Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực vào năm 2030, tỉnh Thái Nguyên đã và đang ưu tiên phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một số chuyên ngành có giá trị gia tăng lớn và có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Hạ tầng đạt trên 90%, đầu tư thứ cấp tăng tốc, Cụm công nghiệp Tân Dương kỳ vọng trở thành hạt nhân công nghiệp của Định Hóa, mở ra không gian phát triển mới cho vùng ATK anh hùng, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế bền vững.
Hạ tầng giao thông, điện, công nghệ sản xuất… là những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nói riêng ở khu vực miền núi. Nhưng với những nỗ lực vượt khó, sự quan tâm đầu tư đồng bộ khi cập chuẩn huyện nông thôn mới, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở Định Hóa đã có những chuyển biến tích cực.
Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng để nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo của người dân. Vì vậy, huyện Định Hóa đã nỗ lực trong đào tạo nghề, kết nối giữa các đơn vị tuyển dụng với người dân nên có hàng nghìn lao động trên địa bàn tìm được việc làm ổn định.
Cộng đồng doanh nghiệp tại Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là nhờ vào các chính sách hỗ trợ, định hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ của Nhà nước và những nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp trong tình hình mới. Tuy nhiên, Thái Nguyên đang cần có những bước đi vững chắc để phá bỏ các 'thành trì', gỡ bỏ những 'rào cản' và đưa kinh tế tư nhân phát triển đi lên trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của tỉnh nhưng môi trường pháp lý phức tạp, doanh nghiệp quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết… chính là những 'điểm nghẽn', 'rào cản' khiến cho khu vực kinh tế tư nhân ở Thái Nguyên chưa thật sự phát triển. Đặc biệt, trình độ quản lý, kiến thức hội nhập quốc tế của cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp còn hạn chế cũng khiến cho kinh tế tư nhân vẫn còn những 'khoảng trống' cần được 'lấp đầy'.
Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Thái Nguyên có 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 2.100 ha. Đến nay có 27 cụm công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích gần 1.100 ha, tổng vốn đầu tư hạ tầng gần 11 nghìn tỷ đồng (trong đó có 13 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động). Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất mà tỉnh Thái Nguyên đang tập trung tháo gỡ là giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp nhằm thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy.
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Phóng viên Báo Thái Nguyên đã phỏng vấn đồng chí Lê Kim Phúc, Giám đốc Sở Tài chính về những định hướng trong công tác này.
Nguồn thu ngân sách giúp các địa phương chủ động hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, huyện Định Hóa và ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhờ đó công tác thu ngân sách hàng năm trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo Phương án phát triển cụm công nghiệp thời kỳ 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên có 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067ha. Các cụm công nghiệp hoàn thiện đi vào hoạt động không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng giá trị công nghiệp, mà còn tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, nhà đầu tư phải đối mặt với không ít khó khăn, cần có sự vào cuộc, gỡ khó từ các sở, ngành, địa phương.
Dự án Cụm công nghiệp Tân Dương (huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên) đang được chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành, một số hạ tầng cơ bản đang dần hoàn thiện.