Có hiệu lực từ tháng 01/2022, Hiệp định RCEP giúp tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực của hiệp định RCEP, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trong hiệp định này.
Trong những năm qua, Việt Nam đã ứng phó hơn 200 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thế mạnh của nước ta. Ngược lại, Bộ Công Thương mới áp thuế phòng vệ 23 vụ việc đối với hàng nhập khẩu.
Việc xây dựng, thực thi chính sách phòng vệ thương mại (PVTM) thời gian qua đã có bước tiến lớn, tuy nhiên tới đây, cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh mới.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay, đã có tổng cộng 209 vụ việc nước ngoài tiến hành điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch bệnh tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, mâu thuẫn thương mại diễn biến phức tạp, xu thế sử dụng các biện pháp để bảo hộ sản xuất trên thế giới vì thế được dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng.
Là ngành hàng nằm trong nhóm xuất khẩu (XK) chủ lực, thời gian qua, thủy sản đối mặt không ít vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) từ nước ngoài. Tới đây, nguy cơ này còn lớn hơn khi xuất khẩu không ngừng tăng trưởng nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.
Việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) được Việt Nam xác định là một trong những giải pháp then chốt để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Năm 2022 và giai đoạn tới, công tác này sẽ tiếp tục được Bộ Công Thương đẩy mạnh với nhiều giải pháp đồng bộ.
Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới với 31 sản phẩm có kim ngạch hơn 1 tỉ USD/năm. Cùng với sự phát triển xuất nhập khẩu thì 15 năm qua tổng số vụ tranh chấp thương mại cũng tăng lên 10 lần.
Các doanh nghiệp cần xác định biện pháp PVTM là không thể tránh khỏi trong thương mại quốc tế, nên nâng cao năng lực pháp lý của doanh nghiệp khi tham gia các vụ kiện là điều tối cần thiết.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng, cạnh tranh tăng cao, Bộ Công Thương xác định các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) là công cụ hữu hiệu nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.
Thời gian qua, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, nhất là khi kim ngạch thương mại của Việt Nam tăng trưởng nhanh, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu.
Trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh, hàng hóa xuất khẩu phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) của các nước, làm giảm lợi thế cạnh tranh.
Số vụ kiện phòng vệ thương mại càng tăng, càng chứng tỏ sự hiện diện mạnh mẽ của hàng hóa Việt Nam ở thị trường thế giới. Do đó, doanh nghiệp Việt nên sẵn sàng để ứng phó với phòng vệ thương mại, thay vì phòng tránh như trước đây.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn tại thị trường các nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất nước sở tại phải đề nghị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
ASEAN hiện là một trong các thị trường điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Trước xu thế bảo hộ gia tăng, việc ứng phó kịp thời và xử lý hiệu quả các vụ kiện đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường này.
Hồ sơ của ngành sản xuất mía đường trong nước đã cung cấp một số thông tin, bằng chứng cho thấy có dấu hiệu đường mía Thái Lan lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) qua 5 nước ASEAN, đặc biệt là lượng nhập khẩu gia tăng đột biến từ 5 nước ASEAN.
Nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng, một trong những yêu cầu quan trọng là theo dõi sát diễn biến thị trường, cảnh báo được nguy cơ xuất hiện các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường xuất khẩu. Đây là chia sẻ của ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước, đã có dấu hiệu về các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác.
5 quốc gia xuất khẩu đường tăng mạnh vào Việt Nam, trong khi năng lực sản xuất thấp cần xem xét đến nguồn gốc xuất xứ cũng như hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Theo danh sách cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, hiện có nhiều mặt hàng, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu tiếp tục có nguy cơ bị nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).