngập úng trên địa bàn nhưng không phải nguyên nhân chính.
Đại biểu HĐND TP Hà Nội nêu dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ 10 năm và đặt vấn đề có phải nguyên nhân dẫn đến ngập úng trong thời gian qua. Giám đốc sở NN&PTNT cho biết, dự án chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân khu vực ngoại thành của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, 3/18 huyện, thị xã đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới.
Những năm vừa qua, nông nghiệp Hà Nội đã có bước chuyển tích cực, tuy nhiên, có thể thẳng thắn nhìn nhận: Ngành Nông nghiệp Thủ đô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vậy, đâu là giải pháp để tạo đột phá tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả như Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã đề cập.
Ô nhiễm từ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt phụ phẩm trồng trọt là vấn đề môi trường chính trong lĩnh vực trồng trọt. Hiện, nhiều HTX ở Hà Nội đã áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững song song với nhiệm vụ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô.
Một chiếc xe ô tô biển xanh đã vượt ẩu, phanh gấp, chèn ép chiếc xe cùng chiều gây nguy hiểm cho người đi đường.
Nhân Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới 5-6-2022, UBND thành phố Hà Nội đưa ra thông điệp 'Chung tay hành động vì Hà Nội xanh' để lan tỏa các cách làm hay trong bảo vệ môi trường. Từ thông điệp này, cơ quan chuyên môn, các quận, huyện, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng, gìn giữ môi trường của Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
Việc xúc tiến, hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Để Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội được hoàn thành vào cuối năm 2022, quận Hà Đông đang giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công công trình tiêu úng trọng điểm.
Năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thoát nước Hà Nội. Mục đích để phát triển hạ tầng thoát nước và bổ sung các dự án chống ngập mới, nhưng sau gần 10 năm, chưa có dự án nào theo quy hoạch này thực hiện xong.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của người dân Thủ đô, các địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, mô hình hữu ích này ở nhiều nơi không còn tồn tại hoặc kinh doanh cầm chừng... Vậy đâu là giải pháp để mở rộng, phát huy hiệu quả của các cửa hàng thực phẩm an toàn?
Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú (xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì) được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2010. Sau nhiều năm trì trệ, dự án đang được lãnh đạo TP đốc thúc, chỉ đạo hoàn thành giai đoạn I trong năm 2022.
Nhiều khu dân cư hiện hữu không có trong quy hoạch, nhiều diện tích đất bãi sông bị bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích... là những bất cập sau khi Thủ đô Hà Nội và 14 tỉnh, thành phố rà soát Quy hoạch phòng, chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Từ thực tế này, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh các quy hoạch nêu trên.
Từ nay đến năm 2025, Hà Nội định hướng chuyển đổi những diện tích đất vùng trũng, thấp sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), từng bước phát triển thủy sản theo hướng hữu cơ trên một số giống vật nuôi chủ lực.
Với dự báo tình hình thời tiết, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đang triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống sát với tình hình thực tế để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống người dân.
Sáng 10/5, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Ngày 10-5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. Để nâng cao giá trị gia tăng hướng tới một ngành kinh tế sinh thái, hoa, cây cảnh, Hà Nội cần một quy hoạch tổng thể và cơ chế phát triển phù hợp.
Xác định sản xuất xanh, sạch, gắn với bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thời gian qua, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình HTX nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất dựa vào tự nhiên, qua đó, giảm chi phí 'đầu vào', nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thời gian qua, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều hạn chế.
Cơ giới hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thành phố Hà Nội và các địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, là tiền đề mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội. Song, hiện tiến trình cơ giới hóa vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Điều này đòi hỏi ngành Nông nghiệp Thủ đô phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy việc đưa máy móc vào hỗ trợ sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, sạch và bền vững.
Kinh tế trang trại là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người nông dân. Dù vậy, để lĩnh vực này phát triển xứng tầm, đóng góp nhiều hơn cho tiến trình công nghiệp hóa nông thôn, vẫn còn nhiều việc cần làm.
Năm 2022, TP. Hà Nội phấn đấu có thêm ít nhất 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 2 huyện đạt chuẩn NTM. Đồng thời, hướng tới phát triển NTM gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh và hiện đại.
Quý I-2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Hà Nội đạt mức tăng trưởng 3,39%, tiếp tục khẳng định vai trò 'trụ đỡ' của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh còn nhiều thách thức. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh kết quả này.
Nông nghiệp giữ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế Thủ đô, tuy nhiên, thực tế sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, trong Luật Thủ đô sửa đổi, TP cần ban hành chính sách, cơ chế riêng cho ngành nông nghiệp, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.