Ở tuổi được nghỉ ngơi, an dưỡng nhưng nhiều người cao tuổi trên địa bàn tỉnh vẫn miệt mài làm việc, tham gia công tác xã hội để tiếp tục cống hiến cho đời những giá trị tốt đẹp. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Suốt hơn 40 năm liền, bà Trần Thị Kim Nết (sinh năm 1946, ngụ xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) làm việc không lương cho xóm, ấp theo kiểu 'ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng'. Ở cái tuổi 77, bà vẫn tích cực tham gia công tác ở Chi hội Người cao tuổi, quản lý Tổ Nhân dân tự quản được người dân kính trọng, ngưỡng mộ.
Phát huy tinh thần 'tuổi cao - gương sáng', ông Dương Văn Bé (SN 1953) - Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Thạch Thành, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn tiên phong, gương mẫu, đóng góp tích cực cho công tác hội.
Mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tức ngày 25/1 và 26/1, nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương đã đồng loạt tổ chức Lễ chúc thọ - mừng thọ cho các bậc cao niên với không khí trang trọng mà ấm cúng.
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thôn An Phước, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ luôn được duy trì và phát huy hiệu quả. Để đạt được kết quả đó có sự đóng góp thầm lặng của ông Nguyễn Điền, Phó Trưởng thôn An Phước.
Ngày ông Vũ Quang Đại được bầu làm Bí thư Chi bộ Tổ dân phố Ba Chãng, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên), bà Hải - vợ ông lo lắng ra mặt. Rồi ông lại được bầu kiêm Tổ trưởng Tổ dân phố thì bà lại kịch liệt phản đối. Bà lo căn bệnh tiểu đường, huyết áp cao khiến ông không cáng đáng được. Được các con động viên, bà cũng 'xuôi', ông Đại quả quyết: 'Nhân dân tín nhiệm, tôi không thể phụ lòng tin của Đảng, của dân'.
ĐBP - Mang trong mình nỗi đau da cam và có một người con cũng mang di chứng của chất độc da cam nên ông Trần Hùng Mạnh (sinh năm 1955), Chi hội trưởng Chi hội 10 Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau, nỗi vất vả cực nhọc của các nạn nhân. Gần 10 năm qua, ông Mạnh tận tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn xã, tiếp thêm động lực, niềm tin giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Rời quân ngũ, những người lính năm xưa trở về địa phương, tạo lập cuộc sống với bao khó khăn, thiếu thốn. Nhưng với bản lĩnh 'Bộ đội Cụ Hồ' đã được tôi luyện, họ đã phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
'Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh'-đó là phương châm mà ông Nguyễn Văn Nhật-Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố 7 (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) luôn khắc ghi để học theo Bác suốt mấy chục năm qua. Dù tuổi đã cao nhưng lúc nào ông cũng nhiệt tình, gương mẫu và đầy trách nhiệm với công việc.
Để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi đạt hiệu quả, Thành phố Hà Nội lựa chọn mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, mô hình này được xác định là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm chăm sóc người cao tuổi sống vui - sống khỏe - sống có ích.
Cồng chiêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mạ, xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên. Với quyết tâm không để cồng chiêng bị mai một, những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và người dân địa phương, văn hóa cồng chiêng ở Đồng Nai Thượng đã và đang được bảo tồn hiệu quả.
Sau hơn 15 ngày triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ, người dân thôn Phú Hòa (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) đã dần thích nghi với nhịp sống mới. Chủ động, bình tĩnh, đồng lòng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bà con trong thôn đều đang hướng tới ngày chiến thắng đại dịch.