Là nơi trực tiếp, gần dân nhất trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu, thời gian qua, tuyến y tế cơ sở (YTCS) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ, từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CSSK cho Nhân dân, giảm tải đáng kể cho các cơ sở y tế tuyến trên.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân – Sứ mệnh thiêng liêng (Bài 1): Phòng tuyến quan trọng ở địa phương, cơ sở
Được coi là 'thành lũy' đầu tiên trong hành trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn dân, thời gian qua, các trạm y tế tuyến xã và bệnh viện tuyến huyện ở Hà Tĩnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, trở thành 'tấm khiên', tạo được niềm tin vững chắc trong lòng Nhân dân.
Bác sĩ Nội trú cần xuất hiện không chỉ ở tuyến TW, mà còn ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, để đem kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt nhất phục vụ người bệnh. Đó là ý kiến của PGS. TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi TW.
Để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, những năm qua, ngành y tế tỉnh đã quan tâm phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay từ cơ sở, tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, giảm áp lực cho y tế tuyến trên.
Hiện nay ở nước ta có khoảng trên 16 triệu người cao tuổi (NCT). Trong khi, NCT thường mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đột quỵ, huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác về các tai nạn thương tích ở NCT. Trung bình, một NCT có thể mắc 3-4 bệnh không lây nhiễm.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng (PHCN) còn gặp một số khó khăn như cơ sở vật chất còn chật hẹp, nhiều cơ sở PHCN chưa tiếp cận được với người khuyết tật, thiếu sự kiểm soát chất lượng và các kỹ thuật can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Thừa Thiên Huế là vùng đất hội đủ các yếu tố, lợi thế để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK). Để loại hình này phát triển và thu hút khách, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch CSSK cần được triển khai một cách bài bản và sâu rộng.
Đây là Hội thảo vừa được BHXH Việt Nam tổ chức hôm qua (19/12). Đại diện BHXH Việt Nam Phó Tổng giám đốc Nguyễn Đức Hòa và bà Angela Pratt- Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.
Thời gian qua, thị xã Quảng Trị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng về dân số và phát triển trong tình hình mới với nhiều hình thức, nội dung thực hiện phong phú, thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), thúc đẩy phát triển KT - XH ở địa phương.
Ứng dụng tối đa CNTT giữa các cơ sở, như khám bệnh từ xa, hội chẩn từ xa, đào tạo từ xa, đi buồng ảo, chuyển tuyến điện tử… là điều quyết định thành công và tính bền vững trong phát triển y tế cơ sở.
Nhiều bài thuốc cổ truyền với nguyên liệu là các loài cây quý hiếm, đặc hữu, chủ yếu được lưu hành ở các vùng dân tộc thiểu số. Dược liệu đã đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi.
Cùng với những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung cho người dân tại địa phương, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những hoạt động được Trạm Y tế xã Húc (trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa) quan tâm. Nhờ đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của người dân tại địa phương chuyển biến rõ rệt.
Bệnh án điện tử giúp người dân không phải chờ đợi khi đi khám, chữa bệnh; bác sĩ nhàn hơn và nâng cao chất lượng khám, điều trị; bệnh viện quản lý minh bạch hơn. Nhưng hầu hết các bệnh viện lại không mặn mà triển khai.
'Tầm nhìn của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội không chỉ là nắm bắt công nghệ, mà còn phát triển nó theo cách phục vụ tốt nhất cho cộng đồng' - PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện - chia sẻ.
Gói bảo hiểm y tế (BHYT) bổ sung được kỳ vọng sẽ giúp chi trả các chi phí y tế nằm ngoài phạm vi chi trả của BHYT bắt buộc; tăng tỷ lệ tham gia BHYT đạt bao phủ BHYT toàn dân; bảo đảm quyền lợi BHYT phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK), khả năng chi trả của quỹ BHYT. Qua đó, tạo công bằng, thuận lợi cho việc cung ứng, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) BHYT.
Tạo công bằng, thuận lợi cho việc cung ứng, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Gói BHYT bổ sung được kỳ vọng sẽ giúp chi trả các chi phí y tế nằm ngoài phạm vi chi trả của BHYT bắt buộc; tăng tỷ lệ tham gia BHYT đạt bao phủ BHYT toàn dân; bảo đảm quyền lợi BHYT phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK), khả năng chi trả của quỹ BHYT.
Dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi đã bổ sung quy định phối hợp giữa BHYT xã hội và BHYT thương mại, nhằm tăng quyền lợi và giảm chi từ tiền túi của người dân khi đi khám, chữa bệnh.
Những thông tin mang tính khoa học của Trường Đại học Y Hà Nội có giá trị quan trọng trong việc đưa ra tầm nhìn cho tương lai y tế của Thủ đô.
Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho NCT đã được triển khai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp NCT sống vui, sống khỏe.
Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở, cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng đáp ứng yêu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em.
Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên để có thể phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK). Quan trọng là cách kết hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng hiện có.
Ngày 18/8/2023, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 18/8, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì hội nghị.
'Thực tiễn ở Việt Nam có nhiều khác biệt với các nước về trình độ phát triển, văn hóa, xã hội nên chúng ta đang thực hiện mô hình Bộ Y tế quản lý các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành và mô hình này đã, đang phát huy đặc biệt hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân'.
Hà Nội cần xây dựng trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực y tế, làm cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra các chiến lược phát triển đội ngũ nhân viên y tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Thủ đô.
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được các cấp, ngành liên quan của tỉnh quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. Qua đó giúp bà mẹ, trẻ em được tiếp cận các dịch vụ CSSK hiện đại, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS.