Quyết liệt xử lý vi phạm an toàn thực phẩm

Với gần 11 triệu dân cư trú thường xuyên, an toàn thực phẩm là vấn đề được ngành nông nghiệp Hà Nội đặc biệt quan tâm, chú trọng quản lý, giám sát.

Sản xuất lúa gạo tại Hà Nội: Giảm diện tích, nâng chất lượng

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội định hướng giảm dần diện tích đất lúa nhưng sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác và nhân rộng việc sử dụng những giống mới có chất lượng cao.

Vì sao xăng dầu, lợn hơi tăng giá từng ngày

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Hà Nội, giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, giá thành thức ăn chăn nuôi nên giá lợn hơi bị tác động, tăng giá.

Vì sao Hà Nội chậm giải ngân vốn đầu tư công?

Mặc dù đã hết quý 2/2022, nhưng theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, đến nay, toàn thành phố mới giải ngân được hơn 10.700 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 21,1% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Đường Hà Nội thành sông và công trình chống ngập 10 năm không về đích

Mùa mưa năm 2022 mới chỉ bắt đầu nhưng đường phố ở Hà Nội đã 3-4 lần ngập úng, trong khi công trình chống ngập nghìn tỷ suốt 10 năm chưa về đích.

HĐND thành phố Hà Nội tái chất vấn việc thực hiện các dự án đầu tư chậm triển khai

Trước những bất cập, tồn tài và hạn chế chưa được khắc phục một cách hiệu quả, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội đã lựa chọn tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

Hà Nội còn ngập lụt lâu dài do trạm bơm Yên Nghĩa tiếp tục chậm tiến độ

Ngày 7-7, tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội, các đại biểu HĐND đã chất vấn và tái chất vấn lãnh đạo UBND TP Hà Nội và một số sở, ngành liên quan về các dự án trọng điểm chậm tiến độ trên địa bàn.

'Dự án trạm bơm 4.700 tỷ chậm tiến độ 6 tháng chứ không phải 10 năm'

Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết dự án trạm bơm còn vướng giải phóng mặt bằng gần 600 hộ dân và cam kết thi công xong trong 6 tháng khi bàn giao mặt bằng đầy đủ.

Ngập úng ở phía Tây Thủ đô, ai chịu trách nhiệm?

Ngập úng của Thủ đô Hà Nội một phần Trạm bơm Yên Nghĩa xây dựng chậm tiến độ. Tuy nhiên không phải là cơ bản vì còn tới 12.000 ha chưa có trạm bơm. Các trạm bơm lớn quy hoạch chưa được xây dựng trong khi trạm bơm Yên Nghĩa mới 45% đáp ứng theo quy hoạch

Hà Nội chất vấn, tái chất vấn 2 nhóm vấn đề 'nóng' cử tri quan tâm

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị đại biểu HĐND thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, tích cực tham gia đặt câu hỏi, tranh luận với tinh thần thẳng thắn, xây dựng...

Trạm bơm nghìn tỷ chậm tiến độ: Nhiều hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng

Sáng 7/7, HĐND TP Hà Nội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Một trong những vấn đề các đại biểu cũng như người dân Thủ đô rất quan tâm là vì sao dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (có tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng) chậm tiến độ, trong khi mỗi mùa mưa đến, hệ thống thoát nước của Hà Nội không đáp ứng được, dẫn đến ngập lụt thường xuyên sau mỗi trận mưa.

Giám đốc sở bị Chủ tịch HĐND ngắt lời khi chất vấn về trạm bơm 4.700 tỉ đồng chậm tiến độ

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, ngắt phần trả lời của Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội về trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, yêu cầu trả lời cụ thể về các vướng mắc.

Hà Nội giải thích TP ngập không phải do Trạm bơm Yên Nghĩa chậm tiến độ

Lãnh đạo TP Hà Nội cho rằng dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ không phải nguyên nhân chính khiến khu vực phía Tây nội thành Hà Nội ngập lụt sau những trận mưa lớn.

Hà Nội: Dự án trạm bơm tiêu chậm tiến độ vì giải phóng mặt bằng

Theo lãnh đạo TP Hà Nội, việc triển khai chậm dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát úng ở khu vực phía Tây Thủ đô. Trong đó, nguyên nhân chính là do vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB).

Trạm bơm Yên Nghĩa chậm tiến độ có ảnh hưởng đến tình trạng ngập úng của Hà Nội?

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, dự án xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa chậm tiến độ có ảnh hưởng đến tình trạng ngập úng trên địa bàn nhưng không phải nguyên nhân chính.

Hà Nội ngập liên tục có phải do trạm bơm nghìn tỷ chậm tiến độ?

Đại biểu HĐND TP Hà Nội nêu dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ 10 năm và đặt vấn đề có phải nguyên nhân dẫn đến ngập úng trong thời gian qua. Giám đốc sở NN&PTNT cho biết, dự án chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt.

Hà Nội - bước chuyển mạnh trong đời sống nông dân

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân khu vực ngoại thành của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, 3/18 huyện, thị xã đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới.

Tạo đột phá mới phát triển nông nghiệp

Những năm vừa qua, nông nghiệp Hà Nội đã có bước chuyển tích cực, tuy nhiên, có thể thẳng thắn nhìn nhận: Ngành Nông nghiệp Thủ đô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vậy, đâu là giải pháp để tạo đột phá tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả như Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã đề cập.

Phát triển sản xuất gắn chặt với bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Ô nhiễm từ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt phụ phẩm trồng trọt là vấn đề môi trường chính trong lĩnh vực trồng trọt. Hiện, nhiều HTX ở Hà Nội đã áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững song song với nhiệm vụ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô.

Hà Nội: Xe ô tô biển xanh tạt đầu, chèn ép xe ô tô cùng chiều

Một chiếc xe ô tô biển xanh đã vượt ẩu, phanh gấp, chèn ép chiếc xe cùng chiều gây nguy hiểm cho người đi đường.

Để Thủ đô ngày càng xanh - sạch - đẹp

Nhân Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới 5-6-2022, UBND thành phố Hà Nội đưa ra thông điệp 'Chung tay hành động vì Hà Nội xanh' để lan tỏa các cách làm hay trong bảo vệ môi trường. Từ thông điệp này, cơ quan chuyên môn, các quận, huyện, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng, gìn giữ môi trường của Thủ đô xanh - sạch - đẹp.

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử: Công nghệ số là nền tảng

Việc xúc tiến, hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Hà Nội đẩy nhanh thi công công trình tiêu úng trọng điểm

Để Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội được hoàn thành vào cuối năm 2022, quận Hà Đông đang giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công công trình tiêu úng trọng điểm.

Ngập úng tại Hà Nội: Quy hoạch thoát nước bị 'lãng quên'

Năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thoát nước Hà Nội. Mục đích để phát triển hạ tầng thoát nước và bổ sung các dự án chống ngập mới, nhưng sau gần 10 năm, chưa có dự án nào theo quy hoạch này thực hiện xong.

Hướng mở cho cửa hàng thực phẩm an toàn

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của người dân Thủ đô, các địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, mô hình hữu ích này ở nhiều nơi không còn tồn tại hoặc kinh doanh cầm chừng... Vậy đâu là giải pháp để mở rộng, phát huy hiệu quả của các cửa hàng thực phẩm an toàn?

Rốt ráo thi công, sớm thông dòng sông Tích

Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú (xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì) được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2010. Sau nhiều năm trì trệ, dự án đang được lãnh đạo TP đốc thúc, chỉ đạo hoàn thành giai đoạn I trong năm 2022.

Cần điều chỉnh quy hoạch thoát lũ sông Hồng, sông Thái Bình

Nhiều khu dân cư hiện hữu không có trong quy hoạch, nhiều diện tích đất bãi sông bị bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích... là những bất cập sau khi Thủ đô Hà Nội và 14 tỉnh, thành phố rà soát Quy hoạch phòng, chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Từ thực tế này, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh các quy hoạch nêu trên.

Khuyến khích phát triển thủy sản theo hướng hữu cơ

Từ nay đến năm 2025, Hà Nội định hướng chuyển đổi những diện tích đất vùng trũng, thấp sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), từng bước phát triển thủy sản theo hướng hữu cơ trên một số giống vật nuôi chủ lực.